Philippines bắt chính trị gia nghi giết người chống tham nhũng
Philippines thông báo bắt được hai chính trị gia liên quan đến vụ sát hại một nhà hoạt động chống tham nhũng nổi tiếng sau hơn ba năm lẩn trốn.
Hai anh em Reyes bị truy nã vì liên quan đến vụ sát hại một nhà hoạt động đối lập. Ảnh: Inquirer.
Hai anh em Joel Reyes, cựu tỉnh trưởng tỉnh đảo Palawan, và Mario Reyes, cựu thị trưởng thị trấn Coron, tỉnh Palawan, bị bắt hôm qua tại đảo du lịch Phuket, Thái Lan, AFP dẫn lời người phát ngôn tổng thống Philippines Herminio Coloma nói.
Anh em Reyes đối mặt với cáo buộc giết người liên quan đến cái chết của Gerry Ortega, một nhà hoạt động vì môi trường nổi tiếng ở Palawan, năm 2011. Ortega từng sử dụng một chương trình phát thanh do ông dẫn để cáo buộc anh em Reyes nhận hối lộ lớn, tố Joel bòn rút hàng triệu USD doanh thu từ một mỏ khí đốt ngoài khơi Palawan.
Joel và Mario biến mất từ đầu năm 2012, sau khi có lệnh bắt người. Ông Coloma cảm ơn Interpol và cảnh sát Thái Lan đã hỗ trợ bắt người và không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Video đang HOT
Ortega bị bắn thẳng vào đầu khi đang đi mua sắm tại thành phố Puerto Princesa, thủ phủ tỉnh Palawan. Tay súng bị bắt khi đang tìm cách trốn thoát. Cảnh sát cho biết vũ khí hắn sử dụng thuộc về một trong những luật sư của Joel.
Patty Ortega, vợ của nhà hoạt động bị sát hại, nói đội đặc nhiệm, thành lập để bắt hai nghi phạm, đã báo tin cho bà. Bà cảm thấy nhẹ nhõm nhưng vẫn lo ngại anh em Reyes thoát tội.
“Chúng tôi biết họ có nhiều lợi thế. Họ có tiền, sự ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi nghĩ có thể xảy ra chuyện gì đó”, bà cho biết. “Tôi muốn chứng kiến họ bị còng tay ra trình diện trước tòa và ngồi tù”.
Như Tâm
Theo VNE
Rút ruột chục triệu USD tiền công quỹ
Rút ruột công quỹ 9,3 triệu USD, nhân vật chóp bu trong đường dây tham nhũng "khủng" có tới 70 cán bộ công chức, chính trị gia và chủ doanh nghiệp tham gia đã phải lĩnh án 11 năm tù. Đáng nói, bê bối này xảy ra ở Malawi một trong những nước nghèo nhất châu Phi, với 40% ngân sách phụ thuộc nguồn viện trợ nước ngoài
Oswald Lutepo được dẫn giải đến tòa
Tỷ phú sa lưới
Ngày 4-9, Tòa án tối cao tại thành phố Zomba, miền nam Malawi đã kết án doanh nhân Oswald Lutepo, 37 tuổi 11 năm tù vì 2 tội danh là âm mưu lừa gạt chính quyền và "rửa tiền". Tin của VOA News cho biết, Lutepo bị bắt năm 2013 vì tình nghi nhận tiền từ Chính phủ thông qua các công ty "ma" vốn không liên quan đến dịch vụ công.
Người này bị cáo buộc bòn rút khoảng 9,3 triệu USD trong vụ bê bối biển thủ công quỹ lên tới 32 triệu USD liên quan đến 70 cán bộ công chức, chính trị gia và chủ doanh nghiệp cũng bị bắt hồi năm 2013. Như vậy, thành viên cao cấp của đảng cầm quyền năm 2013 (Đảng Nhân dân - PP) này đã trở thành người thứ bảy bị bỏ tù liên quan đến vụ tham nhũng chấn động ở Malawi.
Trước khi tòa ra phán quyết, Lutepo nói với truyền thông rằng, anh ta chỉ là "cá nhỏ" trong vụ "Cashgate", đồng thời kêu gọi những người khác nên thú nhận tội lỗi của mình. Sau phiên tòa, Lutepo cho rằng bản án không công bằng và có thể sẽ kháng án. Ông Reyneck Matemba - Cục phó Cục Chống tham nhũng của Malawi cho biết, lời khai của Lutepo đã giúp ích nhiều cho cơ quan điều tra mở rộng vụ án và bản án này là hợp lý.
Tuy nhiên, nhiều người dân Malawi chưa hài lòng với bản án nói trên. Dreck Makwangwala, một cư dân của thị trấn Chinamwali ở Zomba nói: "Số tiền mà anh ta đánh cắp đủ trang trải cho các bệnh viện và các công trình phát triển khác ở Malawi. 11 năm tù là chưa đủ với tội ác mà ông ta đã gây ra". Chung quan điểm, ông Benjamin Chaula, một cư dân Blantyre cho rằng: "Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều, từ đường sá, y tế đến giáo dục, tất cả đều bị ảnh hưởng từ vụ việc này. Nếu là án chung thân thì sẽ công bằng hơn". Được biết, Lutepo đang phải sử dụng xe lăn và đã hoàn trả một phần tiền mà anh ta đánh cắp.
Chưa thể "nhổ tận gốc" tham nhũng
Vụ bê bối tham nhũng được gọi là "Cashgate" gây sốc cho Malawi khi nó vỡ lở vào năm 2013. Theo DW, vụ "Cashgate" đã khiến nhiều nhà tài trợ, bao gồm Liên minh châu Âu, rút lại viện trợ vốn đóng góp tới 40% ngân sách quốc gia Malawi. Tổng thống đương nhiệm Peter Mutharika sau đó đã kêu gọi Ngân hàng Thế giới tăng thêm viện trợ cho nước này, tháng 7-2015, ông Peter Mutharika đã phải hủy bỏ chuyến tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Botswana để tiết kiệm ngân sách.
Sự việc vỡ lở cũng đã dẫn đến việc Tổng thống đương nhiệm khi đó là bà Joyce Banda mất chức. Bà Banda giữ chức Tổng thống Malawi từ tháng 4-2012 đến tháng 5-2014 và năm 2014 còn được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất châu Phi. Lupeto khẳng định, bà Joyce Banda, nữ Tổng thống đầu tiên ở miền Nam châu Phi đã lợi dụng anh ta để cướp bóc tài nguyên đất nước.
Dù cựu Tổng thống từng lên tiếng phản bác nhưng Cục Chống tham nhũng Malawi vẫn thu thập bằng chứng về mối liên hệ giữa bà Banda với "Cashgate", và có thể buộc bà này phải về nước để thẩm vấn. Bà này đã rời khỏi Malawi theo một cam kết riêng từ cuối tháng 6-2014 và hiện đang ở Nam Phi.
Với một số người thì bản án nói trên không có tác dụng trong việc chống tham nhũng ở tầng lớp quan chức Chính phủ. "Quan trọng là chúng ta phải nhổ tận gốc. Chúng ta chỉ có thể nhổ bật nạn tham nhũng nếu tìm được nhân vật chính chứ không phải là nhánh nhỏ trong đường dây lừa đảo", Ernest Thindwa, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Malawi nhận định.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc sợ nhất tham nhũng Trong bối cảnh kinh tế u ám, Trung Quốc còn phải đối mặt với nỗi lo đáng sợ không kém là cuộc khủng hoảng vì nạn tham nhũng có thể đe dọa sự sinh tồn của Đảng Cộng sản nước này (CPC). Những số liệu mới nhất công bố hôm 8-9 tiếp tục cho thấy sự ảm đạm trong cả kim ngạch xuất...