Philippines chào đón khách quốc tế sau 2 năm đóng cửa ‘dập’ COVID-19
Philippines đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài sau gần hai năm đóng cửa vì dịch COVID-19, như một nỗ lực thúc đẩy du lịch và các ngành công nghiệp liên quan.
Du khách nước ngoài đeo khẩu trang phòng dịch khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Manila ngày 10/2/2022. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, từ 10/2, du khách đến từ 157 quốc gia trong trường hợp đã tiêm chủng đầy đủ và xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sẽ được nhập cảnh vào Philippines và không phải tuân thủ quy định cách ly sau khi đến.
Chính phủ nước này cũng bỏ hệ thống phân loại nguy cơ trước đó quy định cấm du khách đến từ những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao.
“Chúng tôi đang bắt đầu một chương mới trên con đường phục hồi”, Bộ trưởng Du lịch Berna Romulo-Puyat phát biểu ngày 10/2. Bà cho biết việc mở cửa lại biên giới sẽ tái tạo thêm nhiều việc làm và doanh thu cho cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến ngành du lịch.
Đứng tại sảnh đến ở sân bay Philippines, du khách người Anh Ian Collins cho hay mình quay trở lại đây sau 2 năm vì thực sự yêu mến quốc gia này và muốn gặp những người bạn Philippines của mình. Trong khi đó, hành khách người Malaysia Shaun James Stickney chia sẻ đại dịch đã chia cách anh và người yêu sống tại Philippines suốt 2 năm. Anh đã đáp chuyến bay đầu tiên tới Manila ngay sau khi Philippines mở cửa để hội ngộ với người yêu.
Lực lượng Tuần duyên Philippines hướng dẫn du khách khi tới sân bay Manila ngày 10/2/202. Ảnh: AP
Video đang HOT
Philippines là một trong những quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa kéo dài nhất thế giới nhằm kiểm soát đại dịch đã gây ra suy thoái kinh tế tồi tệ nhất cho quốc gia Đông Nam Á này kể từ những năm 1940 và đẩy tỷ lệ thất nghiệp và nạn đói lên mức kỷ lục.
Theo thống kê của chính phủ, trên một triệu người Philippines đã mất việc làm trong các doanh nghiệp ngành du lịch chỉ trong năm đại dịch. Các điểm du lịch, bao gồm các bãi biển nổi tiếng và khu nghỉ dưỡng trên đảo trở thành các “thị trấn ma” trong thời kì đỉnh dịch. Bên cạnh đó, những vụ thiên tai như núi lửa phun trào và bão cũng khiến thiệt hại thêm trầm trọng.
Trước đó, chính phủ Philippines dự kiến mở cửa lại biên giới đón khách nước ngoài từ ngày 1/12/2021 song kế hoạch đã phải tạm hoãn vì số ca mắc COVID-19 tăng mạnh do sự xuất hiện của biến thể omicron. Trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, số ca mắc mới mỗi ngày đã tăng xấp xỉ gần 1.000 ca khi người dân tụ tập mua sắm và ăn uống bất chấp cảnh báo của chính quyền. Đến giữa tháng 1/2022, số ca mắc mới trong ngày chạm đỉnh, vượt 39.000 ca, sau đó dần hạ xuống. Trong ngày 10/2, Philippines ghi nhận thêm 4.575 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia lên 3.627.575 ca.
Tính đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 110 triệu dân Philippines có trên 60 triệu người hoàn thành tiêm đủ hai mũi vaccine và 8,2 triệu người được tiêm mũi tăng cường.
Ứng viên tổng thống Philippines thừa nhận từng hút ma túy đá vì "khờ khạo"
Cựu vận động viên đấm bốc, ứng viên tranh cử tổng thống Philippines năm 2022, Manny Pacquiao, cho biết ông từng "thiếu hiểu biết" và "ngây thơ" khi hút ma túy đá lúc còn trẻ.
Ứng viên tổng thống Philippines Manny Pacquiao (Ảnh: Reuters).
Ứng viên tổng thống Philippines Manny Pacquiao cho biết, ông đã từng "ngây thơ" và "thiếu hiểu biết" về luật pháp khi ông hút ma túy đá khi còn trẻ, nhưng nhấn mạnh rằng, những người vi phạm vào thời điểm hiện tại biết rõ ma túy là phạm pháp và xứng đáng bị trừng phạt.
Ông Pacquiao, một cựu vận động viên đấm bốc từng vô địch thế giới, là một trong những người từng ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte trong cuộc chiến ma túy gây tranh cãi đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Tuy nhiên, khi ra tuyên bố tranh cử năm sau, ông Pacquiao đã tách mình với ông Duterte, người đang đối mặt với cuộc điều tra quốc tế về cuộc chiến ma túy. Cuộc chiến này trở thành chủ đề chỉ trích của nhiều tổ chức vì nhiều trường hợp nghi phạm bị xử lý tại chỗ không qua xét xử.
Ông Pacquiao nói rằng, những nghi phạm nên được "trao cơ hội để tự bào chữa cho chính họ".
"Chúng ta phải giam giữ những kẻ sử dụng và buôn bán ma túy theo luật pháp", ông Pacquiao nói, cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến ma túy "theo cách đúng đắn".
"Trước đó, tôi đã khờ khạo, đó là lý do tôi từng dùng ma túy. Tôi không biết luật pháp", ông Pacquiao, 42 tuổi, người đang giữ một ghế trong Thượng viện Philippines, thừa nhận.
Năm 2016, ông Pacquiao gây "sốc" cho giới thể thao vì thừa nhận đã dùng ma túy đá khi còn là thiếu niên. Được biết tới với câu chuyện từ đứa trẻ đường phố vươn lên thành tay đấm nổi tiếng, ông Pacquiao đã phát đi thông điệp chống ma túy, tham nhũng và đói nghèo trong chiến dịch tranh cử nhằm kế thừa ông Duterte.
Dù là một nhân vật thể thao nổi tiếng và được công chúng yêu thích, nhưng trên đường đua tổng thống, ông đang phải đối mặt với những đối thủ khá mạnh. Một khảo sát hồi tháng 10 cho thấy, ông Pacquiao hiện chỉ nhận được 9% người ủng hộ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng ông sẽ không từ bỏ cuộc đua tới ghế tổng thống.
Ứng viên tổng thống Philippines xét nghiệm ma túy
Ông Ferdinand Marcos Jr. (Ảnh: AFP).
Bài phỏng vấn của ông Pacquiao được đăng tải trong bối cảnh Tổng thống Duterte trước đó cáo buộc một ứng viên tổng thống sử dụng ma túy, nhưng không nêu rõ tên người này.
Ngày 23/11, ông Ferdinand Marcos Jr., con trai của cựu tổng thống Ferdinand Marcos, tuyên bố đã đi làm xét nghiệm ma túy một ngày trước đó và đã nộp kết quả cho cảnh sát.
Ông Marcos Jr hiện đang là ứng viên sáng giá cho ghế tổng thống Philippines. Ông tuyên bố trên một đài truyền hình địa phương là mình có kết quả âm tính.
"Tôi thực sự không cảm thấy rằng tôi là người bị (ông Duterte) ám chỉ. Mặc dù vậy, tôi tin rằng nhiệm vụ của tôi với tư cách là ứng viên là đảm bảo với những người dân Philippines rằng tôi chống lại ma túy bất hợp pháp. Đây là lý do tại sao tôi đã làm bài kiểm tra ma túy vào ngày hôm qua", ông Marcos Jr. cho biết.
Trong khảo sát hồi tháng 10, ông Marcos Jr. được 47% người chọn là tổng thống tiếp theo của Philippines. Danh tiếng của ông càng nổi hơn sau khi con gái ruột của ông Duterte, Sara Duterte-Carpio, tuyên bố liên danh tranh cử với ông và bà Duterte-Carpio chạy đua chức phó tổng thống.
Lạm phát, thực phẩm đắt đỏ làm khó mâm cơm của người châu Á Theo sau đại dịch, giá lương thực thế giới chạm ngưỡng cao nhất một thập kỷ đang khiến nhiều người dân châu Á lao đao lo cho từng bữa cơm gia đình. Ở các nền kinh tế châu Á giàu có hơn, như Singapore và Hong Kong, cũng xảy ra tình trạng "thắt lưng buộc bụng" đối với thực phẩm. Ảnh: Reuters Thời...