Phiến quân Myanmar cảnh báo lệnh ngừng bắn lung lay sau đảo chính
Đại diện cấp cao của liên minh phiến quân ở Myanmar nói rằng lệnh ngừng bắn với chính quyền có nguy cơ bị phá vỡ sau cuộc đảo chính tuần này.
Hơn 20 nhóm vũ trang sắc tộc đang hoạt động tại các vùng biên giới của Myanmar. Một số đã ký thỏa thuận ngừng bắn với chính quyền trong khi những nhóm khác tiếp tục tiến hành các cuộc xung đột lẻ tẻ.
Yawd Serk, từ Hội đồng Khôi phục bang Shan (RCSS), người cũng giữ chức quyền chủ tịch của liên minh đại diện cho 10 nhóm tham gia Thỏa thuận Ngừng bắn Quốc gia (NCA), hôm nay lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.
“Quân đội đã đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, điều này đã gây mất lòng tin”, ông nói và kêu gọi quân đội chứng minh sự chân thành bằng cách tổ chức đàm phán với tất cả các bên.
Xe bọc thép trên đường phố Mandalay ngày 3/2. Ảnh: AFP .
“Chúng tôi đã chứng kiến một số cuộc đụng độ xảy ra dù lệnh ngừng bắn được áp dụng, nhưng từ bây giờ, chúng có thể còn leo thang hơn nữa dưới thời chính quyền quân sự”, ông nói, đồng thời kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi và các chính trị gia khác.
Video đang HOT
Yawd Serk là chủ tịch của RCSS, tổ chức đã tham gia lệnh ngừng bắn cùng các phe khác với chính phủ dân sự từ năm 2015, được thiết kế để trở thành một phần của tiến trình hòa bình nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ xung đột. Yawd Serk cho biết quân đội đã liên lạc với tổ chức của ông sau cuộc đảo chính để hứa sẽ không thay đổi lệnh ngừng bắn.
Ít nhất 8 nhóm phiến quân khác đã không tham gia NCA, bao gồm Quân đoàn Arakan, lực lượng đã chiến đấu với quân đội ở bang Rakhine trong những năm gần đây và đồng ý ngừng bắn tạm thời vào tháng 11 năm ngoái. “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình hiện tại”, phát ngôn viên của nhóm nói.
Anthony Davis, nhà phân tích tại công ty tư vấn an ninh toàn cầu IHS-Jane’s, cho rằng cuộc đảo chính có thể khiến áp lực quốc tế và trong nước đối với quân đội gia tăng, tăng ưu thế cho các phiến quân trong việc thúc đẩy quyền tự trị của họ. “Mối nguy thực sự đối với những nhóm này là họ không có khả năng thể hiện một mặt trận thống nhất, lịch sử đã chứng minh điều đó tạo điều kiện để quân đội Myanmar ‘chia để trị’ các nhóm và kéo dài đàm phán vô thời hạn”, Davis nói.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 đột kích bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền NLD với cáo buộc có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020. NLD bác bỏ cáo buộc này.
Sau cuộc đảo chính, thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, được trao lại mọi quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức vào năm sau. Aung San Suu Kyi bị cáo buộc nhập khẩu trái phép bộ đàm và bị giữ đến ngày 15/2 để điều tra. Bà có thể đối mặt án tù lên tới ba năm nếu bị kết tội.
Lãnh đạo một số quốc gia và các tổ chức quốc tế bày tỏ hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình, đồng thời mong tình hình nước này sớm trở lại ổn định. Các nước G7 bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và hối thúc quân đội Myanmar thả những người bị bắt. Một số cuộc biểu tình phản đối vụ đảo chính đã nổ ra ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Biểu tình kêu gọi Nhật cứng rắn với đảo chính Myanmar
Hàng nghìn người Myanmar biểu tình ở Tokyo, yêu cầu Nhật và đồng minh thể hiện lập trường cứng rắn hơn với cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.
Người biểu tình cầm theo ảnh Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hôm nay tụ tập trước trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, nơi hiếm khi xảy ra các cuộc biểu tình chính trị lớn.
"Tự do cho Aung San Suu Kyi, tự do cho Myanmar", đám đông hô vang khẩu hiệu khi đại diện của họ trao cho các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản bản tuyên bố kêu gọi Tokyo sử dụng tất cả "sức mạnh chính trị, ngoại giao và kinh tế" để khôi phục chính quyền dân sự ở Myanmar.
Người biểu tình Myanmar tụ tập trước trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo hôm 3/1. Ảnh: Reuters
Nhật Bản và Myanmar có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu, khi Tokyo là nhà tài trợ lớn cho quốc gia Đông Nam Á này. Nhiều công ty lớn nhất Nhật Bản đã tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh ở Myanmar trong những năm gần đây.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Ky và các lãnh đạo khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), tuyên bố thành lập chính quyền quân sự vì chính phủ dân sự không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử.
Hiệp hội Công dân Liên bang Myanmar, nhóm tổ chức biểu tình ở Tokyo, cho rằng Nhật Bản không nên công nhận chính quyền quân sự mới. Các nhà tổ chức cho hay 3.000 người đã tham gia cuộc biểu tình hôm nay.
Mathida, 50 tuổi, làm việc trong một nhà hàng ở Tokyo, cho hay bà tham gia biểu tình để thúc đẩy giới chức Nhật hành động nhiều hơn trong việc khôi phục nền dân chủ Myanmar.
"Chúng tôi muốn Aung San Suu Kyi, lãnh đạo kiêm người mẹ của đất nước chúng tôi, phải được tự do", bà nói. "Quân đội không phải là chính phủ".
Trong cuộc họp báo hôm 2/2, khi được hỏi liệu Nhật Bản có hay không ủng hộ hoặc bày tỏ lập trường giống Mỹ đối với cuộc đảo chính, bao gồm khả năng trừng phạt Myanmar, phát ngôn viên chính phủ nhắc lại tuyên bố Nhật Bản sẽ giữ liên hệ với những quốc gia khác và theo dõi tình hình ở Myanmar.
Một quan chức quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản bày tỏ Tokyo cần thận trọng trong cách tiếp cận với Myanmar vì việc cắt đứt quan hệ có nguy cơ đẩy Myanmar xích lại gần Trung Quốc.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc đã phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, yêu cầu quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình.
Trung Quốc, thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, không lên án cuộc đảo chính ở Myanmar hôm 1/2, khi nói rằng vấn đề nên được giải quyết trong nội bộ. Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Myanmar và đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này.
Y bác sĩ khắp Myanmar nghỉ việc, phản đối đảo chính Y bác sĩ tại 70 bệnh viện và cơ sở y tế tại 30 thành phố khắp Myanmar ngừng làm việc hôm nay nhằm phản đối quân đội đảo chính. Phong trào Bất tuân Dân sự Myanmar, một tổ chức mới thành lập, hôm nay tuyên bố các y bác sĩ nghỉ việc nhằm phản đối việc quân đội đã đặt lợi ích...