Phiến quân Syria tung video bắt cóc, thẩm vấn thô bạo một công dân Nhật
Chính phủ Nhật Bản ngày 18/8 cho biết đang điều tra một đoạn video được tải lên mạng cho thấy một công dân nước này bị các phiến quân Syria bắt cóc và thẩm vấn thô bạo.
Haruna Yukawa trong đoạn video được tải lên mạng.
Đoạn video, xuất hiện hồi cuối tuần qua, quay cảnh một người đàn ông tự xưng là Haruna Yukawa mặt dính máu đang nằm trên nền đất, trong khi những kẻ bắt cóc đang thẩm vấn ông.
Người đàn ông, với mái tóc xoăn màu nâu và mặc áo phông đen đính đầy bụi và mồ hôi, đã trả lời ngắn gọn các câu hỏi bằng tiếng Anh về việc vì sao ông có mặt tại Syria và lý do mang theo súng.
Yukawa trả lời rằng ông là một “nhiếp ảnh gia”, một “phóng viên, bác sĩ không chuyên”, trong khi những kẻ thẩm vấn bắt ông nằm ông, kề một con dao dài ngần ngực ông.
“Tôi không phải là binh sĩ”, Yukawa nói trong nền nhạc dường như là của Trung Đông.
Một số thông tin được tải lên mạng xã hội nói rằng Yakawa là một gián điệp, và cho biết ông này đã bị các phiến quân của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết.
Một video khác được tải lên mạng hồi cuối tuần qua cho thấy một người đàn ông được tin là Yukawa đang bắn thử một khẩu súng trường AK-47 tại Syria.
Video có thể được xem trên trang web công ty quốc phòng tư nhân PMC có trụ sở tại Tokyo, vốn ghi tên ông Yukawa là giám đốc điều hành. Các bức ảnh được tải lên trang web cho thấy ông này ngồi cạnh các nhà hoạt động cánh hữu.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ thông tin thi tiết về các dịch vụ của công ty. Các cuộc gọi tới công ty hôm nay không có ai nghe máy và chưa rõ công ty này có các nhân viên khác hay không. Trang web nói công ty có các chi nhánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và châu Phi.
Trang web cũng đăng địa chỉ công ty, đặt tại một tòa nhà văn phòng 13 tầng, nhưng không có dấu hiệu của công ty tại địa chỉ này.
Yukawa cũng có một blog, trong đó có đoạn video mà ông này miêu tả về các vụ thảm sát của các lực lượng chính phủ ở thành phố Aleppo, miền bắc Syria.
Nhật khẩn trương xác minh
Bộ ngoại giao Nhật cho biết bộ này đang cố gắng xác minh danh tính người đàn ông thông qua đại sứ quán tại Syria, hiện đang tạm đặt ở quốc gia láng giềng Jordan.
Thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki cho biết với báo giới rằng cuộc nội chiến ở Syria khiến Tokyo khó điều tra vụ việc.
Kể từ năm 2011, Nhật Bản đã khuyến cáo các công dân nước này tránh tới Syria.
Bộ ngoại giao Nhật cùng văn phòng Thủ tướng và Cơ quan chính sách quốc gia đã thiết lập một nhóm đặc biệt để giải quyết vụ việc, quan chức bộ ngoại giao Nhật cho hay.
Tuy nhiên, quan chức trên từ chối xác định danh tính người đàn ông trong video, cũng như việc liệu có một người tên là Haruna Yukawa mất tích hay không.
“Vì tình hình tại Syria, chúng tôi không nhân viên ngoại giao nào tại nước này và chúng tôi cũng không có ý định cử ai tới đó”, quan chức trên nói.
Hồi năm ngoái, một tài xế xe tải Nhật Bản đã bí mật đến Syria thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và gây xôn xao với tư cách là một du khách tới vùng chiến sự khi chụp các bức ảnh và quay video về cuộc xung đột.
Nhật Bản bị hạn chế tham gia các cuộc xung đột ở nước ngoài, mặc dù báo chí nước này đưa tin rất tốt về các điểm nóng trên thế giới.
An Bình
Theo Dantri/AFP, Kyodo
Hãng tin Nhật hé lộ bản thảo tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN
Các ngoại trưởng ASEAN hôm qua 8/8 đã nhất trí cần phải có một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý trên Biển Đông, vào thời điểm Trung Quốc đang ngày càng có thái độ quyết liệt hơn trong tuyên bố chủ quyền của mình ở khu vực.
Ngoại trưởng các nước ASEAN chụp ảnh trước phiên họp toàn thể vào ngày hôm nay 8/8 tại Nay Pyi Taw, Myanmar.
Thông tin được hãng tin Nhật Kyodo cho hay.
Cũng theo hãng tin này, phát biểu tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar sau cuộc họp kéo của các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho rằng, để tránh được sự nghi kỵ và giảm nguy cơ xung đột bất ngờ ở Biển Đông, cần phải có tiến bộ "đáng kể" trong việc soạn thảo bộ quy tắc ứng xử. Và bộ quy tắc sẽ được xây dựng thông qua đàm phán với Trung Quốc.
Hội nghị hàng năm được diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn và gần đây nhất là việc Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc, dự kiến sẽ tham dự các hội nghị về an ninh trong đó có cả các cường quốc thế giới vào hai ngày cuối tuần này tại Nay Pyi Taw, đã rút giàn khoan ra khỏi Hoàng Sa và trung tuần tháng 7 vừa qua.
"Thật là kỳ diệu khi không có những vụ va chạm nghiêm trọng hơn và giờ đây quyền lợi của tất cả mọi người là cố gắng đảm bảo rằng chúng ta có thể kiểm soát được chúng và đưa chúng theo cách có thể chấp nhận được với mọi người", Ngoại trưởng Singapore cho hay.
Trong khi đó, Philippines đã đưa ra một "kế hoạch 3 hành động" mới, kêu gọi ngưng ngay các hành động khiêu khích có thể thay đổi hiện trạng trên biển và thực hiện cả các bước trung hạn và dài hạn để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, không có phản đối rõ rệt đối với đề xuất của Philippines, nhưng một số người cho rằng việc cần thiết hơn là phải áp dụng hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà Trung Quốc đã ký với ASEAN vào năm 2002, nêu rõ tranh chấp phải được giải quyết qua con đường hòa bình.
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 vào ngày 8/8, đúng ngày thành lập ASEAN, Tổng thống Myanmar Thein Sein cho rằng "những diễn tiến hiện nay trên thế giới đang gây lo ngại nghiêm trọng cho chúng ta". Ông cho rằng hiệp hội 10 quốc gia phải củng cố kiến trúc của mình và thực thi chính sách "giải quyết hòa bình".
Tuy nhiên, Kyodo cho biết ông không nêu cụ thể về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Kyodo cũng cho biết trong bản thảo tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN dự kiến đưa ra sau cuộc họp, các ngoại trưởng đã bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông cũng như Hoa Đông, nơi Nhật đang có tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc.
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do hàng hải và bay quá cảnh trong khu vực và kêu gọi các bên kiềm chế có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và thay đổi hiện trạng", bản thảo tuyên bố chung được Kyodo trích dẫn có đoạn.
Bản thảo cũng nhấn mạnh bất kỳ hành động nào được thực hiện ở khu vực cần phải phù hợp với "những quy tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận toàn cầu".
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc lập trung tâm chỉ huy chung Quân đội Trung Quốc đã thiết lập một trung tâm chỉ huy chung để kết hợp hoạt động của các lực lượng hải, lục, không quân, trong một động thái nhằm tăng cường sự hiệu quả của các chiến lược và chiến thuật quân sự. Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin cho biết, trung tâm chỉ huy hoạt động chung đã được...