Philippines cấm đốt pháo vào dịp Năm mới 2022
Ngày 29/12, một quan chức Chính phủ Philippines cho biết nước này quyết định cấm đốt pháo để tránh rủi ro người dân bị thương trong các hoạt động đón Năm mới 2022.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo Thứ trưởng Nội vụ Jonathan Malaya, Bộ trưởng Nội vụ Eduardo Ano đã yêu cầu chính quyền các địa phương và cảnh sát quốc gia phạt các đơn vị sản xuất, bán và người đốt pháo trái phép. Theo Thứ trưởng Malaya, cảnh sát và chính quyền địa phương sẽ có quyền tịch thu và tiêu hủy các loại pháo cũng như thiết bị bắn pháo hoa bị cấm.
Bộ Y tế Philippines cho biết số người bị thương do bắn pháo hoa kể từ ngày 25 – 29/12 đã tăng lên 25 người, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Theo bộ này, các nạn nhân chủ yếu là trẻ vị thành niên, từ 9 đến 16 tuổi. Chính phủ Philippines khuyến nghị người dân lựa chọn những vật dụng thay thế như các thiết bị tạo ra âm thanh và ánh sáng nhằm hạn chế nguy cơ bị thương hoặc nguy hiểm tính mạng.
Video đang HOT
Năm ngoái, Chính phủ Philippines cũng đã cấm đốt pháo và kêu gọi người dân tham gia vào các hoạt động bắn pháo hoa cộng đồng. Tuy nhiên, đã có ít nhất 1 người tử vong và 50 người khác bị thương trong dịp lễ Giáng sinh và đón Năm mới 2021.
Philippines thấy cần đẩy mạnh và cải thiện các điều kiện tìm kiếm thăm dò dầu khí
Cơ quan thông tấn Philippines cho biết, ngành công nghiệp thượng nguồn của Philippines đã suy giảm đều đặn về các hoạt động thăm dò kể từ năm 2010.
Với các hoạt động khoan thưa thớt, Philippines đang đi sau các nước láng giềng châu Á trong việc tìm kiếm trữ lượng hydrocacbon mới.
Giàn khai thác ở mỏ khí Malampaya, Philippines.
Những lý do khiến các hoạt động thăm dò dầu khí bị đình trệ trong những năm gần đây, bao gồm giá dầu thế giới giảm trong giai đoạn 2010-2017 cũng như các vấn đề địa chính trị, trong đó gặp phải sự ngăn cản hoạt động thăm dò ở các khu vực như Biển Tây Philippines.
Chính phủ Philippines cũng cần phải rõ ràng về các quy tắc và tôn trọng sự ổn định của các hợp đồng để khuyến khích các nhà đầu tư vào thăm dò dầu khí, để có đủ quyền lực để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ Philippines đánh giá tầm quan trọng của nguồn khí đốt trong nước, bổ sung cho các nguồn năng lượng như thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, than và năng lượng tái tạo, để đảm bảo an ninh năng lượng.
Các nhà đầu tư nước ngoài ở Philippines, trong đó có Shell - công ty đang điều hành và phát triển dự án khí đốt để phát điện điện ở khu vực nước sâu Malampaya, cho biết Philippines cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động thăm dò dầu khí để đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho đất nước trong tương lai.
Khí đốt cũng giảm sự phụ thuộc của đất nước vào nhập khẩu than và nhiên liệu hầm lò, đồng thời sẽ tạo ra thu nhập từ việc bán condensate, một sản phẩm phụ của khí tự nhiên.
Khí tự nhiên cũng là một nguồn năng lượng sạch hơn, giúp chuyển đổi nền kinh tế sang năng lượng sạch, phù hợp với tiến trình giảm thải carbon toàn cầu.
Người dân nhiều nước vội vã đi tiêm chủng do lo ngại các biện pháp phòng dịch siết chặt Việc chính quyền một số nước chuẩn bị tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt cũng như áp dụng các hình thức xử phạt những người trốn tránh tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã khiến số người đi tiêm chủng tăng vọt trong những ngày qua. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines,...