Philippines cấm nhân viên y tế ra nước ngoài làm việc
Philippines cấm bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác ra nước ngoài làm việc trong thời gian đất nước đối phó khủng hoảng Covid-19.
Cơ quan Quản lý Việc làm ở Nước ngoài của Philippines hôm qua thông báo cấm các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc vào thời gian đất nước đang trong tình trạng khẩn cấp do đại dịch Covid-19, gồm 14 công việc được xác định là “nhiệm vụ quan trọng” như bác sĩ, y tá, nhà vi trùng học và dược sĩ.
Lệnh cấm cũng bao gồm các kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị bệnh viện, điều dưỡng và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, những người “không dễ dàng thay thế”.
Philippines hiện ghi nhận gần 4.200 ca nhiễm nCoV và hơn 220 trường hợp đã tử vong, là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, sau Malaysia. Hơn 200 nhân viên y tế đã nhiễm virus, trong đó ít nhất 10 người chết.
Thủ đô Manila đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, khiến người dân các thị trấn xung quanh chịu ảnh hưởng nặng nề. Những lao động tự do như tài xế xe ba bánh, người bán hàng rong đều không thể vào trung tâm để mưu sinh.
Nhân viên y tế tại điểm xét nghiệm nCoV ở bệnh viện đa khoa thành phố Quezon, thuộc vùng thủ đô Manila của Philippines, hôm 6/4. Ảnh: Philstar.
Covid-19 cũng đang đe dọa hệ thống y tế vốn yếu kém ở Philippines, một trong những quốc gia có tỷ lệ bác sĩ trên dân số thấp nhất khu vực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Philippines chỉ có 6 bác sĩ/10.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 23 và Malaysia là 15,36. Hàng nghìn chuyên gia y tế Philippines đã ra nước ngoài làm việc. Theo dữ liệu, hơn 30.000 bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên y tế đã rời Philippines vào năm 2010.
Đại dịch cũng khiến kiều hối từ người Philippines đang làm việc ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/10 GDP, có thể giảm tới 30% trong năm nay do hàng nghìn lao động phải về nước, Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Ernesto Pernia cho hay.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,7 triệu người nhiễm bệnh và hơn 102.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 500.000 ca nhiễm và gần 18.800 ca tử vong.
Huyền Lê
Video đang HOT
Trung Quốc tàn phá san hô Biển Đông sau những cuộc quân sự hóa
Việc Trung Quốc đánh cá bừa bãi, xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông có thể cản trở nỗ lực của chính Trung Quốc trong việc phục hồi môi trường ở vùng biển nhạy cảm này. Theo các chuyên gia, nỗ lực này cũng là một cách Bắc Kinh chiếm đóng Biển Đông.
Thợ lặn Trung Quốc đánh bắt san hô ở tỉnh đảo Hải Nam - Ảnh: Tân Hoa Xã
Những lời cáo buộc Trung Quốc tiêu diệt san hô Biển Đông
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 21.12 nhắc hồi năm 2016, từ đơn kiện của Philippines, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) đã tuyên hoạt động cải tạo đất-xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc đã "gây tổn thất nặng nề cho môi trường san hô".
PCA cũng phát hiện Trung Quốc biết rõ sự tổn hại từ nạn đánh cá trái phép đã khiến hệ san hô bị tác động, và Trung Quốc đã không thể ngăn chặn những hoạt động này.
Theo báo Economis t của Anh, từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo đất và phá hủy các bãi san hô ở Biển Đông để xây 7 căn cứ quân sự lớn, có đủ cảng, đường băng cho máy bay cất - hạ cánh và trạm radar, ụ tên lửa. Chức năng của các đảo nhân tạo có tổng diện tích 3,5 triệu km2 là "tàu sân bay không thể chìm", nhằm để Bắc Kinh ngang ngược ấn định chủ quyền vùng biển phong phú tài nguyên và hải sản này.
Một nghiên cứu của Đại học British Columbia (ở Canada) nói nguồn tài nguyên biển ở Biển Đông đã suy giảm từ 5% đến 30% trong tổng cấp độ hồi 1950, chỉ vì nạn đánh bắt bừa bãi, thảm động-thực vật nay trở nên hiếm hoi.
Báo cáo viết: "Hậu quả của những tác động tới các bãi san hô, cùng với sự thay đổi thủy động lực thay đổi và các chất dinh dưỡng được giải phóng, là khả năng gây ra hậu quả sinh thái trên diện rộng và lâu dài cho các rạn san hô bị ảnh hưởng và rộng hơn là hệ sinh thái của quần đảo Trường Sa và có thể là xa hơn nữa".
SCMP cũng viết từ năm 2013 đến 2016, các cuộc xây dựng đảo nhân tạo để lập căn cứ quân sự Trung Quốc đã phá nát các bãi san hô: "Riêng tàu cuốc Thiên Tân đã chở 4.500 mét khối vật liệu/giờ, đủ đổ gần đầy hai hồ bơi tiêu chuẩn thi đấu Olympic".
Nhà sinh học biển Johnn MacManus thuộc Đại học Miami (Mỹ) viết: Khâu nạo vét "đã giết chết mọi thứ" sống quanh các bãi san hô này.
Đá Xubi của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm - Ảnh: EPA
Kế hoạch phục hồi 10 năm được tung ra là một trong nhiều cách chiếm đóng Biển Đông của Bắc Kinh
SCMP nêu từ lâu Trung Quốc đã biết sự suy thoái môi trường ở vùng biển nhạy cảm, nhưng những năm tháng tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng đã che mờ nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xử lý vấn nạn này. Bắc Kinh tuyên bố đã phục hồi các bãi san hô bị hủy diệt, nhưng không thể rõ khâu phục hồi này có hiệu quả hay không.
Trong tháng 12 này, chuyên gia của nhiều cơ quan - gồm Viện Hải dương Nam Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) và Học viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc (CAFS) - sẽ lập một Hiệp hội bảo vệ các bãi san hô Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam, và tổ chức này sẽ do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc quản lý.
Theo kế hoạch hành động 10 năm vừa được Bộ trên công bố, Trung Quốc phải hạn chế sự xói mòn của san hô ở các bãi chính, và lập các khu bảo tồn để bảo vệ 90% san hô của Biển Đông kể từ năm 2030.
Đi kèm kế hoạch này, một báo cáo của CAS nói hệ san hô ở Biển Đông đã bị suy thoái nặng, nhưng quần đảo Trường Sa (của Việt Nam- ND) có sự đa dạng san hô lớn nhất.
Báo cáo viết: "Vài năm qua, từ tác động chung của hoạt động của con người và sự thay đổi thời tiết, diện tích các bãi san hô ở nhiều khu vực khác nhau đã bị giảm. Hoạt động của con người được cho là nguyên nhân lớn của sự suy thoái của lớp san hô ở Nam Hải".
Hồi tháng 1.2019, Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này đã lập các cơ sở bảo tồn-phục hồi sự tăng trưởng của san hô ở Đá Chữ Thập, Đá Xubi và Đá Vành Khăn. Đây là 3 trong 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu cá Trung Quốc "tấn công" Biển Đông - Ảnh: Getty Images
Ông David Baker, một giáo sư ngành khoa học thủy sản ở Đại học Hồng Kông, nói Trung Quốc đang có một giải pháp "từ ngọn đến gốc" để bảo vệ hệ sinh thái Biển Đông, với sự thực thi các biện pháp khác như cấm đánh cá kể từ mùa hè 2019.
Ông cảnh báo: "Tôi nghĩ một trong những điều đi kèm với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông, chính là việc quản lý môi trường. Điều tôi thật sự lo ngại về việc bảo tồn Biển Đông đang bị xem thường, bởi bối cảnh chính trị-xã hội cho đến các nhóm lợi ích, nhất là ngành đánh cá rất quyền lực".
Công tác bảo tồn của Trung Quốc cũng có thể bị các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông đánh giá là một động thái của Bắc Kinh, nhằm mở rộng quyền kiểm soát vùng biển này.
Một trong những cách chiếm đóng Biển Đông của Trung Quốc
Hồi đầu năm 2019, nghị sĩ Gary Alejano của Philippines nói việc phục hồi hệ sinh thái Biển Đông "có thể là một trong những cách chiếm đóng Biển Đông của Trung Quốc".
Nhà khoa học chính trị Richard Heydarian của Đại học De La Salle (ở Manila, Philippines) nói đã có một cuộc tranh luận nghiêm túc, về trình tự đàm phán về Biển Đông và liệu hợp tác, bao gồm bảo vệ môi trường, có nên đi trước vấn đề xác lập ranh giới và giải quyết các yêu sách lãnh thổ.
Ông nói: "Xem ra quan điểm của Trung Quốc là "Chúng ta có thể tiến tới với sự hợp tác môi trường ngay từ sớm" thúc đẩy, trong khi các nước nhỏ lo sợ quan điểm này có thể được sử dụng để củng cố yêu sách chủ quyền bành trướng của Trung Quốc".
Ông Heydarian cũng nói: "Tuy nhiên, vấn đề là một quả bom hẹn giờ môi trường suy thoái đang vượt qua các cuộc đàm phán về chủ quyền và biên giới vốn diễn ra ở tốc độ bò như sên".
Trong khi đó, ông Hu Bo, lãnh đạo tổ chức nghiên cứu Sáng kiến Tình hình chiến lược biển Nam Hải (thuộc đại học Bắc Kinh), nói khi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đàm phán để đạt tới Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thì nên có một điều khoản về bảo vệ môi trường.
Ông Hu Bo nói nỗ lực bảo tồn của Trung Quốc liên quan các nước láng giềng là rất khó, nhưng Bắc Kinh nên khởi động một cuộc hợp tác quốc tế không liên quan chuyện tranh chấp Biển Đông.
Mỹ Trinh ( theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Theo motthegioi.vn
Sốc: MH370 có thể đã hạ cánh ở sân bay này Sau khi chuyên gia hàng không Ai Cập Ismail Hammad tuyên bố trong báo cáo của mình rằng chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines có thể đã hạ cánh trên một sân bay xa xôi của Philippines. Một sân bay nhỏ trên một hòn đảo thuộc Philippines có thể là nơi những tên không tặc lựa chọn để máy bay MH370 hạ cánh,...