Philippines: Bắc Kinh đang ‘lừa dối những người Trung Quốc tử tế’
Trước tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc bảo rằng nước này là một nạn nhân trong vấn đề Biển Đông, Bộ Quốc phòng Philippines nói chính quyền Trung Quốc “bị rối vì liên tục bóp méo sự thật và tìm cách lừa dối những người Trung Quốc tử tế” .
Người dân Philippines biểu tình phản đối hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông – Ảnh: Reuters
Báo Philippine Star cho biết tuyên bố hôm 16.7 của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines, ông Peter Galvez có đoạn: “Chính quyền Trung Quốc thực sự quá rối bởi vì liên tục bóp méo sự thật và tìm cách lừa dối những người Trung Quốc tử tế”.
Ông Galvez nhấn mạnh một đất nước đi xâm chiếm lãnh thổ của nước khác thì không thể gọi là nạn nhân: “Anh có thể gọi kẻ khổng lồ giựt con cá khỏi tay một đứa nhỏ là nạn nhân được không? Những nhà lãnh đạo ở Trung Quốc quá rối. Họ cần phải lắng nghe tiếng nói của những cử tri Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, những người đang kêu gọi chấm dứt sự bắt nạt này, mà ai cũng biết là nhằm mục tiêu chuyển sự chú ý khỏi các vấn đề nội bộ của họ”.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc là nạn nhân trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông (?) và nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa án quốc tế đang phân xử vụ Philippines kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý nuốt trọn gần cả Biển Đông.
Con tàu BRP Sierra Madre của Philippines trên bãi Cỏ Mây – Ảnh: Reuters
Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố nước này sẽ tiếp tục các hoạt động sửa chữa, gia cố con tàuBRP Sierra Madre bị mắc cạn từ năm 1999 tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Thủy quân lục chiến Philippines đang đóng trên tàu BRP Sierra Madre, và thời gian qua Trung Quốc liên tục ngăn cản các tàu thuyền tiếp tế cho BRP Sierra Madre.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tổng thống Nga: Lập tòa án quốc tế vụ MH17 là 'phản tác dụng'
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16.7 cho biết việc thiết lập tòa án quốc tế để xét xử những ai đứng sau vụ bắn hạ máy bay của hãng Malaysia Airlines (chuyến bay MH17) ở miền đông Ukraine là "phản tác dụng".
Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định quan điểm của Nga: lập tòa án quốc tế xử hung thủ bắn hạ MH17 là &'phản tác dụng' - Ảnh: Reuters
Ông Putin đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 16.7, theo AFP.
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải thích chi tiết quan điểm của Nga liên quan đến đề xuất hấp tấp và phản tác dụng của nhiều quốc gia về việc thiết lập tòa án quốc tế để khởi tố hình sự những cá nhân liên quan đến vụ MH17", AFP dẫn lại thông cáo từ điện Kremlin.
Hôm nay 17.7 đánh dấu một năm trôi qua kể từ khi chiếc máy bay Boeing 777-400 của Malaysia Airlines (chuyến bay số hiệu MH17) chở 298 người bị rơi tại khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine vào ngày 17.7.2014 khiến tất cả người trên máy bay thiệt mạng.
Trong tuần này, chính phủ Malaysia, Úc, Bỉ, Hà Lan và Ukraine kêu gọi các thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc ủng hộ đề xuất lập toà án quốc tế để tìm công lý cho các nạn nhân trong vụ MH17. Chính phủ Malaysia đã trình một dự thảo nghị quyết lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, đề nghị lập tòa án quốc tế xét xử hung thủ bắn hạ MH17.
Phái đoàn ngoại giao 5 quốc gia trên đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Gennady Gatilov tại thủ đô Moscow (Nga) vào ngày 13.7, kêu gọi Nga ủng hộ đề xuất của Malaysia và bỏ phiếu ủng hộ dự thảo trên, theo trang tin Sputnik (Nga) ngày 14.7.
Tuy nhiên, chính phủ Nga phản đối đề xuất này. Ông Gatilov cũng đã gọi đề xuất của Malaysia là "không đúng thời điểm và phản tác dụng", cho rằng cuộc điều tra vụ bắn hạ MH17 cần phải được hoàn tất trước khi có những biện pháp tiếp theo.
Các điều tra viên của Hà Lan, quốc gia đứng đầu cuộc điều tra quốc tế vụ MH17, dự kiến sẽ công bố bản báo cáo điều tra cuối cùng vào đầu tháng 10.2015.
Chính quyền Ukraine và nhiều nước phương Tây cáo buộc phe ly khai thân Nga đã bắn hạ MH17 ở miền đông Ukraine, cho rằng phe ly khai dùng tên lửa đất đối không BUK do Nga cung cấp. Tuy nhiên, chính phủ Nga và phe ly khai bác bỏ cáo buộc này và cho rằng chính quân đội Ukraine đã bắn hạ MH17.
Một tay súng phe ly khai canh gác hiện trường MH17 ở miền đông Ukraine năm 2014 - Ảnh: Reuters
Rò rỉ thông tin điều tra MH17 với mưu đồ chính trị
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Mark Rutte, Tổng thống Putin khẳng định tất cả cuộc tra liên quan đến thảm họa MH17 phải được hoàn tất trước khi có bất kỳ quyết định nào về việc xét xử hung thủ.
Các điều tra viên Hà Lan đã công bố báo cáo điều tra sơ bộ hồi năm 2014, phát hiện MH17 bị bắn hạ bởi "những vật thể có năng lượng cao", trong khi bản dự thảo báo cáo điều tra chính thức cuối cùng đã được bí mật gửi cho chính phủ các nước hồi tháng 6.2015.
Tổng thống Putin gọi những bản tin từ báo đài phương Tây đưa thông tin rò rỉ từ cuộc điều tra "rõ ràng là chính trị hóa". Chẳng hạn, đài CNN (Mỹ) trước đó từng dẫn lại những nguồn tin giấu tên cho rằng dự thảo báo cáo điều tra phát hiện phe ly khai đã bắn hạ MH17.
Ông Oleg Storchevoy, người đứng đầu cơ quan quản lý hàng không Rosaviatsia của Nga, ngày 16.7 nói ông đã nhận được bản dự thảo báo cáo điều tra chính thức của các điều tra viên Hà Lan. Ông Storchevoy cho biết sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến dự thảo báo cáo điều tra cho đến khi bản báo cáo điều tra chính thức được công bố.
Tuy vậy ông Storchevoy lập lại hai giả thuyết chính của Nga liên quan đến vụ MH17: một là MH17 bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không BUK-M1 (chỉ có trong quân đội Ukraine, Nga đã ngừng sản xuất phiên bản này từ năm 1999) và hai là một máy bay quân sự của Ukraine đã phóng tên lửa không đối không bắn hạ MH17.
Bên cạnh đó, Ủy ban Điều tra Nga và ông Storchevoy đều đề cập đến một báo cáo của "các chuyên gia hàng không ẩn danh" đăng tải trên mạng xã hội, kết luận tên lửa không đối không bắn rơi MH17 có thể là loại tên lửa Python do Israel sản xuất.
Báo cáo "tuyệt mật" dài 16 trang này được đăng tải trên trang blog Livejournal của Nga không hề đề cập đến tên tác giả, nhưng có ghi là từ "Bộ Quốc phòng Nga".
Nhân một năm vụ bắn hạ MH17, truyền thông nhà nước Nga cũng lên tiếng chỉ trích việc phương Tây cáo buộc Nga dính líu đến vụ MH17 trước khi cuộc điều tra hoàn tất.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vụ kiện 'đường lưỡi bò' - phép thử luật pháp quốc tế của Philippines Vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines là phép thử về tích hữu ích thực sự của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp, nhưng Manila đang vấp phải những trở ngại lớn là chu trình pháp lý dài và lập trường không hợp tác của Bắc Kinh. Đoàn đại biểu Philippines tham dự vụ kiện ở Hà Lan. Ảnh:...