Phiên tòa xét xử vụ án Alibaba: Những giọt nước mắt đắng cay, ân hận khi nói lời cuối
Nguyễn Thái Luyện và các bị cáo đã đưa ra hàng loạt thông tin không có thật, tự vẽ ra các dự án không có thật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng ngàn khách hàng.
Đến khi ra tòa nhiều người mới nhận ra hành vi của mình là sai trái và ân hận về những gì mình đã gây ra.
Sáng 22/12, là người đầu tiên nói lời cuối cùng, Nguyễn Thái Luyện vẫn cho rằng mình không lừa đảo. Theo Nguyễn Thái Luyện, vụ án xảy ra là điều không ai mong muốn. “Bị cáo chỉ muốn đưa khách hàng đến những trải nghiệm tốt, có chỗ an cư”. Nguyễn Thái Luyện khẳng định, khách hàng chưa mất đồng nào, thậm chí sinh lời khi đầu tư vào Alibaba. Nếu phát hiện ai bị mất tiền, bị cáo sẽ trả lại 100%. Thậm chí là 300%.
Theo Luyện, với số đất của Công ty Alibaba, nếu HĐXX xem xét dân sự, không hình sự hóa thì bị cáo đảm bảo sẽ trả lại đất cho khách hàng, không ai phải chịu thiệt.
Bị Cáo Nguyễn Thái Luyện trình bày và mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. “Các đồng phạm của tôi vì họ quá tin tưởng tôi nên mới vướng lao lý, họ không được hưởng lợi gì trong vụ án này. Nếu chủ tọa cho rằng tôi có tội thì tôi xin nhận hết trách nhiệm, còn những người này họ phải chịu mức hình phạt như VKS đề nghị là quá nặng. Mong chủ tọa xem xét để những bị cáo trong vụ án có một bản án đủ cảnh tỉnh và thức tỉnh để nếu sau này có tin tưởng ai thì cũng phải biết người đó như thế nào”. Nguyễn Thái Luyện trình bày.
Đối với khách hàng, Nguyễn Thái Luyện mong tòa không hình sự hóa vụ án để bị cáo có thể giải quyết hợp đồng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) nói rất ngắn gọn, Lĩnh không xin cho mình mà chỉ mong HĐXX xem xét vì trong vụ án này, gia đình bị cáo có 3 anh em đều bị đề nghị mức án cao. “Ba bị cáo bị tai biến, mẹ bị ung thư máu, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho anh trai, em trai và chị dâu của bị cáo, còn bị cáo …”, Lĩnh bật khóc.
Video đang HOT
Bị cáo Trần Huy Phúc “xin” chủ tọa và các thành viên trong HĐXX phiên tòa cho phép xưng “con”. Phúc xin lỗi gia đình, người thân, xin lỗi khách hàng, bị hại, trong đó Phúc cũng là một trong các bị hại. Phúc trình bày hoàn cảnh gia đình và nói với chủ tọa và HĐXX: “Là người cha, chắc không ai muốn con mình phải nhận những nhận những điều không mong muốn, “con” mong “cha – chủ tọa” xem xét giảm nhẹ hình phạt, để con được trở về bên gia đình, chăm sóc cha mẹ già, vợ con…”, Trần Huy Phúc khóc và trình bày.
Bị cáo Vi Thị Hiến, người dân tộc thiểu số khóc, và cho biết bản thân là niềm tự hào của gia đình, làng bản. Như bao phụ nữ khác, bị cáo cũng có những khát khao, muốn được làm người con có hiếu, người vợ và người mẹ. Hiến mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt, sớm được trở về để thực hiện những khát vọng của người phụ nữ.
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) cho biết khi làm tại Alibaba, bị cáo từng giữ trong tay rất nhiều tiền, có khi hàng trăm tỷ đồng nhưng vợ chồng bị cáo chưa từng có ý định chiếm đoạt. “Anh Luyện không có thời gian ăn ngủ, chưa từng đi chơi. Bị cáo hỏi anh làm thế để làm gì? Anh nói anh muốn nhiều người nghèo có nhà để ở, tạo công ăn việc làm cho nhiều người”, Mai nói và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho Nguyễn Thái Luyện.
Khi nghe vợ nói về những đứa con, nhất là cô con gái nhỏ, hơn 2 tuổi, chưa một lần được nhìn mặt cha, được người thân đưa tới cổng tòa để nhìn cha qua cảnh cổng, bị cáo Nguyễn Thái Luyện đã lén đưa tay lên lau nước mắt, dù trong suốt phiên tòa Luyện luôn tỏ ra là người cứng rắn.
Không ít các bị cáo khác cũng chưa một lần được nhìn thấy mặt con. Có bị cáo giờ không biết vợ con đang ở đâu, có bị cáo khi bị bắt vợ đang mang thai tháng thứ 8. Tất cả họ đều bật khóc khi nói đến gia đình, người thân. Họ đều nhận ra hành vi sai phạm của mình, vì nghe theo mình mà nhiều gia đình ly tán, ngay cả gia đình, anh em, họ hàng của các bị cáo cũng là nạn nhân, bị hại trong vụ án này. Các bị cáo gửi lời xin lỗi tất cả khách hàng, bị hại và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm về với gia đình, cộng đồng và làm lại cuộc đời.
HĐXX sẽ tuyên án vào ngày 29/12.
Vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba: Viện kiểm sát giữ quan điểm về khung hình phạt đối với Nguyễn Thái Luyện
Đối đáp trở lại quan điểm bào chữa của các luật sư đối với 23 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba, Viện KSND TP.HCM khẳng định cáo trạng truy tố tội danh là đúng.
Sáng 21.12, đại diện Viện KSND TP.HCM (viết tắt VKS) giữ quyền công tố tại tòa đối đáp với quan điểm bào chữa của luật sư cho 23 bị cáo trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "rửa tiền" xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba).
Đại diện Viện kiểm sát đối đáp. Ảnh NHẬT THỊNH
Đối với Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc điều hành công ty), khi tự bào chữa, Luyện kêu oan. Theo Luyện, toàn bộ hoạt động mua bán đất là công khai, minh bạch, nên bị cáo đề nghị xem xét việc mua bán là giao dịch dân sự; còn luật sư bào chữa cho Luyện cho rằng hành vi của thân chủ có dấu hiệu của tội vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, thay vì lừa đảo như cáo trạng cáo buộc.
Viện kiểm sát giữ quan điểm và khẳng định Nguyễn Thái Luyện lừa đảo
Đối đáp, VKS nêu, theo khoản 4 Điều 5 luật Kinh doanh bất động sản, các bất động sản được đưa vào kinh doanh như sau: loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại... Trong vụ án, các loại đất được Nguyễn Thái Luyện đưa vào kinh doanh, chào bán cho khách hàng là đất nông nghiệp, đất quốc phòng, đất lâm nghiệp.
Ngoài ra, theo Điều 55 luật Kinh doanh bất động sản quy định về điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh, và Điều 168 luật Đất đai 2013, thì dự án được chuyển nhượng sau khi có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Thực tế một số dự án, Luyện và đồng phạm chỉ mới thỏa thuận mua bán chủ đất hoặc đặt cọc, nhưng bị cáo vẫn triển khai mở bán và thu tiền của khách hàng.
Nguyễn Thái Luyện tự bào chữa. Ảnh NHẬT THỊNH
VKS còn phân tích Luyện đã vi phạm Điều 12 luật Kinh doanh bất động sản 2013 là: "Dự án trước khi đưa vào kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư"; vi phạm vào Điều 41 Nghị định 43/2014 về hướng dẫn thi hành luật Đất đai: "...chủ đầu tư khi phân lô, bán nền phải hoàn thiện, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật..., phải được phê duyệt tỷ lệ 1/500...".
Trong vụ án này, căn cứ kết quả điều tra, lời khai của các bị cáo bán "dự án", đều giới thiệu với khách hàng là dự án đều có tính pháp lý, đất bán là đất thổ cư, gần sân bay quốc tế Long Thành, gần khu công nghiệp, gần trường học và các tiện ích khác, thanh toán linh hoạt và dễ sinh lời... từ đó các bị hại tin tưởng và ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, theo VKS, vốn điều lệ 1.600 tỉ đồng của Công ty Alibaba là không có thật. Đây là vỏ bọc để bị cáo tạo niềm tin cho khách hàng, là công ty có tiềm lực về kinh tế.
Các bị cáo nghe Viện kiểm sát đối đáp. Ảnh NHẬT THỊNH
Từ nội dung đối đáp trên, VKS khẳng định Công ty Alibaba và Nguyễn Thái Luyện đã đưa ra thông tin gian dối trước khi ký kết hợp đồng đối với khách hàng để thu tiền; tất cả đất mà công ty Alibaba và khách hàng ký kết không phải đất dự án được cơ quan nhà nước phê duyệt chuyển nhượng theo quy định pháp luật.
Vì vậy, VKS nêu cáo trạng truy tố Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là có căn cứ và giữ nguyên quan điểm về khung hình phạt đối với Luyện.
Đối với các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo, theo VKS, quá trình luận tội và đề nghị mức án, VKS đã xem xét phân hóa trách nhiệm, áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Do đó, với đề nghị của một số luật sư bào chữa liên quan, VKS đề nghị HĐXX xem xét, đánh giá thêm.
Theo cáo trạng, Luyện thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân tín đứng tên. Các công ty này mua số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận; tự vẽ ra 58 dự án "ma" và quảng bá là dự án khu dân cư để bán cho khách hàng. Qua đó, Luyện và đồng phạm chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng của 4.550 khách hàng.
Ở phần luận tội, ở nhóm phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", VKS đề nghị HĐXX tuyên Nguyễn Thái Luyện tù chung thân, Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện, Giám đốc Công ty Alibaba) và Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (nhân viên pháp lý Công ty Alibaba) bị VKS đề nghị từ 16 - 18 năm tù. Các bị cáo đồng phạm còn lại bị VKS đề nghị từ 12 - 20 năm tù.
Nhóm phạm tội "rửa tiền" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", VKS tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh, đề nghị bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện, tổng giám đốc tài chính công ty), bị cáo Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) cùng mức án 30 năm tù; bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán) bị VKS đề nghị từ 5 - 6 năm tù về tội "rửa tiền".
Về trách nhiệm dân sự trong vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Nguyễn Thái Luyện và vợ là bị cáo Võ Thị Thanh Mai liên đới bồi thường hơn 2.400 tỉ đồng cho 4.550 người bị hại, do 2 bị cáo này trực tiếp chiếm đoạt và sử dụng toàn bộ số tiền chiếm đoạt; đề nghị HĐXX buộc bị cáo Mai nộp lại 13 tỉ đồng đã lấy từ hành vi rửa tiền.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện khẳng định 'đủ tiền và đất trả cho các bị hại' Ngày 17-12, trong buổi làm việc cuối cùng của hội đồng xét xử với các bị hại, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) khẳng định đủ tiền và đất để trả cho các bị hại. Các bị hại đến tòa khai báo - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP Ngày 17-12, phiên tòa xét xử Nguyễn Thái...