Philippines chỉ trích Trung Quốc liên tục cản trở trên Biển Đông
Philippines bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc ngày càng tăng cường việc cảnh báo các tàu và máy bay của Philippines qua sóng radio khi các phương tiện này hoạt động gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
Ảnh vệ tinh chụp đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 4 (Ảnh: Reuters)
Hãng tin AP ngày 30/7 dẫn một báo cáo của chính phủ Philippines cho thấy chỉ tính riêng trong nửa cuối năm 2017, các máy bay quân sự của Philippines đã nhận được những lời cảnh báo qua sóng radio từ phía Trung Quốc ít nhất 46 lần trong khi tuần tra gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo cáo cho biết các thông điệp cảnh báo của Trung Quốc nhằm tăng cường chiến thuật của nước này đối với các phi công của Philippines – những người đang thực hiện công việc trinh sát hàng hải tại Biển Đông.
Báo cáo cũng nêu cụ thể trường hợp một máy bay của không quân Philippines nhận được cảnh báo cứng rắn khi tuần tra gần các đảo do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông hồi cuối tháng 1. Khi đó, các lực lượng Trung Quốc đã cảnh báo máy bay Philippines “đe dọa tới an ninh của đá Trung Quốc”, đồng thời yêu cầu máy bay này “rời đi ngay lập tức và tránh gây hiểu lầm”.
Không lâu sau đó, máy bay Philippines tiếp tục nhận được một lời đe dọa từ phía Trung Quốc.
“Máy bay quân sự Philippines, chúng tôi cảnh báo các bạn một lần nữa. Hãy rời đi ngay lập tức, nếu không các bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả có thể xảy ra”, báo cáo của Philippines tường thuật lại vụ việc.
Sau lời cảnh báo, phi công Philippines đã nhìn thấy hai tín hiệu pháo sáng được phóng từ đá do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Báo cáo của Philippines xác nhận đây là đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Hồi tháng 4 năm ngoái, các lực lượng Trung Quốc đã tìm cách cảnh báo qua sóng radio để xua đuổi hai máy bay quân sự của Philippines chở các quan chức quân sự và quốc phòng của nước này cùng các quan chức an ninh hàng đầu khác và 40 nhà báo tới đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các quan chức Philippines từng hai lần đề cập tới mối quan ngại về các cảnh báo qua sóng radio tại cuộc gặp với những người đồng cấp Trung Quốc ở Manila hồi đầu năm nay. Trước đây, những cảnh báo này thường được phát đi từ các tàu tuần duyên của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ nghi ngờ những cảnh báo này hiện được phát đi từ chính các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ phi pháp trên Biển Đông. Trên các đảo này, Bắc Kinh đã lắp đặt các hệ thống thông tin liên lạc và trinh sát mạnh hơn, ngoài các vũ khí như tên lửa đất đối không.
Khi được hỏi về những cảnh báo của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung tá Clay Doss thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ xác nhận các tàu và máy bay của Mỹ cũng nhận thấy có sự gia tăng về những cảnh báo này và dường như chúng xuất phát từ các cơ sở mới đặt trên mặt đất tại khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Trung tá Doss khẳng định điều này không ảnh hưởng tới các hoạt động của Mỹ. Các tàu và máy bay của Hải quân Mỹ vẫn liên lạc thường xuyên với các lực lượng hải quân trong khu vực, bao gồm cả hải quân Trung Quốc.
“Phần lớn các liên lạc này là chuyên nghiệp. Còn nếu không chuyên nghiệp, các vấn đề có thể được giải quyết bằng các kênh ngoại giao hoặc quân sự phù hợp”, Trung tá Doss nhấn mạnh.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Máy bay Philippines liên tiếp bị TQ xua đuổi ở Biển Đông
Philippines bày tỏ quan ngại khi máy bay của không quân nước này bị Trung Quốc xua đuổi bằng sóng radio trên Biển Đông.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan neo ở ngoài khơi Manila hồi tháng trước.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), đây là tiết lộ của chính phủ Philippines, trong bối cảnh tần suất Trung Quốc cảnh báo xua đuổi máy bay vào tàu Philippines ngày càng nhiều hơn.
Báo cáo cho biết, chỉ trong vòng nửa cuối năm 2017, máy bay Philippines đã nhận được 46 cảnh báo của Trung Quốc khi tuần tra Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc xua đuổi máy bay Philippines trong một lần vào cuối tháng 1 năm nay.
"Hãy rời khỏi khu vực ngay lập tức và giữ khoảng cách để tránh hiểu lầm", thông điệp Trung Quốc gửi đến phi công Philippines. Vài phút sau, máy bay Philippines lại nhận cảnh báo: "Máy bay quân sự Philippines, tôi cảnh báo một lần nữa, hãy rời đi ngay lập tức hoặc phải đối mặt với hậu quả".
Phi công Philippines sau đó đã "phóng hai quả pháo sáng" như một hành động đáp trả những cảnh báo từ Trung Quốc.
Các quan chức Philippines đã nêu vấn đề này với người đồng cấp Trung Quốc ở Manila hồi đầu năm nay. Hai quan chức Philippines yêu cầu được giấu tên khi tiết lộ các thông tin trên.
Người Philippines phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đây được cho là thách thức mới mà các quốc gia láng giềng phải đối mặt khi Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.
Thông thường, Trung Quốc thường gửi thông điệp cảnh báo bằng các tàu tuần tra. Nhưng quan chức Mỹ nghi ngờ rằng thông điệp giờ đã được gửi đi trực tiếp từ đảo nhân tạo do Trung Quốc kiểm soát trái phép.
Điều này chứng minh Trung Quốc đã lắp đặt các thiết bị liên lạc, giám sát hiện đại, cùng với các tổ hợp tên lửa phòng không trên đảo nhân tạo.
"Máy bay và tàu của chúng tôi liên tục nhận được tín hiệu radio cảnh báo từ chính các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông", tư lệnh Clay Doss, sỹ quan truyền thông của Hạm đội 7 nói.
Tư lệnh không quân Philippines, Trung tướng Galileo Gerard Rio Kintanar Jnr nói phi công Philippines đã hành xử một cách bình tĩnh trước những cảnh báo từ Trung Quốc và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
Không quân Philippines khẳng định cam kết bảo vệ chủ quyền thông qua các chuyến tuần tra, dù bị Trung Quốc liên tiếp cảnh báo.
Quan chức đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines hiện chưa bình luận về các thông tin trên.
Theo Danviet
Philippines khẳng định đang phản ứng Trung Quốc "âm thầm" trên Biển Đông Trước những thông tin nói rằng Philippines chưa hành động đúng mức về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, chính phủ nước này khẳng định họ vẫn đang có những hành động phản đối Trung Quốc, nhưng diễn ra trong âm thầm. Ông Harry Roque (Ảnh: Rappler) Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh dzRH, phát...