Phiên tòa xử Vinasun kiện Grab tiếp tục bị tạm dừng
Sau khoảng 2 giờ cho các bên tranh luận, đến 10h30 hôm nay, phiên tòa xử vụ Vinasun kiện Grab lại bị tạm dừng và sẽ tiếp tục vào lúc 14h chiều mai.
Chủ tọa tuyên bố tạm dừng phiên tòa để HĐXX hội ý, đến chiều mai sẽ tiếp tục. Ảnh: T.S
Theo đó, trong phiên xử sáng nay (22.11), tòa cho luật sư cũng như người đại diện của Cty CP Ánh Dương Việt Nam và Cty TNHH Grabcar Việt Nam đưa ra những chứng cứ và lập luận của mình.
Phía nguyên đơn lại cho rằng về tổng thể, từ khi Grabcar hoạt động mạnh đã khiến thị trường taxi thay đổi lớn theo hướng có lợi cho Grab. Cty Vinasun không được đối xử công bằng và đã bị ảnh hưởng.
Đại diện Vinasun cho rằng mình bị cạnh không lành mạnh và phía Grab phải bồi thường những tổn thất. Ảnh: T.SĐưa ra nhiều lập luận như số xe nằm bãi, số tài xế nghỉ việc, giá cổ phiếu đi xuống,… phía Vinasun cho rằng đó là những căn cứ để chứng minh cho thiệt hại của mình bởi hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” của Grab.
Đặc biệt, phía Vinasun đưa ra giám định mới được bổ sung thêm từ Cty giám định Cửu Long.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc Grab tại Việt Nam có mặt tại tòa. Ảnh: T.S.
Chủ đề xuyên suốt của bên bị đơn là bác bỏ những lập luận của nguyên đơn về những thiệt hại đã được Cty giám định Cửu Long đưa ra trước tòa. Họ cho rằng, những căn cứ để đưa ra con số hơn 41 tỉ đồng là mơ hồ và có nhiều sai sót dù đã được bổ sung bằng khuyến cáo của 3 Cty chứng khoán về tình hình giá cổ phiếu của Vinasun.
Theo quan điểm của nhiều người dự phiên tòa, những thông tin mà hai bên đưa ra tại tòa và lập luận của họ trước Hội đồng xét xử (HĐXX) là không mới so với những phiên xử trước.
Điều đáng quan tâm nhất là nhận định của VKSND TPHCM về việc đề nghị HĐXX tuyên Grab bồi thường số tiền trên cho Vinasun là vẫn chưa được thực hiện và phiên tòa quay trở lại quá trình tranh tụng, xét hỏi.
Sau khi nghe hai bên trình bày quan điểm, đưa ra các lập luận, chứng cứ của mình, đến 10h30, chủ tọa tuyên bố tạm dừng phiên tòa để HĐXX hội ý tại chỗ.
Đến 14h chiều mai (23.11), phiên tòa sẽ lại tiếp tục.
T.S
Theo LĐO
Vụ Vinasun kiện Grab đòi bồi thường: 4 lần mở tòa vẫn chưa thể tuyên án
Khi trở lại làm việc, chủ tọa phiên tòa cho hay, HĐXX xét thấy cần xác minh, thu thập bổ sung tài liệu liên quan đến việc giám định thiệt hại của phía Vinasun mới có căn cứ giải quyết được vụ án. Do đó, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Chiều 29/10, tòa Kinh tế (TAND TP.HCM) mở phiên xử vụ kiện Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (công ty Ánh Dương - đơn vị sở hữu thương hiệu Taxi Vinasun) và bị đơn là công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (GrabTaxi).
Lại tiếp tục tạm ngưng phiên tòa xử vụ Vinasun kiện GrabTaxi đòi bồi thường.
Theo thông báo trước đó, phiên tòa chiều nay, tòa sẽ tuyên án vụ kiện này. Tuy nhiên, tòa chưa đưa ra phán quyết như dự kiến mà quyết định quay lại phần xét hỏi để làm rõ thêm một số vấn đề, nhằm đưa ra quyết định công bằng nhất.
Trong phiên tòa chiều nay, đại diện đơn vị giám định thiệt hại vẫn không có mặt. Để làm rõ thêm khoản thiệt hại thực tế của vụ án, HĐXX đề nghị đại diện Vinasun trình bày thêm về căn cứ và cách xác định thiệt hại.
Trình bày tại tòa, đại diện Vinasun cho biết, khi Grab đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là sau khi thí điểm Đề án 24 của bộ Giao thông vận tải (GTVT), thì lợi nhuận của Vinasun giảm mạnh. Nguyên nhân là do phía Grab đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại, không đăng ký với cơ quan chức năng đã kéo lượng lớn khách trước đây sử dụng dịch vụ của Vinasun sang sử dụng Grab, gây thiệt hại nặng nề cho Vinasun.
Việc Vinasun bị thiệt hại đã kéo theo hệ lụy là hàng chục ngàn tài xế cũng nghỉ việc để sang làm việc cho Grab. Về số tiền cụ thể, theo đại diện Vinasun thì trong năm 2016 và quý I/2017, tổng số tiền thiệt hại là trên 41,2 tỷ đồng.
Phản bác lại Vinasun, phía GrabTaxi yêu cầu HĐXX trưng cầu giám định lại thiệt hại của phía Vinasun. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Grab cho rằng số liệu trong báo cáo giám định là thiếu chính xác.
Theo luật sư, việc xác định thiệt hại dựa trên sự sụt giảm vốn hóa thị trường (cố phiếu Vinasun rớt giá - PV) là không hợp lý vì cổ phiếu không thuộc sở hữu của công ty mà thuộc sở hữu của các cổ đông.
Ngoài ra, việc cần thiết phải giám định lại thiệt hại là bởi công ty Cửu Long là đơn vị định giá nhưng lại không trực tiếp thực hiện công việc này mà tiếp tục thuê lại đơn vị khác giám định. Do đó, phía GrabTaxi có quyền nghi ngờ về kết quả giám định.
Đồng thời Vinasun không chỉ ra được quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab dẫn đến thiệt hại của Vinasun nên không thể yêu cầu GrabTaxi bồi thường được.
Đến 15h, HĐXX quyết định vào hội ý. Khi trở lại làm việc, chủ tọa phiên tòa cho hay HĐXX xét thấy cần xác minh, thu thập bổ sung tài liệu liên quan đến việc giám định thiệt hại của phía Vinasun mới có căn cứ giải quyết được vụ án.
Do đó, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa. Thời gian mở lại phiên tòa là 8h ngày 22/11/2018.
Theo nguoiduatin
'Nghẹt thở' trước giờ phán quyết 'đại chiến' Vinasun - Grab Theo các chuyên gia, nếu Vinasun thắng, tất cả những ngành online có thể kiện offline; cái cũ có thể kiện cái mới; cái truyền thống kiện cái hiện đại. Kết quả vụ kiện Vinasun - Grab được đánh giá tác động rất lớn đến nền kinh tế Ngày 29.10, Tòa án kinh tế - TAND TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết cuối...