“Phiêu” cùng âm nhạc đường phố
Nếu ở các nước phương tây hình ảnh biểu diễn âm nhạc đường phố rất phổ biến thì với Việt Nam, phải đến khi có không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, các tuyến phố Hà Nội mới trở nên sôi động bởi các buổi biểu diễn ngẫu hứng của các nghệ sĩ đường phố.
Nếu ở các nước phương tây hình ảnh biểu diễn âm nhạc đường phố rất phổ biến thì với Việt Nam, phải đến khi có không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, các tuyến phố Hà Nội mới trở nên sôi động bởi các buổi biểu diễn ngẫu hứng của các nghệ sĩ đường phố.
Không cầu kỳ, phụ thuộc vào sân khấu, khán giả ngồi thành vòng tròn “phiêu” cùng các ca khúc do ban nhạc biểu diễn ngay trên đường phố. Dù mới chỉ mở ra từ tháng 9.2016, không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận đã nhanh chóng trở thành điểm hẹn cho âm nhạc đường phố. Tại đây, các nghệ sĩ đường phố có thể biểu diễn theo yêu cầu của khán giả và bất cứ ai cũng có thể trở thành ca sĩ nếu muốn khám phá khả năng của mình. Các sân khấu đường phố này hiện là điểm nhấn tạo nên sự hấp dẫn của không gian đi bộ Hà Nội.
Ở mỗi điểm biểu diễn âm nhạc đường phố đều mang bản sắc riêng. Vào 3 tối cuối tuần, tại các góc phố Lương Ngọc Quyến – Mã Mây, Lương Ngọc Quyến – Hàng Giầy và đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm), các chương trình biểu diễn âm nhạc miễn phí với đủ loại hình thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các tiết mục biểu diễn ca trù và chầu văn. Còn tuyến phố Đinh Tiên Hoàng – Tràng Tiền lại là “sân khấu” chính của các nghệ sĩ trẻ. Họ chính là những người đem đến các bữa “tiệc âm nhạc” cho những người trẻ từ vũ điệu flamenco sôi động, pop ballad ngọt ngào, hay tiếng kèn saxophone mê hoặc.
Làm khách Hà Nội trên phố đi bộ dịp cuối tuần, bước chân trên những con phố cũ là một nhịp sống khác với âm nhạc đường phố. Ở đó, bạn và gia đình rất dễ bị mê hoặc bởi một lễ hội đường phố với các thể loại âm nhạc khác nhau và được các nghệ sĩ biểu diễn miễn phí đầy ngẫu hứng và cảm xúc.
Ở góc phố Lương Ngọc Quyến, ban nhạc biểu diễn đàn violon sẵn sàng đáp ứng các bản nhạc mà khán giả yêu thích, nhất là về Hà Nội.
Sân khấu này biểu diễn các trích đoạn tuồng cổ nổi tiếng như “Ông già cõng vợ đi xem hội”…
Video đang HOT
Một nghệ sĩ đường phố thăng hoa cùng tiếng kèn saxophone ở một góc phố Tràng Tiền.
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc ở góc phố Lương Ngọc Quyến – Mã Mây.
Biểu diễn trích đoạn tuồng “Lã Bố hí Điêu Thuyền” tại góc phố Lương Ngọc Quyến – Mã Mây.
Nhiều người dân ở rất xa phố cổ, nhưng cuối tuần nào cũng đến đây để xem, nghe những vở chèo, tuồng… và ghi lại những tiết mục hay.
Không cần sân khấu, hàng trăm người quây thành vòng tròn, cùng nhau “phiêu” theo điệu nhạc do một ban nhạc trẻ biểu diễn trên phố Đinh Tiên Hoàng.
Theo Danviet
Sở Văn hóa Hà Nội: 'Tượng rùa vàng không phải biểu tượng Thủ đô'
Lãnh đạo Hà Nội cho biết chưa nhận được đề án dựng tượng rùa vàng 10 tấn bên Hồ Gươm do công dân Tạ Hồng Quân đề xuất.
Ngày 29/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho hay, ông chưa nhận được đề án đúc tượng rùa vàng bên Hồ Gươm của công dân Tạ Hồng Quân. "Nếu ông Quân có đề xuất này thì nên gửi đến Sở Văn hóa là cơ quan chuyên ngành sẽ nghiên cứu chi tiết về vấn đề này", ông Quý nói.
Ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội cũng cho biết, cơ quan này chưa nhận được đề án đúc tượng rùa vàng và chỉ đạo của thành phố về việc này, nên chưa có động thái xem xét. Nếu được thành phố giao xem xét, Sở Văn hóa sẽ lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia và dư luận, sau đó trình Cục Di sản và Bộ Văn hóa thẩm định.
"Hồ Gươm là di tích quốc gia đặc biệt, là di sản quý bàu của người dân Hà Nội và cả nước nên mọi công trình đưa vào đều phải rất cẩn thận", ông Tiến nói.
Về đề xuất rùa vàng là biểu tượng Hà Nội, ông Trương Minh Tiến thông tin, Hà Nội đã có biểu tượng nhận diện là Khuê Văn Các và biểu tượng này được Quốc hội quy định trong Luật Thủ đô.
Phối cảnh tượng rùa vàng được đặt bên Hồ Gươm, gần ngã ba Tràng Tiền - Hàng Khay.
Đề xuất đặt tượng rùa vàng bên Hồ Gươm đã nhận được ý kiến trái chiều của nhiều chuyên gia văn hóa. Theo GS Trần Lâm Biền, hiện đã có con rùa Hồ Gươm thật được ướp trong tủ kính tại đền Ngọc Sơn, nên không cần thiết phải đúc tượng một con rùa đá hay rùa vàng để trưng bày thêm.
"Rùa đá thường đội bia ở các đền chùa, chưa có con rùa nào được đề cao làm hình tượng tâm linh của người Việt", ông Biền nói.
GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hoá quốc gia cho biết, ông không ủng hộ ý tưởng đúc tượng rùa vàng tại Hồ Gươm. Theo ông, khu vực hồ Gươm không nên đưa thêm bất cứ công trình nào vì không gian này đã hài hòa, cần để Hồ Gươm có cảnh quan tự nhiên hơn là công trình nhân tạo.
Là người sồng gần Hồ Gươm, họa sỹ Lê Thiết Cương cho rằng, ý tưởng lịch sử với rùa Hồ Gươm là rất hay song không nên đúc một con rùa to đặt bên Hồ Gươm, vì sẽ làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên của hồ cũng như phá vỡ quy hoạch đền vua Lê hiện nay.
Theo họa sỹ Lê Thiết Cương, hình ảnh rùa như đề xuất của ông Tạ Hồng Quân không đẹp và rất lớn. Thay vì đặt tượng rùa vàng to như vậy, có thể đặt một con rùa đá nhỏ như một tác phầm điêu khắc bên Hồ để không ảnh hưởng cảnh quan.
Trước đó ngày 28/3, ông Tạ Hồng Quân, một công dân Hà Nội cho biết đã trình UBND TP Hà Nội đề án đúc tượng rùa vàng đặt bên Hồ Gươm. Tượng rùa vàng sẽ được đúc bằng chất liệu đồng nguyên chất và vàng, dài 2,5 mét, cao 3,5 mét và nặng khoảng 6-10 tấn đồng.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đề xuất đúc tượng rùa 10 tấn bên Hồ Gươm Tượng rùa Hồ Gươm được đề xuất đúc bằng đồng nguyên chất và vàng, dài 2,5 m, cao 3,5 m, nặng khoảng 6-10 tấn. Ông Tạ Hồng Quân, một công dân thủ đô, vừa trình UBND TP Hà Nội đề án "Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm" đặt tại khu vực phố đi bộ. Theo đề án, tượng rùa hồ Hoàn Kiếm...