Phiến quân M23 bắn rơi trực thăng của MONUSCO
Các lực lượng vũ trang Cộng hòa Dân chủ Congo (FARDC) xác nhận một chiếc trực thăng của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Dân chủ Congo ( MONUSCO) đã bị các phiến quân của Phong trào 23/3 (M23) bắn rơi.
Theo FARDC, có ít nhất 8 người trên chiếc trực thăng gặp nạn.
Binh sĩ CHDC Congo tuần tra tại làng Manzalaho gần Beni sau vụ tấn công do nhóm vũ trang Hồi giáo mang tên “Lực lượng dân chủ đồng minh” (ADF). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó cùng ngày, MONUSCO thông báo cơ quan này đã mất liên lạc với một chiếc trực thăng đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát vào khoảng buổi trưa (theo giờ địa phương) ở vùng lãnh thổ Rutshuru thuộc tỉnh North Kivu, phía Đông Bắc Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC).
Video đang HOT
Hôm 28/3, M23 đã tấn công 2 vị trí quân sự gần biên giới giữa DRC với Uganda và Rwanda. Hoạt động giao tranh tiếp tục kéo dài sang ngày 29/3.
FARDC cho hay chiếc trực thăng của MONUSCO bị bắn rơi ở khu vực thuộc quyền kiểm soát của các phiến quân M23 trong lúc đang theo dõi các hoạt động di chuyển của dân thường. FARDC hiện tích cực tìm kiếm chiếc trực thăng gặp nạn và những người có khả năng sống sót.
M23 đã bị đánh bật khỏi Congo sau khi nhóm này phát động một cuộc nổi loạn trong 2 năm 2012 và 2013. Sau khi buộc phải rút chạy khỏi DRC, các phần tử M23 đã chạy sang lãnh thổ Rwanda và Uganda. Các nhà điều tra của Liên hợp quốc (LHQ) đã cáo buộc Kigali và Kampala hỗ trợ cho M23. Tuy nhiên, cả hai nước láng giềng của DRC đều bác bỏ cáo buộc của LHQ.
Hàng chục phiến quân bị tiêu diệt ở miền Đông CHDC Congo
Ngày 4/2, quân đội CHDC Congo thông báo đã tiêu diệt 33 tay súng vũ trang trong cuộc chiến chống lại lực lượng dân quân địa phương liên minh với phiến quân Burundi ở miền Đông của nước này.
Cảnh sát điều tra tại hiện trường một vụ tấn công ở Beni, CHDC Congo, ngày 26/12/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát ngôn viên của quân đội khu vực, Trung úy Marc Elonga Kyondwa cho biết thêm rằng chiến dịch quy mô lớn được thực hiện trong hai ngày 2/2 và 3/2 tại tỉnh Nam Kivu ở phía Đông của CHDC Congo. Quân đội nước này đang chiến đấu với các thành viên của dân quân Mai-Mai, liên minh với phiến quân Lực lượng Giải phóng Quốc gia Burundi (FNL) và phiến quân RED-Tabara. Cho đến cuối cuộc giao tranh, 33 dân quân bị "vô hiệu hóa", bao gồm ba tay súng chỉ huy.
Trung úy Kyondwa nhấn mạnh rằng đây là phản ứng của quân đội CHDC Congo chống lại các nhóm phiến quân hoạt động ở vùng núi nhìn ra thị trấn Uvira, diễn ra sau cuộc tấn công vào một trong những vị trí của chúng. Quân đội CHDC Congo hiện đã kiểm soát được tình hình, trong khi các hoạt động truy quét vẫn đang tiếp diễn.
Các nhóm phiến quân FNL và RED-Tabara có căn cứ ở miền đông CHDC Congo, một khu vực bất ổn bởi sự hiện diện của hàng chục nhóm vũ trang địa phương và nước ngoài. Quân đội CHDC Congo thường xuyên cáo buộc phiến quân Burundi liên minh với dân quân địa phươngm gây mất an ninh ở tỉnh Nam Kivu.
Cũng liên quan đến tình hình CHDC Congo, ngày 4/2, một quan chức địa phương cho biết số người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao xảy ra tại một trại dành cho người di tản ở miền Đông trong tuần này đã tăng lên thành 62 người, trong đó có 17 trẻ em.
Một cơ quan giám sát có uy tín, Kivu Security Tracker (KST) có trụ sở tại Mỹ, cho biết nhóm vũ trang khét tiếng Hợp tác xã Phát triển Congo (CODECO) bị tình nghi là thủ phạm. Nhóm này bị cáo buộc gây ra một loạt các vụ thảm sát sắc tộc trong khu vực.
Emmanuel Ndalo, người đứng đầu trại tị nạn Plaine Savo ở tỉnh Ituri, cho biết rằng những kẻ tấn công đã giết hại 62 người, trong đó có 17 trẻ em và làm bị thương 46 người khác. Ông kêu gọi cử các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đến bảo vệ trại, với khoảng 40.000 người đang sinh sống. Khu vực này là tâm điểm của sự xung đột đẫm máu giữa cộng đồng Lendu và Hema.
Giao tranh giữa hai nhóm bùng lên từ năm 1999 đến năm 2003, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người trước khi bị lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Âu - Artemis, dập tắt. Bạo lực sau đó tiếp tục tái diễn vào năm 2017 do sự xuất hiện của CODECO, tổ chức tuyên bố bảo vệ dân tộc Lendu. Kể từ đó, các cuộc tấn công của CODECO đã khiến hàng trăm người chết và hơn 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong khi một nửa dân số trong khu vực phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
CHDC Congo bắt giữ nghi can sát hại Đại sứ Italy Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 18/1, chính quyền địa phương cho biết một số nghi phạm bị buộc tội liên quan đến cái chết của cựu Đại sứ Italy tại Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo, ông Luca Attanasio, đã bị bắt giữ. Chân dung Đại sứ Italy tại CHDC Congo Luca Attanasio. Ảnh: AFP/TTXVN Tại một cuộc họp báo,...