Philippines bị Trung Quốc tố “ngược” chuyện Biển Đông
Trung Quốc hôm nay (5/9) đã tố ngược Philippines cố tình khuấy tung căng thẳng trong cuộc tranh chấp các bãi đá, bãi cạn ở Biển Đông, nói rằng Manila đang “gây rối không vì lý do gì ở vùng lãnh thổ thực chất thuộc Trung Quốc”.
Tàu chiến Trung Quốc hiện diện ở bãi cạn Scarborough.
Tranh chấp Biển Đông leo thang nghiêm trọng trong những năm gần đây khi Trung Quốc sử dụng sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của nước này để đòi chủ quyền một cách thái quá đối với gần như toàn bộ khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên, gây lo ngại về một cuộc xung đột có thể xảy ra.
Tuần này, Philippines tố cáo rằng, Trung Quốc có kế hoạch chiếm bãi cạn Scarborough trước khi một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (CoC) chính thức có hiệu lực. Theo giới chức Philippines cho hay, Trung Quốc đã đưa rất nhiều khối đá bê tông đến đây để chuẩn bị cho hoạt đông xây dựng nhằm khẳng định chủ quyền ở bãi cạn đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước.
Diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc sắp có cuộc gặp với 10 nước ASEAN trong tháng này nhằm bàn về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (CoC). Bộ quy tắc mang tính ràng buộc này sẽ thay thế cho Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông – một thỏa thuận xây dựng lòng tin không có tính ràng buộc về cách ứng xử trên biển được Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002.
Bình luận về những lời tố cáo mới nhất của phía Manila, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Hồng Lỗi cho rằng, “chính Philippines mới là nước gây rối”. “Bãi cạn Scarborough thực chất là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Philippines nên tôn trọng chủ quyền Trung Quốc”.
“Nếu Philippines thực sự chú ý đến điều đó và quan tâm về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, họ phải thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và tạo một môi trường cũng như điều kiện thật tốt cho các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử, không gây rắc rối chẳng vì lý do gì và gây ra các vụ việc”, ông Hồng Lỗi đã nói như vậy tại cuộc họp báo.
Video đang HOT
Ở thủ đô Manila, Bộ Quốc phòng Philippines hôm nay đã cho công bố những bức ảnh mới mà hệ thống do thám trên không của họ thu thập được cho thấy tàu thuyền Trung Quốc đang hiện diện ở bãi cạn Scarborough và khoảng 75 khối bê tông đã được đổ khắp khu vực trải rộng khoảng 2 hec ta ở đây cùng với những thứ giống như các cột trụ ở ngay cửa ngõ của bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này thực chất chỉ là một bãi đá nhưng vị trí của nó chứa đựng ý nghĩa kinh tế và chính trị rất lớn. Nằm trên Biển Đông, bãi cạn Scarborough là một khu vực chiến lược cho các chiến dịch quân sự. Ngoài ra, các nhà khoa học còn dự đoán, nơi đây có thể chứa những nguồn trữ lượng dầu mỏ tiềm năng.
Bãi cạn Scarborough là nơi chứng kiến cuộc chạm trán giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái. Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn một năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực sau cuộc đối đầu căng thẳng nói trên. Điều đáng nói là, Trung Quốc hiện giờ trên thực tế đang kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Theo_VnMedia
Mỹ làm gì để ngăn chặn nguy cơ xung đột Biển Đông?
Một quan chức cấp cao Mỹ bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước ASEAN tiến hành sớm một cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sau nhiều lần gây căng thẳng.
Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy thực hiện DOC
Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, ông Joe Yun cho rằng, Trung Quốc và 10 nước thành viên Đông Nam Á (ASEAN) dường như đã đạt được một bước tiến rõ ràng thông qua cuộc họp chuyên cấp diễn ra hồi tuần trước tại Bangkok, Thái Lan.
Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông.
"Tôi cho rằng một ngày nào đó, cũng có thể là trong năm nay, họ sẽ tuyên bố một cuộc đàm phán chính thức về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông", dẫn lời ông Joe Yun phát biểu trước Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế.
Ông Joe Yun nói thêm rằng: "Nếu điều đó diễn ra, chúng ta sẽ rất hoan nghênh bởi chúng ta hiểu rằng Bộ Quy tắc ứng xử COC là chìa khóa giải quyết vấn đề nhằm mang lại hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ trên biển thời gian qua".
Theo Tân Hoa Xã ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi trong cuộc họp báo cùng ngày đã cho biết, Trung Quốc và 10 thành viên của ASEAN đã gặp mặt và thảo luận vấn đề Biển Đông. Đây là cuộc họp chung lần thứ tám của các bên trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) diễn ra tại Bangkok vào ngày 29/5.
Người phát ngôn Hồng Lỗi còn cho biết rằng, cuộc họp có ý nghĩa quan trọng và thể hiện được những bước tiến tích cực trong việc thực hiện DOC trong năm 2012, bao gồm cả việc hợp tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái biển...
"Các bên đã hoàn toàn nhất trí và thực hiện hiệu quả DOC, đồng thời vạch ra kế hoạch thực hiện trong năm 2013-2014", ông Hồng Lỗi cho biết.
Ngoài ra, cuộc họp lần này đã xem xét phương thức thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, nâng cao sự hiểu biết về Bộ quy tắc này ở các nước. Các bên cũng nhất trí duy trì đối thoại và đàm phán, đưa ra quyết định tổ chứa cuộc họp chung lần thứ chín vào cuối năm nay tại Bắc Kinh.
Mỹ sẽ công bằng về vấn đề Biển Đông
Căng thẳng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang diễn ra trong nhưng năm gần đây giữa Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei, Nhật Bản... với Trung Quốc. Philippines hồi đầu năm nay đã đệ đơn lên tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ.
Các chiến đấu cơ của Mỹ có mặt tại một số căn cứ quân sự ở châu Á. Mỹ đang thực sự quan tâm vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ảnh: Japantimes
Khu vực mở rộng ở ngoài khơi vùng biển Philippines và Đài Loan cũng gây tranh chấp. Trung Quốc và Nhật Bản thời gian qua vẫn đang "nóng" vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi được nhận định là giàu tài nguyên biển trên vùng biển Hoa Đông.
Ông Joe Yun nhắc lại rằng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Mỹ không đứng về phía nước nào mà sẽ dựa vào Bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột.
Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức cấp cao, có thể coi là "nhân vật trung gian" lên tiếng về vấn đề tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trong khu vực.
Cách đây hai ngày, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á Richard C. Bush III trước thềm cuộc gặp của ông Obama và ông Tập Cận Bình cũng cho biết, vấn đề tranh chấp trên sẽ được đưa vào chương trình nghị sự, đồng thời khẳng định, Mỹ luôn đặt mối quan tâm đến các vấn đề phù hợp với luật pháp Quốc tế, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp hàng hải.
Theo vietbao
ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc ở Biển Đông Các quốc gia Đông Nam Á hôm qua (14/8) đã cam kết phối hợp đoàn kết với nhau trong nỗ lực gây sức ép với Trung Quốc để cường quốc này chấp nhận tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tình ràng buộc ở Biển Đông nhằm quản lý các cuộc tranh chấp hàng hải đang nóng bỏng hiện nay. Ngoại...