Phiến quân Myanmar tấn công thị trấn khai thác ngọc
Quân đội Độc lập Kachin (KIA), một trong những nhóm phiến quân phản đối đảo chính, đã tấn công đồn quân sự tại thị trấn khai thác ngọc bích Hkamti.
Các tay súng KIA tấn công một đồn quân sự tại thị trấn Hkamti ở vùng Sagaing, tây bắc Myanmar, sáng nay. Hình ảnh cho thấy những cột khói đen bốc lên từ hiện trường vụ tấn công.
Người phát ngôn KIA Naw Bu nói đã biết về vụ tấn công, nhưng không thể cung cấp thông tin chi tiết. Phát ngôn viên quân đội Myanmar hiện chưa bình luận.
“Cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn. Tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng súng”, một người dân cho biết.
Video đang HOT
Khói bốc lên từ vị tri giao tranh giữa Quân đội Độc lập Kachin (KIA) và quân đội Myanmar ở thị trấn Hkamti hôm nay. Ảnh: Irrawaddy News .
Đồn bị tấn công nằm gần liên doanh khai thác mỏ liên quan tập đoàn Myanma Economic Holdings, thuộc sở hữu quân đội.
Cuộc tấn công đánh dấu bước tiến vào lãnh thổ mới của KIA vào thời điểm Myanmar đang chìm trong hỗn loạn từ khi quân đội nắm quyền sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Sau đảo chính, xung đột tiếp tục xảy ra giữa quân đội và KIA, lực lượng đấu tranh giành quyền tự quyết lớn hơn cho người Kachin suốt 6 thập kỷ qua và đã lên tiếng ủng hộ người biểu tình phản đối chính quyền quân sự.
Hãng tin Mizzima cho biết quân đội đã sử dụng chiến đấu cơ trong các vụ tấn công vào KIA ở Hkamti, thị trấn xa xôi giàu ngọc bích và vàng, cách biên giới với Ấn Độ khoảng 50 km.
Quân đội nhiều lần ném bom vị trí của KIA những tuần gần đây và cũng đã đụng độ với các nhóm phiến quân ở phía đông và phía tây Myanmar.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, ít nhất 812 người đã chết từ khi xảy ra đảo chính ở Mynmar. Quân đội phủ nhận con số này và cho biết ít nhất 20 nhân viên an ninh cũng đã thiệt mạng. Truyền thông địa phương hôm qua dẫn lời quan chức ủy ban bầu cử mới do quân đội chỉ định cho biết họ có kế hoạch giải tán đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Myanmar giải tán đảng của bà Suu Kyi
Ủy ban bầu cử Myanmar sẽ giải tán đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của Aung San Suu Kyi với cáo buộc gian lận bầu cử.
"Hành vi gian lận bầu cử của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) là bất hợp pháp, nên chúng tôi sẽ phải hủy đăng ký của họ", hãng tin Myanmar Now dẫn lời Thein Soe, chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên minh (UEC) do chính quyền quân sự Myanmar hậu thuẫn, cho biết hôm nay.
"Những người làm chuyện đó sẽ bị coi là kẻ phản bội. Chúng tôi sẽ hành động", Thein Soe đề cập tới cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar và nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia, gồm các thành viên NLD, chưa bình luận về sự việc.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tham dự phiên tòa ở Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hồi tháng 12/2019. Ảnh Reuters.
Quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và lật đổ chính quyền dân sự hôm 1/2, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử không được giải quyết. Sau chiến thắng áp đảo của đảng NLD, ủy ban bầu cử khi đó đã bác bỏ các khiếu nại của quân đội.
Những người phản đối quân đội Myanmar đã thành lập nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia, hoạt động bí mật hoặc thông qua các thành viên đang ở nước ngoài. Họ tuyên bố đang thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhân dân nhằm thách thức chính quyền quân sự.
Cuộc đảo chính làm dấy lên làn sóng biểu tình rộng rãi trên cả nước, khiến lực lượng an ninh phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh để trấn áp. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một nhóm giám sát tại địa phương, lực lượng an ninh đã giết hơn 800 người kể từ sau đảo chính. Giao tranh cũng nổ ra giữa quân đội Myanmar và các nhóm du kích dân tộc thiểu số.
Tình trạng bất ổn khiến các nước láng giềng của Myanmar, cũng như cộng đồng quốc tế, tỏ ra lo ngại. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy các tướng lĩnh có ý định thỏa hiệp với phong trào ủng hộ dân chủ.
Nhật Bản, nước viện trợ hàng đầu cho Myanmar, đã đình chỉ tất cả viện trợ mới sau khi bà Suu Kyi bị bắt. Trong cuộc phỏng vấn hôm nay, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi cảnh báo về khả năng đóng băng toàn bộ viện trợ cho Myanmar.
"Chúng tôi không hề muốn làm vậy, nhưng buộc phải nói rõ rằng sẽ rất khó để tiếp tục với tình hình như hiện nay. Là một quốc gia ủng hộ quá trình dân chủ hóa Myanmar theo nhiều cách, và với tư cách một bằng hữu, chúng tôi phải đại diện cho cộng đồng quốc tế và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng", ông nói.
Hơn 800 người Myanmar thiệt mạng trong các cuộc biểu tình Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị tố lực lượng an ninh Myanmar đã giết hơn 800 người từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) hôm 18/5 cho biết tính tới ngày 17/5, 802 người Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc trấn áp biểu tình của lực lượng...