Philippines bác bỏ giá trị của tấm bản đồ dọc Trung Quốc
Philippines ngày 25.6 lên án tấm bản đồ dọc mà một nhà xuất bản nội địa Trung Quốc xuất bản, trong đó bao gồm đường lưỡi bò phi lý “nuốt trọn” cả biển Đông.
Ông Lei Yixun, Giám đốc Nhà xuất bản tỉnh Hồ Nam, giới thiệu bản đồ dọc mới – Ảnh: Tân Hoa xã
Manila cho rằng không có quốc gia nào trên thế giới công nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Nhà xuất bản tỉnh Hồ Nam mới đây đã xuất bản một tấm bản đồ dọc, trong đó bao gồm đường lưỡi bò phi lý (trước đây là đường 9 đoạn nay trở thành đường 10 đoạn) “nuốt trọn” cả biển Đông, theo trang trin Rapplers (Philippines).
Cơ quan quản lý bản đồ và khảo sát của chính quyền Trung Quốc đã phê chuẩn bản đồ dọc, cho biết bản đồ này là nhằm bảo vệ cái gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Dự kiến bản đồ này còn được dùng trong trường học ở Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 25.6.
Ông Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, cho biết bản đồ dọc của Trung Quốc rõ ràng vi phạm luật quốc tế, cụ thể là công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Video đang HOT
“Bản đồ dọc thể hiện chính sách bành trướng của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông”, ông Jose cho hay.
“Chúng ta nên lưu ý rằng không có một quốc gia trên thế giới nào công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc. Vì thế việc xuất bản bản đồ dọc không giúp Trung Quốc biến những vùng lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền trở thành của họ”, ông Jose nói.
Ông Herminio Coloma Jr, Thư ký Văn phòng thông tin liên lạc của Tổng thống Philippines, cho biết việc Trung Quốc xuất bản bản đồ dọc gây bất ổn khu vực.
Philippines đã làm đơn kiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc vào năm 2013. Manila ngày 19.6 tuyên bố sẽ đề nghị Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật biển (ITLOS) xúc tiến giải quyết sớm đơn kiện của Philippines trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Philippines, tuyên bố không tham gia phiên phân xử.
Trước đó, thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đã phân tích các bản đồ cổ Trung Quốc, và đưa ra kết luận vào ngày 11.6 là tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò phi lý nuốt trọn cả biển Đông không hề được thể hiện trên đó.
Ông Lee Yunglung, Học viện biển Đông (Trung Quốc), nhận xét rằng Trung Quốc dùng bản đồ mới này để kiểm tra phản ứng từ các nước láng giềng, vốn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên biển Đông. Theo ông Lee, động thái công bố bản đồ mang lại nhiều lợi ích cho chính quyền Trung Quốc. “Bản đồ này được một nhà xuất bản nội địa in ấn giúp Bắc Kinh tránh được sự phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng”, ông Lee nói. Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để chính quyền Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này, theo ông Lee. “Ở trong nước, bản đồ này sẽ giúp tăng cường nhận thức trong người dân Trung Quốc về vấn đề biển đảo. Và nó sẽ trở thành một bằng chứng để tăng cường và củng cố những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, ông Lee nhận định. Trên bình diện quốc tế, bản đồ thể hiện với các nước láng giềng rằng Trung Quốc xem trọng lãnh thổ trên biển tương tự như trên đất liền, ngụ ý Bắc Kinh sẽ phản ứng lại những vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 24.6 cho biết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế, chứ không phải “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”. Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm chìm tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan.
Theo TNO
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc quần thảo quanh giàn khoan
Ngày 26/6, Trung Quốc vẫn duy trì hơn 120 tàu các loại quanh khu vực giàn khoan Hải Dương - 981. Các tàu Trung Quốc bao vây, ép hướng, ngăn cản các tàu của Việt Nam ở khoảng cách gần nhất khoảng 150-200m.
Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hôm nay (26/6), vị trí giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shinyou-981) không thay đổi.
Tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu KN-951 của Việt Nam
Trong ngày, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981, bao gồm 117-121 tàu các loại, trong đó có 41-43 tàu hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 17-18 tàu kéo, 40 tàu cá vỏ sắt và 6 tàu quân sự.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư, vào các thời điểm 06h37, 07h00 và 07h40 trong ngày có 1 máy bay trinh sát cánh bằng của Trung Quốc bay 3 lượt từ hướng Bắc Đông Bắc bay qua khu vực các tàu của ta, lượn 1-3 vòng ở độ cao 500-1500m, sau đó rời khỏi khu vực theo hướng Nam Tây Nam. Từ 8h45-8h55 lại phát hiện 2 máy bay chiến đấu lượn 2 vòng trên khu vực Nam Tây Nam, cách giàn khoan 12 hải lý ở độ cao 1.000-1.500m.
Tàu Kiểm ngư của ta vẫn cơ động vào cách giàn khoan 9,5-10,5 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Khi các tàu của ta cơ động vào gần giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc tổ chức thành đội hình hàng ngang đồng loạt tăng tốc độ, hú còi, bao vây, ép hướng, ngăn cản quyết liệt (lúc gần nhất cách tàu ta khoảng 150-200m) và sẵn sàng đâm va các tàu của ta ở khoảng cách giàn khoan 11-12 hải lý so với giàn khoan.
Tàu cá ngư dân ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây - Tây Nam, cách giàn khoan 40-43 hải lỷ.
Khu vực nhóm tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 40 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc vẫn tổ chức ngăn cản không cho các tàu của ta tiến vào khu vực gần giàn khoan để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc Việc tung ra tấm bản đồ biến đường 9 đoạn thành đường 10 đoạn nuốt trọn Biển Đông xét về bản chất chính là một cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc. Tiếp theo một loạt các động thái như cho hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, liên tiếp đâm...