Phiêu lưu trên 10 miền đất hoang dại nhất thế giới
Đây là một trong số ít miền đất hoang dại còn sót lại trên thế giới, là nơi cho du khách ưa khám phá.
1. Rừng mưa nhiệt đới Tarkine Rainforest, Tasmania
Được mệnh danh là “ nơi hoang dại bị bỏ quên”, rừng Tarkine Rainforest, Tasmania chủ yếu được biết đến qua các câu chuện cổ tích, thần thoại hoặc truyền thuyết.
Nơi đây gần như vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp huyền bí với những con sông hoang dã, những thác nước bí mật, hang ngàn cây dương xỉ khổng lồ cùng những giống chim quý hiếm được cho là đã tuyệt chủng.
Nếu có cơ hội, bạn sẽ được các hướng dẫn viên chuyên nghiệp chỉ dẫn cách cắm trại qua đêm và tận hưởng không gian hoang dại này.
Nơi đây được biết đến như điểm du lịch hoang dã cuối cùng còn sót lại tại Scotland. Nó là một vùng cao nguyên gồ ghề và bị cô lập với cá vùng khác. Vì thế du khách chỉ có thể đi thuyền hoặc đi bộ vào thăm quan. Vượt qua một chặng đường khó khăn, du khách sẽ được đắm mình trong khung cảnh hoàng hôn hoành tráng, thấp thoáng đâu đó là những chú cá voi và cá heo thân thiện.
3. Cánh đồng muối Salar de Uyuni, Bolivia
Salar de Uyuni là cánh đồng muối trắng lớn nhất thế giới nằm ở phía tây nam Bolivia. Ước tính cánh đồng muối này rộng khoảng 3860m. Bắt đầu mùa mưa khoảng tháng 6 tháng 7, cánh đồng được phủ bởi một màu tráng của muối. Sau mỗi trận mưa, đôi khi nơi đây giống như một “sa mạc” muối khổng lồ, đôi khi lại giống một mê cung huyền bí không lối thoát.
4. Sossusvlei, Namibia
Những cồn cát mộng mơ ở Sossuslvei thuộc phía tây nam sa mạc Namibia cũng là một trong những nơi thu hút khách du lịch. Tạo hóa đã ban tặng cho đất nước này những thiên đường tự nhiên với những cồn cát đẹp như tranh. Nổi bật trong sa mạc là những lòng chảo cát trắng trong công viên quốc gia Etosha và những bãi biển tự nhiên ở Skeleton Coast. Đây cũng được xem là một trong những nơi hoang dã con người ít đặt chân đến.
5. Rừng mưa ôn đới ở Anh
Video đang HOT
Đi máy bay là cách duy nhất để bạn thưởng lãm vẻ đẹp của khu rừng mưa ôn đới duy nhất còn sót lại trên thế giới. Rừng mưa ôn đới ở khu vực trung tâm Columbia, Anh, nằm cách thành phố Prince Gerorge khoảng 110km về phía đông, là một trong những khu rừng giàu có nhất tại vành đai ẩm ướt này. Rừng mưa ôn đới này cón khá nhiều khu có vẻ đẹp nguyên sơ và cổ kính với những cây tuyết tùng đỏ hàng nghìn năm tuổi.
6. Công viên quốc gia Kakadu, phía Bắc vùng lãnh thổ Úc
Người ta đánh giá rằng chưa có vùng nào hẻo lánh, hoang sơ và đẹp hơn công viên Kakadu – công viên quốc gia lớn nhất ở Úc. Khu bảo tồn quốc gia này được biết đến bởi hệ động thực vật phong phú, nơi có những vùng đầm lầy nhiều cá sấu và những thác nước đẹp như tranh vẽ. Công viên quôc gia Kakadu là di san văn hoa thê giơi vơi thiên nhiên hoang sơ va nên văn hoa đôc đao cua thô dân Uc.
7. Bờ biển Bohusln, Tây Thụy Điển
Nếu bạn đã từng mơ về việc lướt thuyền, cắm trại trên bãi biển vắng vẻ, tận hưởng “ánh nắng mặt trời lúc nửa đêm” thì vùng biển Bohuslan, phía tây Thụy Điển chính là cái tên bạn đang tìm kiếm. Nơi đây có bờ biển tuyệt vời kéo dài đến biên giới Na Uy và giáp một quần đảo bao gồm 8.000 đảo lớn nhỏ.
8. Khu dự trữ sinh quyển Dana, Jordan
Đây là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất tại Jordan, với diện tích khoảng 120 km về phía nam thủ đô Amman. Đó cũng là kho bảo tồn các quả đồi, hẻm núi, sa mạc, động vật hoang dã và các loài thực vật. Đi bộ đường dài và hòa mình vào thiên nhiên yên tĩnh là trải nghiệm thú vị nhất bạn có thể có được tại đây.
9. Các quần đảo Scilly, Anh
Được xem là quần đảo đẹp nhất nước Anh, nơi đây có những cánh đồng hoa trải dài hoang dại. Bất kỳ ai từng đến nơi này cũng phỉa choáng ngợp trước vẻ đẹp có một không hai này.
10. Dãy núi Himalaya, Ấn Độ
Dãy Himalaya thuộc bang Uttarakhand, là nút giao hai con sông lớn là sông Hằng và Yamuna. Uttarakhand sở hữu những đỉnh núi cao vút, quang cảnh thiên nhiên vừa hoang sơ, dữ dội lại vừa hiền hòa, dịu êm. Nơi đây cũng được biết đến như ngôi nhà của nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Theo 24h
Chiến dịch "hao tiền tốn của" tìm MH370 trên Ấn Độ Dương
Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia đang diễn ra tại một trong những khu vực biệt lập và khắc nghiệt của trái đất - một vùng biển ở nam Ấn Độ Dương, gần Nam Cực. Chiến dịch này có thể tiêu tốn hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD.
Các tàu và máy bay đang rà soát vùng biển nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm các mảnh vỡ khả nghi của MH370.
Vùng tìm kiếm nguy hiểm ra sao?
Tim Huxley, một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực vận tải biển tại Hồng Kông, gọi khu vực tìm kiếm là "một nơi vô cùng hẻo lánh".
Vùng tìm kiếm nằm cách thành phố Perth khoảng 2.500 km về phía tây nam, bên trên một địa hình núi lửa trong vùng biển sâu từ 2.500-4.000 m. Vì gần Nam Cực nên khu vực thường có gió mạnh và sóng lớn, có thể cao trên 6 m.
Nhà hải dương học Erik van Sebille, từ Đại học New South Wales tại Sydney (Úc), người từng có mặt trên một tàu nghiên cứu tại khu vực hồi tháng 12 năm ngoái, cho hay thậm chí trong điều kiện thời tiết thời thuận lợi thì khu vực tìm kiếm cũng đầy thách thức.
Môi trường khắc nghiệt khiến việc tìm kiếm các mảnh vỡ khả nghi trở nên đặc biệt khó khăn. Nhưng có một điều an ủi là đáy biển tại khu vực tìm kiếm dường như khá bằng phẳng dù là ở những chỗ sâu tới trên 4.000 m. Khi chuyến bay 447 của Air France gặp nạn ở Đại Tây Dương hồi năm 2009, xác máy bay đã nằm dưới đáy biển nơi có các ngọn núi và khe núi ngầm, khiến công tác trục vớt trở nên khó khăn.
Những ai thường đi qua đó?
Đối với các thủy thủ, khu vực tìm kiếm thuộc Ấn Độ Dương rất nguy hiểm do sóng lớn và gió rất mạnh. Không có một khu đất đai rộng lớn nào trong khu vực và cũng có rất ít giao thông hàng hải qua đây.
Các thủy thủ trước đây từng sử dụng vùng biển rộng lớn để tận dụng sức gió, nhưng nhiều tàu giờ đây thường tránh khu vực. Các lộ trình đường biển toàn cầu giờ đây đưa các tàu hàng trực tiếp từ Úc hướng về phía bắc tới châu Á và châu Âu, thay vì đi về hướng nam hoặc phía tây qua khu vực này.
Khi các cảnh báo được đưa ra hồi tuần này đối với các tàu buôn trong khu vực nhằm trợ giúp việc tìm kiếm các vật nổi khả nghi xuất hiện trong ảnh vệ tinh được Úc công bố, tàu ở gần nhất cách đó tới 2 ngày đi biển.
Giáo sư Nathan Bindoff, một chuyên gia về hải dương học tại Đại học Tasmania (Úc), cho hay các tàu thường chỉ gặp một tàu khác trong cuộc hành trình 50 ngày trong khu vực, và thường là gần Nam Cực và các trạm nghiên cứu hơn là khu vực nơi các vật thể trôi nổi khả nghi được phát hiện.
"Nói cách khác, có nhiều người ở gần Nam Cực hơn là tại khu vực này của thế giới", ông Bindoff nhấn mạnh.
Tìm các vật thể trên ảnh vệ tinh khó thế nào?
Một vấn đề đặt ra là các bức ảnh vệ tinh do Úc công bố được chụp ngày 16/3, vì vậy các vật thể có thể đã di chuyển rất xa do các dòng chảy mạnh.
Trong vùng biển động ở nam Ấn Độ Dương, một vật thể có thể bị đẩy đi xa với tốc độ 1 hải lý/giờ. Điều đó có nghĩa là về mặt lý thuyết, vật thể có thể trôi xa 500 km trong 13 ngày qua tính từ thời điểm chiếc máy bay của Malaysia mất tích.
Các nhà khoa học đã phát triển các mô hình máy tính để "tua lại" gió và sóng biển, cho phép các nhân viên cứu hộ tìm hiểu sự chuyển động của các mảnh vỡ để tìm ra hiện trường một vụ tai nạn. Nhưng không phải tất cả các chuyên gia đều đồng tình rằng các mô hình máy tính có thể dễ dàng thay thế việc tìm kiếm hao tiền tốn của bằng đường không và biển.
Có hi vọng nào để tìm thấy máy bay mất tích?
Khu vực tìm kiếm nằm cách thành phố Perth khoảng 2.500 km.
Hi vọng lớn nhất để có thể xác định hiện trường vụ tai nạn là tập trung vào các nỗ lực nhằm bắt các tín hiệu được phát ra hộp đen máy bay. Tuy nhiên, các tín hiệu này không hoạt động mãi mãi và thường chỉ "sống được" trong 30 ngày, vì vậy thời gian đang cạn kiệt dần.
Sau khi các tín hiệu từ hộp đen ngừng hoạt động, việc tìm kiếm một máy bay mất tích trên biển càng trở nên khó khăn, giống như cuộc tìm kiếm máy bay của Air France hồi năm 2009. Các nhân viên điều tra sẽ phải sử dụng các tàu được trang bị hệ thống định vị dưới nước đã vẽ bản đồ đáy biển và tìm kiếm xác máy bay.
Ông David Gallo, từ Viện hải dương học Woods Hole tại Mỹ, người từng tham gia cuộc tìm kiếm máy bay Air Frane cho biết: "Không giống chuyến bay này, chúng tôi đã biết rõ về địa điểm cuối cùng vốn cho phép giới chức chỉ đạo trực tiếp đội tìm kiếm. Nhưng phải mất 5 ngày mới xác định được những mảnh vỡ đầu tiên của máy bay, còn hộp đen thì "bặt vô âm tín".
Xác chiếc máy bay Air France cuối cùng đã được phát hiện và trục vớt vào năm 2011, sử dụng cả các robot dưới nước hoạt động độc lập điều khiển từ xa, sau khi các nhóm tìm kiếm tập trung vào một khu vực có bán kính 75 km và rà soát nó bằng hệ thống định vị dưới nước.
Chiến dịch tìm kiếm tốn kém bao nhiêu?
Các chuyên gia cho hay rất khó và rất tốt kém, nhưng không có nghĩa là không thể tìm thấy chiếc máy bay mất tích.
Chi phí chính thức cho cuộc tìm kiếm dưới nước do Pháp dẫn đầu đối với máy bay Air France là 32 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cứu hộ nói rằng tổng chi phí thực sự có thể cao gấp 3-4 lần, trong đó có những đóng góp của Brazil và các chi phí do quân đội chi trả.
Các nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines, với sự tham gia của 26 quốc gia từ Ấn Độ Dương tới biển Caspi, có thể còn cao hơn. Giới chức Malaysia chưa cho biết ai sẽ chi trả toàn bộ chiến dịch tìm kiếm.
Ông David Mearns, giám đốc công ty cứu hộ Blue Water Recoveries, nói với hãng tin BBC: "Trong nghề chúng tôi thường có câu: mọi thứ đều có thể tìm được nếu có đủ tiền".
"Air France tiêu tốn 33-41 triệu USD. Với chiến dịch này, có thể phải thêm một con số 0 vào", ông Mearns nói.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
5 instagrammers chuyên nghiệp nhất thế giới Năm 2010, khi Instagram được giới thiệu trước giới công nghệ, bạn hẳn phải rất dũng cảm mới dám đưa ra dự đoán rằng trong vòng 2 năm Instagram sẽ đạt được số thành viên hơn 100 triệu người cùng hơn 1 tỷ hình ảnh được chia sẻ trực tuyến. Thế nhưng thực tế lại cho thấy ý tưởng kết hợp nhiếp ảnh,...