Phiên xử vụ gian lận điểm thi ở Sơn La bị hoãn: Không nên để pháp luật bị coi thường
Phiên tòa xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La phải hoãn vì một lý do khó có thể chấp nhận: 91 người được triệu tập đến phiên tòa mà có tới 76 người vắng mặt.
Đáng chú ý là trong số đó có những người giữ cương vị chủ chốt trong bộ máy Nhà nước tại địa phương như Phó Chủ tịch tỉnh hay Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo.
Phiên tòa xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La phải hoãn vì một số người triệu tập vắng mặt.
Đây quả là một thái độ coi thường pháp luật, bất chấp phiên tòa chuẩn bị mở ra với sự quan tâm của xã hội, không đếm xỉa đến việc tiếp cận công lý cũng như sự trừng phạt, răn đe của pháp luật. Lại phải tốn công sức và thời gian một lần nữa để tổ chức một phiên xét xử khác và cách triệu tập cũng phải khác đi bằng một biện pháp cứng rắn hơn trong khuôn khổ pháp luật cho phép là dẫn giải đến tòa. Như vậy, còn xấu hổ hơn nhiều so với việc tự giác đến theo giấy triệu tập.
Không tôn trọng pháp luật nên vi phạm pháp luật và phải dùng biện pháp mạnh mới biết tôn trọng pháp luật và khi đó thì đã muộn. Những người coi thường pháp luật có nghĩ đến bài học cay nghiệt này không?
Video đang HOT
Từ tư cách người có liên quan bị triệu tập mà không đến tòa, có thể người đó sẽ phải ra tòa với một tư cách hoàn toàn khác, bị áp giải đến tòa. Lúc đó nếu còn giữ thái độ coi thường pháp luật thì hẳn là hình phạt còn nặng hơn.
Đã không ít các phiên tòa bị hoãn bởi chính những người liên quan hay tham gia tố tụng tìm cách trì hoãn một cách hợp lệ. Đó cũng là một thái độ xem thường công sức và thời gian, phí tổn đi lại của người khác. Có nhiều trường hợp khi đã mở phiên tòa rồi mới có đơn xin hoãn hoặc xin vắng mặt vì những lý do nại ra như ốm đau, vào bệnh viện, thực chất đó là sự giả tạo.
Phiên tòa xét xử các bị cáo có hành vi gian lận nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm 2018 tại Sơn La thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Không chỉ quan tâm đến các thủ đoạn “chạy điểm” để vào các trường đại học tiếng tăm, nhận học bổng và một tương lai chắc chắn sau này mà còn là hướng tới sự nghiêm minh pháp luật và công bằng xã hội.
Đã có bao nhiêu sinh viên xứng đáng bị chiếm chỗ mà không thể đòi lại được cơ hội của mình, những người gây ra chuyện này phải bị xử lý một cách thích đáng bằng pháp luật.
Nhị Ngọc
Theo baophapluat
Xét xử gian lận thi cử ở Sơn La: 8 luật sư sẽ tham gia bào chữa
Ngày mai (16/9), Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Ngoài hội đồng xét xử sẽ có 5 thẩm phán, phiên xét xử còn có 8 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia tại tỉnh Sơn La diễn ra vào ngày 16/9 đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận, bởi vụ việc gây ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành giáo dục và làm mất lòng tin trong nhân dân, gây bức xúc cho phụ huy và học sinh.
Bị cáo Trần Xuân Yến, nguyên Phó giám đốc Sở GDĐT tỉnh Sơn La.
Được biết, thành phần hội đồng tham gia xét xử có 5 thẩm phán do thẩm phán Quản Hữu Chiến làm chủ tọa. Đồng thời, có 8 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án này. Ngoài ra, đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại tòa có 2 kiểm sát viên tham gia là bà Lê Thị Thu Hà và ông Nguyễn Văn Thành.
Bên cạnh đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La cũng triệu tập 47 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm các thí sinh nằm trong danh sách được nâng điểm, phụ huynh có con được nâng điểm và 43 người làm chứng đến tòa. Trong số đó có ông Hoàng Tiến Đức (nguyên Giám đốc Sở GDĐT tỉnh), ông Nguyễn Duy Hoàng (Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh), ông Nguyễn Minh Khoa (cán bộ Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh), ông Đỗ Kim Quang (Giám đốc VNPT Sơn La), ông Lê Trọng Bình (Phó chủ tịch UBND thành phố Sơn La), ông Trần Hùng Mạnh (Phó Trưởng Công an huyện Thuận Châu)...
Trong số những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cùng được triệu tập đến tòa còn có bố con ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng Giáo dục Trung học cơ sở, Sở GDĐT tỉnh Sơn La.
Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La - nơi sẽ diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi.
Danh sách 8 bị cáo được đưa ra xét xử gồm: Trần Xuân Yến (Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh), Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng), Cầm Thị Bun Sọn (Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng), Đặng Hữu Thủy (Phó Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu), Lò Văn Huynh (Phó Trưởng phòng Khảo thí Sở GDĐT), Nguyễn Thanh Nhàn (Phó Trưởng phòng khảo thí Sở GDĐT), Đinh Hải Sơn (thiếu tá, nguyên Đội phó đội Giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ), Đỗ Khắc Hưng (Trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ).
Theo kế hoạch, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018, theo điều 356 của Bộ luật Hình sự năn 2015.
Trước đó, phóng viên Dân Việt đã liên hệ qua điện thoại với lãnh đạo Viện KSND tỉnh Sơn La để tìm hiểu thông tin liên quan đến các đối tượng sẽ bị khởi tố bổ sung, như Viện trưởng Viện KSND Tối cao cho biết: "Trung ương đang định đưa vụ án về để điều tra về tội đưa, nhận hối lộ và tới đây sẽ khởi tố thêm 7 đối tượng nữa".
Tuy nhiên, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Sơn La lại cho hay: "Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh Sơn La hiện chưa có thông tin gì nên không thể cung cấp được gì".
Theo Danviet
(NÓNG) Tiết lộ chấn động về chiêu trò, thủ đoạn tinh vi sửa điểm thi ở Sơn La Nhận thức trong kỳ thi này sẽ có trường hợp thí sinh nhờ nâng điểm môn Ngữ văn, đối tượng này đã cấu kết với 1 lãnh đạo cấp phòng in toàn bộ dữ liệu khóa phách vòng 1 và vòng 2, rồi giao cho vị lãnh đạo phòng giữ để phục vụ tra tìm bài thi của thí sinh cần nâng điểm....