Phiên tòa cuối của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra
Để đảm bảo an ninh trật tự tại phiên tòa cuối cùng xét xử cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra dự kiến diễn ra vào ngày 7 và 21-7, Tư lệnh Lục quân, Đại tướng Chalermchai Sitthisart cho biết, quân đội sẽ hỗ trợ cảnh sát trong vấn đề này.
Nữ cựu Thủ tướng đang phải đối mặt với những cáo buộc xung quanh chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi. Nếu bị tuyên có tội, bà Yingluck Shinawatra có khả năng phải đối mặt với án tù nhiều năm.
Cuôc chiên phap ly
Trước đó, bà Yingluck Shinawatra bị tuyên phải bồi thường 35,7 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD) cho các thiệt hại của ngân sách nhà nước ước tính lên tới 500 tỷ baht về chương trình trợ giá gạo kể trên. Cuộc chiến pháp lý của nữ cựu Thủ tướng bắt đầu sau khi bà bị tịch thu nhiều tài sản và phạt với số tiền lên tới 35,7 tỷ baht vì làm thất thoát tiền trong kế hoạch trợ giá gạo cho nông dân.
Gần nửa năm trước (20-1), nữ cựu Thủ tướng đã đệ đơn kháng án lên Tòa án Hành chính để yêu cầu hủy lệnh bắt bà phải bồi thường 35,7 tỷ baht. Dư luận cho rằng, việc khởi tố và tịch thu tài sản của bà Yingluck Shinawatra là một phần trong kế hoạch triệt tiêu tầm ảnh hưởng của gia đình nhà Shinawatra.
“Đây là một phần sau đảo chính nhằm loại bỏ thách thức từ nhà Shinawatra một lần và mãi mãi”, Thitinan Pongsudhirak, giáo sư khoa học chính trị, Đại học Chulalongkorn tuyên bố. Nữ cựu Thủ tướng bị khởi tố sau khi chính phủ của bà bị quân đội lật đổ hồi tháng 5-2014.
Ngoài án phạt 1 tỷ USD, bà Yingluck Shinawatra còn phải đối mặt với 15 cáo buộc như cấp hộ chiếu cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, can thiệp quá mức vào cải tổ quân đội, hỗ trợ bất hợp pháp cho những người bị truy tố về tội phạm chính trị, cho phép Bộ Tài chính vay 350 tỉ baht (10 tỉ USD) để hỗ trợ đề án quản lý nước…
Video đang HOT
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck tại Bangkok
Thât thoat tư trơ gia gao
Hơn 10 ngày trước (26-6), giới truyền thông Thái Lan đưa tin, tiến trình phong tỏa và tịch thu tài sản của nữ cựu Thủ tướng gặp một số trở ngại và chưa thể thực hiện trong thời gian tới. Ba cơ quan thưc thi việc nay là Cuc Thưc thi phap ly, Bô Tai chinh và Uy ban Chông tham nhung quôc gia (NACC) cho biết, ho phai đơi hoan tât cac thu tuc trươc khi tiên hanh phong toa tai san cua bà Yingluck Shinawatra.
Pho Thủ tướng Wissanu Krea-ngam tuyên bố, giới chưc nước này không thê phong toa tai san cua bà Yingluck Shinawatra bởi Cuc Thưc thi phap ly không thê xac đinh đươc sô tai san nao thuôc vê nữ cựu Thủ tướng. Dự kiến việc này có thể tiến hành trong tháng 9-2017.
Tính đến nay đã có hơn 300 quan chức thuộc Cục Dự trữ và Cục Hỗ trợ tiếp thị cho nông dân cùng nhiều chủ kho và giám sát viên bị xử lý kỷ luật vì các sai phạm liên quan đến chương trình mua tạm trữ gạo.
NACC đang điều tra 986 trường hợp công chức liên quan đến chương trình này, đặc biệt ở khâu dự trữ gạo mua của nông dân. Bộ trưởng Tư pháp Paiboon Komchaya cho biết, đã nhận được danh sách 6.000 quan chức nhà nước bị tình nghi có dính líu đến vụ thất thoát 142 tỷ baht (hơn 4 tỷ USD) vì chương trình trợ giá gạo.
Gần 1 năm trước (5-8-2016), bà Yingluck Shinawatra đã tự bào chữa trước 9 thẩm phán Tòa án tối cao, trong đó khẳng định chương trình trợ giá gạo được kiểm soát tốt; đồng thời nhấn mạnh, không có nhân chứng nào làm chứng về gian dối trong chương trình trợ giá gạo.
Theo chương trình trợ giá gạo, Chính phủ Thái Lan khi đó đã mua gạo của nông dân với giá gấp đôi giá thị trường và trữ tại các kho chứa của nhà nước trên toàn quốc. Được biết, cựu Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom và 21 người, trong đó có quan chức và doanh nhân phải đối mặt với vụ kiện đòi bồi thường vì bị cáo buộc tham gia giao dịch mua bán gạo liên chính phủ giả mạo, với mức thiệt hại khoảng 20 tỷ baht (561 triệu USD)…
Theo giới truyền thông Thái Lan, 38 cựu bộ trưởng và thứ trưởng dưới thời cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và nữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã bị điều tra về hồ sơ thuế.
Tuy nhiên, Tổng Kiểm toán Pisit Leelavachiropas không tiết lộ danh tính các quan chức bị đưa vào “tầm ngắm”. Cựu Phó Thủ tướng Phongthep Thepkanjana dưới thời bà Yingluck Shinawatra có tài sản lên tới 2,9 tỷ baht và nữ cựu Thủ tướng sở hữu khoảng 541 triệu baht.
Theo Đông Ngàn
Pháp luật Việt Nam
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck khẳng định không rời bỏ đất nước
Truyền thông Thái Lan ngày 22/6 dẫn lời cựu Thủ tướng nước này Yingluck Shinawatra nói rằng bà sẽ không rời bỏ đất nước trong khi đang đối mặt với sức ép từ vụ kiện liên quan đến chương trình trợ giá gạo gây nhiều tranh cãi.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Phát biểu với các phóng viên nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50, xung quanh là những người ủng hộ và các lãnh đạo đảng Pheu Thai, cựu Thủ tướng Yingluck cho hay đây là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà, nhưng bà sẽ "chiến đấu với niềm tin về sự trong sạch của mình."
Tòa án Tối cao Thái Lan hiện đang tiến hành phiên xét xử bà Yingluck với cáo buộc bà đã lơ là trách nhiệm trong việc kiểm soát chương trình mua gạo tạm trữ với giá cam kết, gây thiệt hại nặng cho ngân sách nhà nước.
Dự kiến, lần lấy lời khai cuối cùng của bà Yingluck sẽ được tổ chức vào ngày 21/7. Cả hai bên nguyên và bị sẽ có 30 ngày để đưa ra phát biểu cuối cùng.
Sau đó 14 ngày, tòa án sẽ đưa ra phán quyết.
Anh trai của bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã chọn con đường tự lưu vong vào năm 2008 sau khi bị Tòa án tối cao phán quyết rằng ông đã lạm dụng quyền lực khi làm thủ tướng và bị kết án 2 năm tù.
Theo Vietnam
Cựu thủ tướng Yingluck bị phạt gần 1 tỷ USD Thái Lan ra lệnh tịch thu tài sản và phạt cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra gần 1 tỷ USD liên quan đến chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi dưới thời bà lãnh đạo. Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Ảnh: Reuters. Chương trình trợ giá gạo cho nông dân là chính sách nổi bật của chính phủ Yingluck Shinawatra, giúp...