Phiến quân Taliban đe dọa tấn công khủng bố tại Ấn Độ và Pakistan
Nhóm phiến quân TTP-JA cáo buộc Thủ tướng Ấn Độ Modi đã sát hại hàng trăm người Hồi giáo và đe dọa sẽ tấn công nhằm vào nước này.
Reuters đưa tin, ngày 5/11, chi nhánh mới của tổ chức Taliban tại Pakistan đứng sau vụ đánh bom tự sát ngày 2/11 tại biên giới Pakistan-Ấn Độ tuyên bố, cuộc tấn công này nhắm đến hai nước Ấn Độ và Pakistan. Điều này cho thấy, Ấn Độ có thể sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của nhóm khủng bố mới này.
Ít nhất 57 người Pakistan đã thiệt mạng tại một buổi lễ hạ cờ ngày 2/11 sau khi một kẻ đánh bom liều chết đang cố gắng tiến về phía cửa khẩu biên giới với Ấn Độ.
Người thân đứng cạnh thi thể các nạn nhân của vụ đánh bom tại biên giới Pakistan-Ấn Độ (Ảnh Reuters)
Ehsanullah Ehsan, người phát ngôn của nhóm phiến quân Tehreek-e-Taliban Pakistan Jamaat Ahrar (TTP-JA) cho biết, lực lượng này đã cảnh báo Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về các cuộc tấn công tại các đường ống dẫn dầu.
Video đang HOT
Nói chuyện với báo giới qua điện thoại, Ehsan cho biết: “Tôi đã gửi thông điệp này đến ông Modi rằng nếu chúng tôi có thể thực hiện các cuộc tấn công ở phía bên này biên giới, chúng tôi cũng có thể dễ dàng làm được điều đó ở phía bên kia biên giới ở Ấn Độ. Tôi nói với ông Modi rằng, bàn tay của ông ta đã nhuốm máu của Kashmiri mujahideen (lực lượng phiến quân) và người dân vô tội tại Gujarat và ông ta sẽ phải trả giá”.
Trước đó, trên mạng xã hội Twitter, tên Ehsan viết bằng tiếng Anh cho biết: “Ông (Modi) là kẻ đã sát hại hàng trăm người Hồi giáo. Chúng tôi sẽ trả thù cho những người dân vô tội tại Kashmir và Gugrat”.
Quan chức tình báo Ấn Độ đã xác nhận tài khoản này của đại diện nhóm phiến quân là thật.
Kashmir là vùng lãnh thổ đang tranh chấp tại Himalaya giữa Ấn Độ và Pakistan trong khi Gujarat là một bang miền Tây Ấn Độ, nơi hơn 1.000 người dân chủ yếu là người Hồi giáo đã bị sát hại trong một cuộc xung đột tôn giáo vào năm 2002.
Lâu nay, Ấn Độ thường cáo buộc các chiến binh Pakistan tiến hành các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các mục tiêu tại nước này, đặc biệt sau vụ tấn công đẫm máu tại Mumbai năm 2008 khiến 166 người thiệt mạng sau khi các tay súng Pakistan thực hiện một vụ thảm sát kéo dài 3 ngày tại thủ đô tài chính của Ấn Độ.
Ehsan cho biết: “Chúng tôi tự hào tuyên bố rằng, mục tiêu của chúng tôi là lực lượng an ninh Pakistan và chúng tôi đã thành công”.
Tổ chức Taliban trung tâm tại Pakistan (TTP) đã tan rã vào đầu năm nay và chia thành nhiều nhóm nhỏ như nhóm TTP-JA.
Chi nhánh mới này của Taliban có nhiệm vụ khai thác mối liên hệ với al-Qaeda, mở rộng ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới Pakistan và nhắm đến các mục tiêu tại biên giới Afghanistan, thế giới Arab và phương Tây./.
CTV Tạ Hiển
Theo_VOV
Việt Nam - Ấn Độ phát triển toàn diện mối quan hệ hợp tác
Chiều 28.10, tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp riêng, tiến hành hội đàm với Thủ tướng chủ nhà Narendra Modi. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân đã tham dự lễ đón chính thức tại Phủ Tổng thống (Rashtrapati Bhavan).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ - Ảnh: TTXVN
Tại hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Modi tái khẳng định cam kết phát triển toàn diện mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược hai nước; đồng thời đạt được sự nhất trí cao về những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai nước ngày càng thực chất, hiệu quả, nhất là trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ và văn hóa giáo dục. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác trên tất cả các kênh Đảng, Quốc hội và giao lưu nhân dân; tổ chức thường xuyên và định kỳ các cơ chế hợp tác sẵn có như Ủy ban Liên Chính phủ, Đối thoại chiến lược và tham khảo chính trị, Đối thoại quốc phòng, Tiểu ban Hỗn hợp về thương mại...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narendra Modi đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ kinh tế giữa hai nước thời gian qua; đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt và vượt mốc 15 tỉ USD kim ngạch thương mại song phương vào năm 2020.
Về vấn đề biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông; Ấn Độ khẳng định ủng hộ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ở biển Đông cần phải được bảo đảm; ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. VN đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề biển Đông và việc Ấn Độ cam kết tiếp tục hợp tác với VN thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN ở biển Đông.
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narendra Modi chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác gồm: Biên bản ghi nhớ về Trường ĐH Nalanda; Biên bản ghi nhớ về bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc Chàm tại Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam; Thỏa thuận khung hợp tác giữa OVL và PetroVietnam và Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa ONGC và PetroVietnam...
Trước khi rời Ấn Độ về nước vào tối 28.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Theo TNO
Từ chối lời mời của Mỹ, Ấn Độ mua tên lửa chống tăng Spike của Israel Từ chối các lời đề nghị mua tên lửa Javelin từ Mỹ, Ấn Độ đã quyết định chọn mua tên lửa chống tăng dẫn đường Spike của Isarel để tăng cường sức mạnh quân sự đất nước. Một nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết, nước này sẽ mua ít nhất 8000 tên lửa Spike và hơn 300 bệ phóng...