Philiippines sắp nhận 4 trực thăng W-3A Sokol
Theo Phistar, 4 trực thăng đầu tiên trong 8 chiếc trực thăng mà Không quân Philippines (PAF) đặt mua của Ba Lan sẽ được bàn giao trong tháng 11/2011.
PAF đã yêu cầu công ty sản xuất máy bay trực thăng PZL Swidnik của Ba Lan cung cấp 8 trực thăng W-3A Sokol sau khi công ty này giành chiến thắng trong vụ đấu thầu cung cấp trực thăng chiến đấu đa năng cho PAF từ năm 2008.
Hợp đồng mua 8 trực thăng W-3A Sokol có giá trị 3 tỷ Peso là một phần trong ngân sách hiện đại hóa quân đội của chính phủ Philippines.
Trực thăng chiến đấu đa năng W-3A Sokol có thể hoạt động chiến đấu trong nhiều điều kiện thời tiết và tham gia hỗ trợ chung cho các hoạt động an ninh như chống khủng bố, tuần tra.
Trực thăng W-3A Sokol có thể mang 14 binh sĩ, bao gồm cả 1 phi công và 1 hoa tiêu, có thể mang tải nặng 2 tấn, tốc độ bay tối đa 260 km/h và tầm hoạt động là 745 km.
W-3A Sokol được trang bị khá nhiều vũ khí như tên lửa không – đối – không, rocket, và súng máy. Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị cả radar và các thiết bị nhìn đêm.
Trực thăng W-3A Sokol có thể leo lên độ cao gần 6.000 m, tức là gấp đôi so với trực thăng UH-1 Huey.
Video đang HOT
Việc nhận được các trực thăng chiến đấu mới sẽ tăng cường sức mạnh tấn công cho PAF trong nhiệm vụ chống lại các lực lượng nổi dậy, chống khủng bố và sẵn sàng tham gia trong các cuộc xung đột quân sự.
Theo Phistar, 4 trực thăng mới sẽ kịp thời hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất của chính phủ Philippines trong tất cả các hoạt động chiến đấu.
Hiện tại, PAF sở hữu các máy bay trực thăng đa năng chủ yếu là UH-1 Huey mua lại của Mỹ từ 4 thập kỷ trước. Ngoài ra, còn có cả trực thăng vũ trang MG-520 đã được mua cách đây hơn 20 năm.
Tuy nhiên, các trực thăng này đều đã lỗi thời và trong những năm qua, do thiếu phụ tùng thay thế và sửa chữa chỉ có một số ít được hoạt động.
Dự kiến, 4 trực thăng W-3A Sokol còn lại sẽ được Ba Lan bàn giao cho PAF trong năm 2012.
Theo Báo Đất Việt
Phản ứng của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân Iran
Hôm 9/11 các tờ báo chính thống Trung Quốc đã cho đăng phản ứng đầu tiên của nước này về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự vì vấn đề hạt nhân Iran.
Tờ Nhân dân Nhật Báo Trung Quốc đã đăng bài bình luận cho rằng sự bế tắc trong vấn đề hạt nhân giữa Iran và Mỹ có thể biến thành một cuộc xung đột quân sự, sau khi Liên Hợp quốc cho công bố báo cáo về tình hình phát triển hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này.
Giới chức Trung Quốc bày tỏ lo ngại khi một bên là nhu cầu dầu mỏ từ Iran, một bên là khả năng Mỹ cùng đồng minh sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt lên Iran sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA kết luận rằng nước này đang thiết kế vũ khí nguyên tử.
Iran là nhà cung cấp dầu lớn thứ 3 của Trung Quốc và nước này sẽ làm mọi cách để bảo vệ lợi ích của mình
"Một điều rõ ràng là những tranh cãi giữa các bên khác nhau về vấn đề hạt nhân đã đạt ngưỡng và có thể dẫn tới một cuộc xung đột quân sự", tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng bài bình luận này trên trang nhất hôm nay.
Nếu Iran từ chối mọi nỗ lực nhằm thuyết phục Mỹ rằng không phải nước mình đang sản xuất vũ khí hạt nhân thì "nguy cơ chiến tranh sẽ bùng phát", tờ báo cho biết, đồng thời lưu ý rằng Israel hoàn toàn có thể mở các đợt tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran.
Tờ Nhân dân Nhật báo là cơ quan ngôn luận chính thống của nhà nước Trung Quốc và đăng tải những ý kiến chính xác nhất từ các lãnh đạo Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cũng có bài bình luận cho rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng thận trọng với các nội dung của bản báo cáo. "Hiện vẫn còn chưa có nhân chứng hay vật chứng cho thấy Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân", hãng thông tấn này cho biết.
"Sẽ thật nguy hiểm nếu chỉ dựa vào những nghi vấn để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, bởi hậu quả của nó thật nặng nề và dai dẳng".
Trung Quốc dường như đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ ổn định với Mỹ, quốc gia có nhiều khả năng sẽ áp đặt lênh trừng phạt nặng nề lên Iran.
"Nếu sự trừng phạt này làm tổn hại đến những lợi ích thiết yếu của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đáp trả bằng mọi cách", Tổng thư ký Lý Hồng của Hiệp hội kiểm soát vũ trang và giải trừ quân bị, một cơ quan do nhà nước quản lý, cho biết.
"Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương", ông nói trong cuộc trả lời phỏng vấn.
Trung Quốc cho rằng sẽ thật nguy hiểm nếu các nước định trừng phạt Iran chỉ vì những điều nghi ngờ kết luận trong bản báo cáo của IAEA
Iran là quốc gia cung cấp dầu lớn thứ 3 cho Trung Quốc, với sản lượng 20,3 triệu tấn dầu được giao trong 9 tháng đầu năm nay, đạt tỷ lệ bằng cùng kỳ năm ngoái. Giá trị thương mại hai chiều đạt 32,9 tỷ USD trong 9 tháng qua, tăng 58%.
"Trách nhiệm này chắc chắn sẽ đè nặng lên Trung Quốc, bởi đây là quốc gia duy nhất có quan hệ thương mại không ngừng ra tăng với Iran", Suzanne Maloney, một chuyên gia về Iran tại Viện Brookings cho biết.
Trung Quốc đã kêu gọi Iran thể hiện chính sách linh hoạt trong giải quyết vấn đề hạt nhân và cảnh báo rằng việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề chỉ là giải pháp cuối cùng.
"Nói chung, tôi nghĩ rằng điều kiện quốc tế hiện nay không cho phép các chính phủ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Iran. Nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với hàng chục triệu người nghèo và Châu Âu thì đang lâm vào khủng hoảng nợ. Iran không giống Lybia, họ có sức mạnh để đối phó với các cuộc tấn công nếu có", Tổng thư ký Lý Hồng cho biết.
Theo Giáo Dục VN