Philippine sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ biển đảo
Tờ Star của Philippines cho biết, quân đội Philippines đã tu sửa, cải tạo một số trang bị trên không và mặt đất cũ đã ngừng sử dụng để tái biên chế vào lực lượng vũ trang nước này.
Ngày 29/12/2012 vừa qua, không quân Philippines (PAF) đã cử hành một buổi lễ đơn giản để tái biên chế một chiếc máy bay vận tải C-130 và tiếp tục đưa vào phục vụ một chiếc máy bay dự báo khí tượng LC-210 Cessna, một chiếc trực thăng UH-1H và 12 xe vận tải M-3 tại căn cứ không quân Villamor, tổng kinh phí sửa chữa là 574,9 triệu peso Philippines (tương đương 14,1 triệu USD), trong đó riêng kinh phí tu sửa chiếc C-130 là 549 triệu peso.
Phát biểu tại buổi lễ, phó tư lệnh không quân Philippines, thiếu tướng Raul Dimatatac đã đọc một bài viết của Tư lệnh Không quân, Trung tướng Lauro Kata Lino de la Cruz, trong đó có đoạn: “Các trang bị trên không và mặt đất được đưa vào biên chế lần này sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến đa dạng cho lực lượng không quân Philippines”.
Video đang HOT
Quân đội Philippines đã có chiếc C-130 thứ 3
Tư lệnh De la Cruz cho biết: “Cần nói thêm để mọi người biết, chiếc C-130 mang số hiệu 3633 này hoàn toàn do chúng ta tự sửa chữa. Điều này đã nói lên một tín hiệu đáng mừng là không quân Philippines hoàn toàn tự tin và có khả năng hoàn thành các hạng mục kỹ thuật khó nhất trong sửa chữa máy bay”.
Phó tư lệnh Raul Dimatatac tiếp lời, không quân Philippines đã tiết kiệm được rất nhiều kinh phí trong hạng mục quan trọng này. Ông nói: “Chiếc C-130 mang số hiệu 4704 do công ty hàng không vũ trụ Anh sửa chữa ngốn một khoản tiền không nhỏ là 594 triệu peso, trong khi đó chiếc 3633 do chúng ta sửa chữa đã tiết kiệm được gần 50 triệu”.
Chuẩn tướng Rolando Aquino, chỉ huy Liên đội sửa chữa số 410 thì tiết lộ, lần sửa chữa lịch sử này đã diễn ra trong khoảng thời gian 2 năm 8 tháng, bắt đầu từ năm 2010, bao gồm hạng mục sửa chữa bản thân chiếc C-130, tu sửa lại nhà chứa cũ của nó và xây dựng một trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và nhà chứa.
Máy bay trực thăng tác chiến đa nhiệm UH-1H
Với chiếc C-130 mang số hiệu 3633 vừa đưa vào sử dụng, lần đầu tiên sau 23 năm, không quân Philippines mới được biên chế đầy đủ 3 chiếc máy bay loại này. Phó tư lệnh Raul Dimatatac cho biết thêm, như vậy là PAF đã có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ có hàm lượng công nghệ rất cao, đây là bước đột phá lớn trong phát triển lực lượng không quân hiện đại, Philippines sẽ làm tất cả những gì có thể và huy động tất cả các loại vũ khí có thể sử dụng được để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đồng thời với nó, việc tu sửa lại chiếc UH-1H sẽ được dùng trong các nhiệm vụ tác chiến và cứu hộ, cứu nạn, công tác sửa chữa chiếc máy bay này bắt đầu từ ngày 02/09/2011 với kinh phí 17,5 triệu peso. Còn chiếc máy bay khí tượng LC-210 mang số hiệu 227 được bắt đầu triển khai sửa chữa từ 16/04/2012, với 3 hang mục chính là sửa chữa thân, cánh máy bay; thiết bị điều khiển bay và thiết bị điện tử chỉ tiêu tốn có 11,6 triệu peso.
Theo ANTD
Philippines tăng cường sức mạnh trên biển
Philippines ngày 27-12 thông báo sẽ mua 3 trực thăng để trang bị cho hải quân, một phần trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội nước này.
Hải quân Philippines sẽ được trang bị trực thăng AW 109 "Power"
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Philippines, 3 chiếc trực thăng đa năng AW 109 "Power" do tập đoàn Anh - Italia AgustaWestland chế tạo sẽ được nước này mua với giá 1,337 tỷ peso (32,5 triệu USD), theo chương trình mua sắm khẩn cấp. "Đây là một trong những bước đi cụ thể hướng tới mục tiêu hiện đại hóa hải quân Philippines và các lực lượng vũ trang nói chung", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nêu rõ. Ông Gazmin cho biết, thông qua việc mua sắm này cũng như các kế hoạch mua sắm thiết bị khác, lực lượng vũ trang Philippines đang chứng tỏ khả năng "bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước".
Trong những tháng gần đây, quân đội Philippines nỗ lực tăng cường tiềm lực trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Nước này đặt hàng mua các tàu tuần tra, chiến đấu cơ, máy bay vận tải và trực thăng tấn công mới, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ quốc phòng của các nước phương Tây như Mỹ.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, quân đội nước này "giám sát chặt chẽ" và "cảnh giác cao" đối với hoạt động của Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản ở không phận phía trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Bình luận của Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân được đưa ra sau khi Nhật Bản điều chiến đấu cơ tới ngăn chặn máy bay giám sát biển của Trung Quốc tiến vào khu vực trên.
Theo ANTD
Nước Nga lạnh giá nhất trong 70 năm Nước Nga đang phải hứng chịu một đợt rét kỷ lục mà các chuyên gia khí tượng cho biết chưa có đợt rét nào lạnh như thế từ năm 1938. Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết "Phobos", đây là một đợt rét bất thường, nhiệt độ nhiều vùng ở nước Nga đã giảm rất mạnh. Tại Thủ đô Matxcơva và các vùng...