Philippines bác cáo buộc vi phạm kế hoạch hành động ở Biển Đông
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ngày 11/8, Philippines đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc, cho rằng Manila vi phạm Kế hoạch hành động 3 điểm (TAP) do chính Manila đề xuất, yêu cầu ngừng các hành động khiêu khích trên Biển Đông để xoa dịu căng thẳng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tuyên bố có lẽ Bắc Kinh đã hiểu lầm sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 10/8 chỉ trích Philippines mâu thuẫn với chính đề nghị của mình.
Hoạt động thăm dò dầu khí của Philippines.
Theo kế hoạch 3 điểm TAP, biện pháp tức thời thúc đẩy ngừng các hành động khiêu khích, biện pháp trung gian kêu gọi thực thi đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và nhanh chóng đạt được thỏa thuận cuối cùng về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) và tuân thủ luật pháp là biện pháp sau cùng để giải quyết tranh chấp.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Trung Quốc tố cáo Philippines đã bỏ qua hai bước đầu mà nhảy vọt tới bước thứ ba và kêu gọi Manila nếu muốn theo đuổi kế hoạch TAP thì hãy rút lại vụ kiện và trở lại biện pháp tức thời.
Đáp lại chất vấn của Ngoại trưởng Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh TAP không thể hiểu bằng khái niệm “các bước”.
Theo Vietnam
Mỹ sẽ giám sát Biển Đông
Theo Reuters, Mỹ sẽ theo dõi các hoạt động ở Biển Đông để xem liệu các hành động làm giảm leo thang có được thực hiện không
Theo Reuters, Mỹ sẽ theo dõi các hoạt động ở Biển Đông để xem liệu các hành động làm giảm leo thang có được thực hiện không, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm 10/8, một ngày sau khi Bắc Kinh từ chối đề xuất của Mỹ trong việc đóng băng các hành động leo thang ở vùng biển này.
Lời tuyên bố trên được vị quan chức trên đưa ra trong thời điểm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Sydney tham gia cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagen và các quan chức Australia để thảo luận về tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng và không gian mạng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tại Sydney.
Đề xuất của Mỹ về việc đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông đã bị Trung Quốc phản ứng một cách lạnh nhạt.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Australia đã hỗ trợ đề xuất của Mỹ đưa ra tại Diễn đàn Khu vực ASEAN 2014 nhằm kêu gọi ngăn chặn các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
Căng thẳng leo thang vào tháng Năm khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu khổng lồ ở vùng biển tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Mỹ và Philippines đã đưa ra những đề xuất nhằm ngăn chặn những hành vi đơn phương khiêu khích cũng như đóng băng việc xây dựng và cải tạo đất trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối 2 đề xuất kể trên. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vẫn "mặt dày" tuyên bố: "Tình hình Biển Đông vẫn ổn định. Tình hình tự do hàng hải trong khu vực không bị ảnh hưởng. Căng thẳng ở Biển Đông chỉ là âm mưu phóng đại".
Các quan chức Mỹ có mặt ở hội nghị ASEAN mô tả ASEAN "lo ngại chưa từng thấy" vì các hành động gây bất ổn của Trung Quốc.
Nguyễn Trung
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc nổi giận với Úc vì ủng hộ Nhật Trung Quốc đã đáp trả Úc trong một cuộc tranh cãi ngoại giao về lập trường ủng hộ Nhật, sau chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Canberra mới đây. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) đứng cạnh người đồng cấp Úc Tony Abbott trong chuyến thăm Canberra mới đây. Trong một bài viết đăng tải hồi cuối tuần qua, Thời báo...