Phiên xử Mubarak lại hoãn vì các bên “choảng” nhau
Một cuộc lộn xộn giữa người biểu tình và gia đình các nạn nhân bị đàn áp ngay giữa tòa khiến phiên xử cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak hôm 5.9 bị gián đoạn. Các luật sư cũng nhảy vào cuộc chiến gây lộn này.
Bên ngoài phòng xử án, nhiều cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát diễn ra.
Đây là phiên tòa xét xử thứ ba đối với ông Mubarak sau nhiều lần trì hoãn nhưng là phiên tòa đầu tiên cấm cửa hoàn toàn đối với báo chí.
Video đang HOT
Sự việc bắt đầu khi một người ủng hộ ông Mubarak giơ bức ảnh của ông lên cao chọc tức những người thân của các nạn nhân trong vụ đàn áp bạo động hồi tháng 1. Hai bên bắt đầu lao vào gây lộn tại tòa án. Chưa dừng lại ở đó, ngay đến các luật sư của bên nguyên cũng nhảy vào cuộc khiến cảnh sát buộc phải can thiệp. Cuối cùng, thẩm phán đành yêu cầu tạm hoãn phiên tòa. Không chỉ vậy, ở bên ngoài tào án, những cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát cũng diễn ra.
Hosni Mubarak, 83 tuổi, nhà lãnh đạo buộc phải từ chức hồi tháng 2 vừa qua do sức ép từ làn sóng biểu tình ở Ai Cập. Ông Mubarak bắt đầu nhập viện từ tháng 4 và đây là lần thứ ba ông phải nằm trên giường bệnh để ra hầu hòa. Tuy nhiên, lại một lần nữa Mubarak được “lỡ hẹn”.
Người biểu tình chống Mubarak đặt lá cờ lên trên bàn cân, ám chỉ sức mạnh của cán cân công lý.
Tướng Hussein Saeed Mohamed Mursi, 54 tuổi, người đứng đầu bộ phận thông tin của Bộ An ninh Ai Cập hôm qua cho biết ông nghe được một cuộc đối thoại giữa các quan chức cấp cao trong căn phòng điều hành giải quyết bạo động hôm 28.1. Nội dung cuộc nói chuyện này cho biết họ không có đủ lực lượng tiếp viện để bảo vệ các nhà tù và Bộ Nội vụ.
Vì vậy chính quyền Ai Cập buộc phải dùng đến súng đạn để giải quyết tình hình. Số vũ khí này được chuyển vào tòa nhà trụ sở của Bộ Nội vụ trên chiếc xe cứu thương do ô tô của cảnh sát cũng bị tấn công.
Tuy nhiên, nhân chứng này cho biết không nghe được “mệnh lệnh bắn đạn nhằm vào người biểu tình được đưa ra trong tình huống nào”.
Ông Mubarak bị buộc tội có liên quan tới việc sát hại người biểu tình và “ra lệnh” cho cấp dưới bắn đạn thật vào người biểu tình. Khoảng 850 người đã chết trong cuộc bạo động ở Ai Cập hồi đầu năm 2011. Chính cuộc biểu tình này đã kết thúc chế độ cầm quyền kéo dài ba thập kỷ của Mubarak.
Theo Lao Động
Ai Cập lại hoãn phiên xử cựu tổng thống Mubarak
Phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak với cáo buộc tàn sát người biểu tình, lẽ ra tiếp tục trong ngày 15/8, lại bị hoãn tới ngày 5/9.
Ông Hosni Mubarak khi còn đương chức. (Nguồn: Internet)
Thẩm phán Ahmed Refaat cũng quyết đã định sẽ xét xử ông Mubarak và cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib al-Adly trong cùng phiên tòa mở vào ngày 5/9, theo yêu cầu của luật sư của các gia đình có người thân bị sát hại trong cuộc nối dây dầu năm 2011 ở Ai Cập.
Thẩm phán Refaat còn quyết định không cho phát sóng trực trực tiếp phiên tòa xét xử này./.
Theo TTXVN
Ông Mubarak sẽ xin lỗi và giao nộp tài sản để được ân xá Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak sẽ đưa ra lời xin lỗi với công chúng vì đã lạm dụng quyền lực và sẽ đề nghị trao lại tài sản của mình cho nhà nước, để được các nhà lãnh đạo mới cho ân xá, báo chí nước này cho hay. Vợ chồng ông Mubarak có thể được miễn truy tố sau khi giao...