Phiến quân Libya cải tiến tên lửa SA-3 thành đối đất
Phiến quân Libya mới đây tiếp tục gây sốc cho giới quân sự khi cải tiến tên lửa phòng không SA-3 thành loại đối đất, lắp lên tăng T-62.
Phiến quân Libya mới đây tiếp tục gây sốc cho giới quân sự khi cải tiến tên lửa phòng không SA-3 thành loại đối đất, lắp lên tăng T-62.
Việc gắn tên lửa phòng không SA-3 lên xe tăng T-62 mới đây được nhóm phiến quân Hồi giáo Bình Minh Libya thực hiện chỉ ít lâu sau khi nhóm này thực hiện cải tiến một số tên lửa đất đối không thành loại đất đối đất.
Xe tăng T-62 được nhóm Hồi giáo Bình Minh Libya gắn tên lửa S-125.
Trong đó, nhóm phiến quân trên đã cải tiến tên lửa đất đối không SA-6 thành loại đất đối đất và gắn trên xe bọc thép Puma. Sau đó các tên lửa SA-6 cũng được biến đổi tương tự vào tháng 4/2015. Cho nến nay nó đã được gắn trên loại xe tăng T-62 được sản xuất từ năm 1972.
Video đang HOT
Xe tăng T-62 đang được lực lượng Hồi giáo Bình Minh Libya sử dụng rất nhiều trong các chiến trường gần Tripoli. Để gắn SA-3 lên xe tăng T-62 với vai trò là tên lửa đối đất, phiến quân Hồi giáo Bình Minh Libya đã cắt bỏ các cánh ở phần đầu tên lửa nhằm đảm bảo sự ổn định của đường bay tên lửa khi không có hệ thống dẫn đường.
Đồng thời phần mũ nắp tên lửa cũng được kéo dài hơn, có thể để thay thể loại đầu đạn nổ phân mạnh liều cao dùng để tiêu diệt máy bay bằng một loại đầu đạn nổ thông thường hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia khi chuyển đổi SA-3 thành tên lửa đối đất, ngay cả khi nó được dùng các bệ phóng, thì vẫn rất ít có giá trị.
SA-3 hay định danh chính thức của nhà thiết kế Liên Xô là S-125 Pechora được phát triển cho nhiệm vụ phòng không tầm trung – thấp chống các mục tiêu tính cơ động cao ở tầm bắn đến 35km, độ cao hạ mục tiêu 18km.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Chỉ 85% xe thiết giáp Philippines đủ sức chiến đấu
Theo một báo cáo mới đây, chỉ có 85 phần trăm xe thiết giáp Phillippines đủ khả năng hoạt động chiến đấu trong tổng số 343 chiếc.
Theo một báo cáo mới đây, chỉ có 85% xe thiết giáp Phillippines đủ khả năng hoạt động chiến đấu trong tổng số 343 chiếc.
Theo Army Recognition, Quân đội Philippines đang có trong biên chế 343 chiếc xe chiến đấu bọc thép (AFV) và xe thiết giáp chở quân (APC). Tuy nhiên chỉ có 85% xe thiết giáp của Philippines là có khả năng hoạt động và sẵn sàng chiến đấu, 10% khác đang trong quá trình đại tu và 5% là không còn khả năng chiến đấu.
Trong số đó, đã có tới 150 chiếc là xe thiết giáp chở quân GKN Simba, số còn lại là các xe thiết giáp hạng nhẹ V-150, xe thiết giáp chở quân V-200, xe thiết giáp chở quân M-113, xe chiến đấu bọc thép ACV-300 và Scorpion CVRT.
Ngoài việc nỗ lực duy trì số xe bọc thép ít ỏi, Quân đội Philippine cũng đang cố gắng nâng cấp một phần nhỏ xe thiết giáp M113 nhằm tăng cường khả năng tác chiến.
Theo đó, Quân đội Philippines gần đây đã tiếp nhận các biến thể nâng cấp xe thiết giáp M-113 đầu tiên từ công ty quốc phòng Elbit Systems sau khi số xe này hoàn tất quá trình hiện đại hóa.
Biến thể xe bọc thép chở quân M-113 với tháp pháo tự động 25mm do Elbit Systems phát triển.
Hợp đồng nâng cấp 18 chiếc M-113 trị giá 19,6 triệu USD giữa Quân đội Philippines và Elbit Systems được ký kết vào tháng 6/2014.
Các xe thiết giáp M-113 của Philippines được trang bị tháp pháo tự động điều khiển từ xa 25mm hoặc tổ hợp súng máy hạng nặng điều khiển từ xa 12.7mm cùng với đó là hệ thống điều khiển hỏa lực dành cho các tháp pháo 90mm.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Hệ thống mới giúp tên lửa Việt Nam bám mục tiêu Để nâng cao hiệu quả huấn luyện và chiến đấu cho hệ thống tên lửa phòng không, Việt Nam đã nâng cấp thành công Hệ thống quang truyền hình (TBK). Mới đây, Quân đội Việt Nam đã cải tiến hệ thống TBK, trong đó có một số tính năng nổi bật như cảm biến cận hồng ngoại và hệ thống ATS (tự động...