Phiêu diêu về miền thảo nguyên xanh Đồng Lâm tuyệt đẹp ở Lạng Sơn
Phiêu diêu về miền thảo nguyên xanh Đồng Lâm tuyệt đẹp ở Lạng Sơn
Nhắc đến xứ Lạng, người ta thường nghĩ đến Mẫu Sơn, nàng Tô Thị … nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn có thảo nguyên Đồng Lâm hoang sơ được rất nhiều du khách tìm đến khám phá. Chỉ cách Hà Nội khoảng 100km, mất 2 tiếng để đi xe, thảo nguyên Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại Hữu Liên là thảo nguyên Đồng Lâm. Đây là một vùng đất rộng lớn có núi bao quanh, với những dòng sông uốn quanh và những bãi cỏ xanh mát. Đến đây, du khách như rũ bỏ được hết mọi muộn phiền trong cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ.
Thảo nguyên Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn có diện tích rộng gần 100ha với những cánh đồng cỏ xanh mướt, thảm thực vật phong phú, những vách núi đá hoang sơ, hồ nước trong xanh, thác nước và suối… mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ lại vừa hữu tình, làm say đắm biết bao du khách.
Trong ảnh là toàn cảnh thảo nguyên Đồng Lâm, khu sinh thái rộng đến 100 ha với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, nằm ở phía bắc xã. Trên núi có hang, dưới có cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn và dòng suối nước xanh ngọc uốn lượn chảy qua.
Nguồn nước khởi phát từ các khối núi đá vôi chảy về điểm cuối đồng cỏ là hồ nước Đồng Lâm trong xanh. Vào mùa khô, thảo nguyên thích hợp cho các hoạt động du lịch dã ngoại, văn hóa thể thao và leo núi khám phá hang động. Đến mùa mưa, sau những cơn mưa thảo nguyên trở nên đẹp hơn bao giờ hết, khi nước dâng lên tạo thành những con sông nhỏ uốn lượn. Nước ở đây có màu xanh ngọc bích trong veo, tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình. Mùa nước ngập, tháng 7 – 10, khu vực hồ này tập trung đông người dân di chuyển bằng bè mảng và thả lưới, đánh bắt cá.
Nét đặc trưng của thảo nguyên Đồng Lâm còn là những đàn ngựa được chăn thả tự do. Đây đa phần là giống ngựa hoang dã thuần chủng, được người dân huấn luyện để du khách chụp ảnh hoặc thuê xe ngựa tham quan, kiếm thêm nguồn thu nhập và phát triển du lịch địa phương. Đồng cỏ trù phú cũng là nơi người dân chăn nuôi gia súc như bò và đi trâu (chăn trâu).
Thảo nguyên bao la cùng những đàn ngựa đã trở thành điểm đặc biệt thu hút khách du lịch, thu hút những nhiếp ảnh gia đến đây săn ảnh. Để bảo vệ hệ sinh thái thực vật của thảo nguyên Đồng Lâm, các cơ quan quản lý đã có quy định không được phép đi xe ô tô vào đây. Vì thế khi tới du lịch, du khách sẽ phải gửi xe ngoài bãi để đi bộ hoặc thuê xe ôm chở vào, khoảng cách chừng 1km.
Phía cuối thảo nguyên có một hồ nước nhỏ, du khách có thể đi bè quanh hồ ngắm nhìn khung cảnh xung quanh và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Khi chèo bè đưa khách đi tham quan, những người dân địa phương cũng thường chia sẻ vài câu chuyện thú vị kể về cuộc sống và văn hóa của con người nơi đây. Một bác lái đò đã hơn 70 tuổi trò chuyện với tôi: “Chú đã chèo bè ở đây được 40 năm rồi. Trước kia ở đây rất ít khách du lịch, chỉ thỉnh thoảng mới có nên chú còn làm thêm nghề đi rừng, kiếm ăn qua ngày”.
Video đang HOT
Không gian tại thảo nguyên Đồng Lâm rộng rãi và khoáng đạt, mát mẻ là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động ngoài trời, ăn uống, vui chơi… Lều trại và những chiếu diều sặc sỡ cũng là hành trang không thể thiếu cho chuyến du lịch Hữu Liên. Khu vực này vô cùng phù hợp để cả người lớn và trẻ em cùng nhau chơi thả diều; với những nhóm gia đình thì đây chắc chắn là những kỉ niệm đáng nhớ.
“Nghĩa địa cây” với khung cảnh có phần ma mị khi chiều về. Gần khu vực này có cây sung cổ thụ tán lớn cao khoảng 10 m, là nơi cắm trại lý tưởng.
Du khách trải nghiệm chèo thuyền Kayak trên dòng suối chảy qua thảo nguyên Đồng Lâm. Nơi đây cũng thích hợp để du khách cắm trại và tận hưởng không khí trong lành.
Cách thảo nguyên Đồng Lâm không xa là hồ Nong Dùng – nơi du khách có thể thuê thuyền kayak, thả trôi theo dòng nước xanh trong vắt. Vào giữa tháng 9 – đầu tháng 10 hàng năm cũng là mùa hồng chín. Trên đường vào hồ Nong Dùng có một vườn hồng ngay bên phía tay trái, nếu đi đúng thời điểm, các bạn có thể dễ dàng hái hồng và mua tại vườn.
Sau khi trải nghiệm, ngắm cảnh đẹp, các bạn đừng quên thưởng thức đặc sản ẩm thực địa phương như gà nướng, lợn nướng lá móc mật, cá suối nướng, ốc núi luộc, rau dớn xào tỏi với mẻ, lá sung nem chạo, xôi nếp cẩm, bánh bí đỏ và bánh chưng đen. Nếu muốn du khách cũng có thể đặt đồ ăn để tổ chức ngoài thảo nguyên hay ven hồ, homestay sẽ chuẩn bị và mang đến tận nơi.
Dạo quanh xã du lịch Hữu Liên, nổi bật giữa những cánh đồng lúa là những nếp nhà sàn rộng rãi, thoáng mát nằm lưng chừng mây núi của rừng già. Xã có tổng diện tích hơn 6.000 ha, dân số hơn 3.000 người gồm chủ yếu các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao và Mông.
Mùa lúa chín cảnh quan ở đây càng thêm đẹp. Du khách được ngắm hình ảnh những người dân thu hoạch ngoài đồng, ngửi mùi lúa thơm thơm pha lẫn chút mùi khói của rơm rạ bị đốt. Hoạt động du lịch ở đây còn rất mới, với một số dịch vụ như ăn uống, văn nghệ, lửa trại, tắm thuốc, ngâm chân, trải nghiệm cưỡi ngựa hoặc thuê hướng dẫn viên, người dẫn đường rừng.
Hòn ngọc thô Hữu Liên đang được mài giũa, sẽ trở thành địa chỉ mới, hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Lạng Sơn.
Check in 'Cây phu thê' địa điểm hút khách ở Lạng Sơn
Địa điểm đang được rất nhiều du khách quan tâm hiện nay khi đến thảo nguyên Đồng Lâm không đâu khác chính là bến "Cây Phu Thê", thân cây được chia làm hai nhánh quấn chặt lấy nhau và địa điểm sinh trưởng tạo nên điểm thích hợp để chill chính là điều thu hút sự quan tâm của mọi người.
Đôi nét về cây Phu Thê
Cây Phu Thê hay còn được gọi với tên quen thuộc là cây Lộc Vừng, đây là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ lâu năm, chiều cao khoảng 0,5 - 5m, phổ biến nhất ở nước ta là loại cây lá dài, nhiều cành nhánh và tán rộng.
Cây Lộc Vừng được trồng rất nhiều các khu phố và trong khuôn viên nhà để làm đẹp vì chúng mang lại giá trị phong thủy cho gia đình, không chỉ vậy nó còn có công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.
Cây Phu Thê đại diện cho một tình yêu chung thủy như sự chung thủy của cô gái dành cho chàng trai mình yêu trong câu chuyện. Chuyện kể rằng tình yêu đẹp của họ bị chia cắt bởi sự đố kị và ganh ghét của người khác, chàng trai mất đi, khi cô gái mất theo trên nấm mồ của chàng trai, nơi những giọt nước mắt của cô chảy xuống mọc lên một loài cây thân sần sùi, cành lá xum xuê, điều đặc biệt ở đây là những chùm hoa thả xuống cạnh mồ như che chở cho nấm mồ của chàng trai.
Điều gì khiến mọi người biết đến nơi đây?
Nơi này được biết đến bởi nhiếp ảnh gia Hùng Trọng Vĩ trong một lần tới chơi nhà bạn ở xã Hữu Liên, anh đã khá bất ngờ với vẻ đẹp của loài cây lá vối bên đập Bắc Mỏ nước xanh như một bức tranh được vẽ bằng màu hiện đại. Khi quay về nhiếp ảnh gia đã đăng tải những bức ảnh chụp được trước đó lên các nhóm du lịch rồi dẫn khách ghé qua đây nghỉ trưa, hóng gió sẵn góp thêm những bức ảnh đẹp trong cuốn album của mình. Từ đó nơi đây trở thành địa điểm hút khách vào cuối tuần, người đến chơi thảo nguyên Đồng Lâm thường rẽ vào đây để trải nghiệm.
Mục đích ban đầu của việc trồng cây là để giữ đất khỏi xói mòn, dù thân cây chia làm hai nhánh từ gốc nhưng vẫn quấn chặt lấy nhau như một, đây chính là lí do người dân đặt tên là "phu thê". Đúng như cái tên, tán cây rộng lớn vươn ra mặt nước rất xa như đang che chở các con cùa mình.
Đặc điểm sinh trưởng của cây là luôn xanh tươi bốn mùa, mùa hè lá xanh tươi đến mùa thu lá vàng và rụng xuống mặt nước, tạo nên khung cảnh hữu tình của tự nhiên. Dù nổi tiếng nhưng đây chỉ là địa điểm check-in, chụp ảnh và không có bất kỳ dịch vụ nào ở đây.
Đến đây du khách có thể chụp ảnh, câu cá, nghỉ ngơi và hít thở không khí trong lành của tự nhiên, nghe những âm thanh du dương của tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng ve kêu. Khu vực hấp dẫn nhất vào mùa nóng chính là dòng nước trong xanh, có thể bơi lội thỏa thích trong dòng nước mát lạnh ấy vào những ngày hè mát lanh thì còn gì bằng.
Khi đến tham quan thảo nguyên Đồng Lâm có bãi cỏ rộng, đàn ngựa và trâu gặm cỏ để tận hưởng khoảng không gian yên bình, làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Hữu Liên, tham quan những nếp nhà sàn, phiên chợ của các đồng bào dân tộc rồi "tạt" qua nơi đây là hợp lí nhất.
Đường đến cây phu thê
Vị trí của cây Phu Thê chỉ cách thảo nguyên Đồng Lâm khoảng 3km.
Đường đến đây rất đơn giản, có thể di chuyển bằng 2 phương tiện:
- Nếu đi oto bạn bắt buộc phải đỗ xe tại nhà văn hóa thôn Ba Lẹng, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng và đi bộ khoảng 500m để vào trong đập
- Nếu đi xe máy bạn có thể đi thẳng đến cuối đập và đi bộ vào tầm 50m là đến nơi.
Cận cảnh làng bích họa Tam Thanh đẹp rực rỡ Khoác lên mình những bức tranh nghệ thuật màu sắc vô cùng sống động, Làng Bích Họa Tam Thanh là điểm đến được đông đảo giới trẻ yêu thích hiện nay. Hàng chục bức họa được điểm tô sắc màu trên tường những ngôi nhà trong làng Tam Thanh hứa hẹn cho bạn "01 vé" quay về tuổi thơ với các nhân vật...