Phiêu Linh Project: Ươm mầm học cho trẻ vùng cao
Phiêu Linh Project là dự án với sự góp mặt của nhiều bạn trẻ Việt Nam khắp nơi, gồm cả du học sinh nhiều nước, với mục tiêu góp phần ươm mầm học cho trẻ vùng cao.
Cùng các bạn nhỏ tham quan doanh nghiệp xã hội tại Sa Pa (Lào Cai) – Ảnh: PHIÊU LINH PROJECT
Sau bốn mùa đến Lào Cai và Kon Tum, lần thứ năm này các bạn quay trở lại Sa Pa (Lào Cai) và hiện đang diễn ra trại hè 13 ngày cho các bạn nhỏ dân tộc thiểu số tại Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lao Chải.
Cùng thắp ngọn lửa khao khát đến trường
Tạm hình dung thế này, dự án trao học bổng, tặng sách, hệ thống dẫn nước uống, bình nóng lạnh… cho học sinh. Nhưng điều các bạn trẻ cùng chung sức làm nên dự án mong muốn chính là khơi nguồn, truyền cảm hứng học tập cho các bạn nhỏ qua từng hoạt động giáo dục.
Lần quay trở lại Sa Pa này cũng không ngoài mong muốn tạo ra giá trị bền vững cho mảnh đất giàu tiềm năng về văn hóa và du lịch này. Nhưng số học sinh bỏ học vì khó khăn, phải sớm lao động phụ giúp gia đình ngày càng tăng. Ngay các bạn cũng chưa ý thức cần phải học. Chưa kể nhiều bạn còn bỏ học do tục tảo hôn.
Bạn Trần Lý Minh Ngọc (20 tuổi) – đồng trưởng dự án năm 2023 – nói Phiêu Linh Project không đến Sa Pa dạy một vài ngày rồi về mà hy vọng tạo nên giá trị bền vững và trở thành người bạn đồng hành lâu dài với các em.
“Chúng mình muốn tổ chức nhiều hoạt động hơn nhưng không nhiều nhân sự, nguồn vốn cũng hạn chế nên mỗi năm chỉ có thể làm một trại hè 13 ngày cho các bạn nhỏ”, Minh Ngọc chia sẻ.
Các thành viên đã mất hơn năm tháng chuẩn bị. Nhiều workshop Ươm mầm được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM bán vé gây quỹ. Dự án còn gây quỹ bằng việc bán đồ ăn, túi tote và kêu gọi hỗ trợ bằng nhiều cách.
Video đang HOT
Các bạn cũng khảo sát, phỏng vấn, quan sát, hoạt động nhóm và nghe ý kiến thầy cô, chính quyền địa phương để hiểu rõ hơn học sinh nơi này trước khi tổ chức hoạt động.
Đi đâu để lớn lên giữa cộng đồng?
Trại hè 2023 có chủ đề “Đi đâu để lớn lên giữa cộng đồng?”. Dự án như bạn đồng hành giúp trẻ phát triển tư duy và cảm xúc, khám phá giá trị của yêu thương, chính trực và tử tế thay vì để các bạn nhỏ tự loay hoay khai phá bản thân.
Ấy còn là không gian khám phá văn hóa, nói với trẻ bài học phát triển cộng đồng nhưng không làm mất đi lòng tự hào về bản sắc văn hóa của mình trong mối tương quan văn hóa với các dân tộc khác. Thế nên các trại sinh 13-16 tuổi được dẫn đi tham quan doanh nghiệp, bảo tàng, nghe về khởi nghiệp cộng đồng.
Từ đó, các bạn tự lên một dự án mô phỏng mô hình kinh doanh với tài nguyên, nguồn lực sẵn có ở địa phương. Song song đó, còn có hoạt động giao lưu văn hóa, học sinh nghiên cứu và tổ chức một lễ hội văn hóa của người Mông.
Các bạn tham gia ở ba mảng học tập, thể thao và nghệ thuật để khám phá, phát triển tài năng cá nhân. Trong đó, từng hoạt động đều lồng ghép giá trị văn hóa, các vấn đề xã hội các em hoặc bản làng gặp phải.
“Chúng tôi muốn các bạn chủ động lên ý tưởng và tự thực hiện, còn dự án chỉ hỗ trợ. Chính các bạn được thỏa sức kiến tạo những giá trị cho cộng đồng mình”
Trần Lý Minh Ngọc
“Chúng tôi muốn các bạn chủ động lên ý tưởng và tự thực hiện, còn dự án chỉ hỗ trợ. Chính các bạn được thỏa sức kiến tạo những giá trị cho cộng đồng mình”, Minh Ngọc nói.
Thào Thị Chỉnh (lớp 11, Trường THPT số 1 thị xã Sa Pa) tham gia trại hè này từ năm học lớp 7 và vẫn giữ liên lạc với các anh chị thực hiện dự án. Chỉnh kể đã nhận ra việc học rất quan trọng nên đã từ chối việc cưới xin, chăm chỉ học, đạt học bổng để chinh phục ước mơ làm cô giáo. Bạn được Phiêu Linh Project hỗ trợ và vừa nhận học bổng Interhands.
“Mình chưa từng biết đến bảo tàng cho đến khi các anh chị dẫn vào đó, được nghe những câu chuyện lịch sử, nhận ra nguồn cội của mình có những bản sắc tuyệt vời và muốn phải làm điều gì đó giữ gìn bản sắc dân tộc mình”, Chỉnh hớn hở kể.
Hạnh phúc của người đồng hành
Hồ Nguyễn Lan Tiên (20 tuổi) khoe đã đồng hành cùng Phiêu Linh Project qua ba năm với ba vai trò khác nhau và nhiều cảm xúc mỗi khi nhớ lại từng hoạt động mỗi năm. Tiên nói chính nơi này đã thúc đẩy mỗi thành viên cùng tạo ra nhiều giá trị lớn hơn cho xã hội.
Với Minh Ngọc, dự án như tấm gương để mỗi người tự soi và thấy mình đã lớn lên thế nào. Khá bận rộn với các dự định cá nhân nhưng Ngọc vẫn ứng tuyển vị trí đồng trưởng dự án năm 2023 bởi “những giá trị của dự án đồng điệu với mục đích sống của bản thân, giúp mình củng cố niềm tin vào giá trị của yêu thương, chính trực và tử tế trong cuộc sống này”.
Em nhỏ dùng củi khô bó tay đã phẫu thuật thành công
Cách đây không lâu, một em nhỏ tên Bin khiến nhiều người xót xa khi tay chấn thương nhưng chỉ có thể dùng thanh củi để bó lại.
May mắn, em được mạnh thường quân hỗ trợ, giúp đỡ tới viện khám để điều trị.
Bin bị thương ở tay nhưng chỉ có thể dùng củi khô bó lại. (Ảnh: Lê Quang Long)
Em nhỏ dùng củi bó tay đã phẫu thuật thành công
Mới đây nhất, mạnh thường quân hỗ trợ em là Lê Quang Long đã cập nhật thông tin lên trang cá nhân. Anh cho biết, sau khi thăm khám trước đó, hiện tại bé đã tiến hành phẫu thuật thành công. Bin cực kỳ khỏe mạnh và vui vẻ khi được mọi người quan tâm, hỏi han, chăm sóc. Trong ảnh, trông em đầy sức sống, khác hẳn hình ảnh trước đó khi phải dùng thanh củi bó tay. Hiện tại, sức khỏe của em đã ổn định và phải ở viện theo dõi thêm 9 ngày. Nếu tình hình khả quan bác sĩ sẽ cho em trở về nhà.
Em được mạnh thường quân đưa tới viện khám. (Ảnh: Lê Quang Long)
Được biết, Bin là người dân tộc H'Mông và sau một lần đi nhặt điều thuê đã bị thương ở tay. Gia đình đã đưa bé tới bệnh viện kiểm tra nhưng vì chi phí chữa trị quá đắt nên cả nhà lại dắt díu nhau về, lấy tạm thanh củi để bó tay. Anh Lê Quang Long trong một lần lên từ thiện ở vùng cao đã gặp em và quyết định hỗ trợ cho hoàn cảnh khó khăn này.
Bác sĩ khám cho em. (Ảnh: Lê Quang Long)
Buổi sáng ngày 21/3, Bin được anh Quang Long đưa tới bệnh viện khám. Em đến viện với bộ đồ phai màu và đôi dép tổ ong cũ, cánh tay vẫn đang nẹp bằng 2 khúc củi. Vẫn như những lần khám khác, bác sĩ khuyên em phải mổ và cần điều trị càng sớm càng tốt. Bin thật sự may mắn khi đã gặp được người có tấm lòng tốt, giúp đỡ em hết mực. Bởi nếu không, hậu quả để lại là không thể lường trước.
Hiện em đã phẫu thuật thành công. (Ảnh: Lê Quang Long)
Người đàn ông cõng gần 50kg vật liệu xây trường cho trẻ vùng cao
Không ít những em nhỏ vùng cao, hoàn cảnh khó khăn được mạnh thường quân giúp đỡ. Anh Nguyễn Trần Vỹ làm thiện nguyện tại Quảng Nam từng chia sẻ hình ảnh người đàn ông đang vác đồ cồng kềnh trên vai nhưng lại nở nụ cười thật tươi, rạng rỡ. Anh là Hồ Văn Dũng, quê Tak Lẻ, Trà Leng, đã không ngại gian khổ cùng bà con lối xóm vận chuyển vật liệu để xây trường cho các em nhỏ ở bản.
Anh Vỹ nuôi ước mơ xây dựng trường cho trẻ vùng cao. (Ảnh: Vietnamnet)
Anh làm rất nhiều hoạt động thiện nguyện cho trẻ vùng cao. (Ảnh: Vietnamnet)
Anh Nguyễn Trần Vỹ viết trên trang cá nhân: "Chuyến này anh Dũng cõng gần 50kg đi bộ 2 giờ mới đến. Mồ hôi ướt đẫm áo mà nụ cười vẫn luôn trên môi (Hai mươi chuyến rồi đó thầy ơi, mệt mà vui khi mấy con có trường mới). Nhìn ảnh để thêm động lực cho bản thân Hén. Cảm ơn anh thật nhiều".
Anh Dũng cõng vật liệu lên làm trường cho các em nhỏ. (Ảnh: Vietnamnet)
Khối lượng đồ trên lưng anh cực kỳ lớn. (Ảnh: Vietnamnet)
Những việc làm tuy nhỏ nhưng thật nhiều ý nghĩa. Chúng đã góp phần giúp trẻ em vùng cao có cuộc sống đủ đầy, đầm ấm hơn.
Món quà 20/11 của trẻ vùng cao: Nghèo vật chất nhưng ấm áp nghĩa tình Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tri ân thầy cô giáo, những người đã không quản ngại khó khăn vất vả dìu dắt chúng ta nên người. Đối với những bạn học sinh vùng cao, điều kiện kinh tế còn khó khăn, họ không thể chuẩn bị cho các thầy cô những món quà đắt...