Phiến quân IS tấn công khủng bố phương Tây trong tháng Sáu?
Phiến quân IS kêu gọi tấn công phương Tây trong thời gian lễ Ramadan bắt đầu vào tháng tới, khi mất đi khả đánh chiếm và bảo toàn lãnh thổ chiếm đóng.
Với lãnh thổ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đang ngày càng bị thu hẹp và các lực lượng người Kurd phát động một cuộc tấn công vào “thủ phủ” Raqqa, phiến quân IS dường như đang chuẩn bị cho một giai đoạn mới để kéo dài chiến sự.
Các tay súng nước ngoài của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo diễu hành ở thủ phủ Raqqa. Ảnh rt.com
Trong một thông điệp ghi âm phát hành ngày 21/5, phát ngôn viên của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Abu Mohammed al-Adnani thừa nhận rằng IS đã mất nhiều vùng lãnh thổ vào tay liên quân và thề sẽ tấn công phương Tây ngay cả khi bị “đẩy vào sa mạc”.
Al-Adnani kêu gọi những người ủng hộ IS trên toàn thế giới thực hiện các cuộc tấn công trong tháng Ramadan: “Chúng ta sẽ biến tháng này thành một tháng thảm họa đối với những kẻ ngoại đạo ở khắp nơi trên thế giới. Lời kêu gọi này đặc biệt hướng đến những người ủng hộ Vương quốc Hồi giáo (Caliphate) ở Châu Âu và Mỹ”.
Lời kêu gọi nói trên báo hiệu một sự chuyển đổi từ các chiến dịch quân sự truyền thống đánh chiếm các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria, Iraq và thiết lập cái gọi là Vương quốc Hồi giáo (Caliphate) sang tiến hành các cuộc tấn công khủng bố cách xa những vùng lãnh thổ mà IS chiếm đóng. Từ lâu, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) vượt trội hơn tất cả các nhóm khủng bố khác về khả năng đánh chiếm và quản lý lãnh thổ ở Iraq và Syria. Cái gọi là Nhà nước Hồi giáo này đã lôi kéo được khoảng 25.000 tân binh nước ngoài đến từ các quốc gia Arập vùng Vịnh, Trung Á, Châu Âu… và Mỹ.
Các nhà phân tích và các chuyên gia chống khủng bố nói lời kêu gọi của Adnani cho thấy rằng nhóm khủng bố IS đang chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến ngầm lâu dài.
Kho bạc 2 tỷ USD để tiến hành tấn công khủng bố
Trong thông điệp cuối tuần dài 32 phút, al-Adnani nói: “Liệu chúng ta có thể bị đánh bại, khi chúng ta đã chiếm được Mosul, Sirte và Raqqa? Liệu chúng ta có mất tất cả các thành phố mà chúng ta đang kiểm soát và trở lại tình trạng ban đầu? Chắc chắn là không!”
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm gây ra một loạt các vụ nổ ở Tartus và Jableh trên bờ biển Địa Trung Hải, giết chết hơn 120 dân thường Syria. Các cuộc tấn công khủng bố này gây ấn tượng không chỉ về quy mô, mà còn về địa điểm nằm sâu trong các thành phố ven biển vốn trung thành với chế độ Assad.
Các chuyên gia chống khủng bố vẫn đang tìm cách lý giải làm thế nào mà IS có thể “cài cắm” và “điều hành” các tiểu tổ khủng bố trang bị đầy đủ tấn công các mục tiêu kiên cố cách hậu phương hàng trăm dặm.
Video đang HOT
Cái gọi là Nhà nước Hồi giáo vẫn có ở Syria khoảng 20.000 phiến quân và một kho tàng hơn 2 tỷ USD, mà giới quan sát cho rằng có thể giúp phiến quân IS tiến hành các cuộc tấn công khủng bố nhiều năm nữa.
Cựu sĩ quan CIA Patrick Skinner, chuyên gia chống khủng bố của công ty tình báo Soufan Group, nói: “Ở Syria, ISIS có trong tay hàng tấn vũ khí, vật liệu nổ và có thể ngay từ bây giờ chuyển chiến lược từ trận địa chiến sang tấn công khủng bố bằng bom xe và các vụ đánh bom tự sát. ISIS vẫn còn có nhiều thành viên, vũ khí và sẽ chuyển mục tiêu tấn công từ quân sự sang dân sự ở bất cứ nơi nào thuộc Syria và Iraq”.
Thách thức mới cho liên quân do Mỹ hậu thuẫn
Không giống như các nhóm khủng bố khác như al-Qaeda, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo có “địa chỉ rõ ràng”, có một thủ phủ mà phương Tây có thể không kích. Nhưng nếu phiến quân IS rút vào hoạt động bí mật và trà trộn vào dân chúng địa phương, Mỹ và liên quân cần phải có một sự thay đổi lớn về chiến lược để chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Cho đến nay, liên quân do Mỹ cầm đầu gần như hoàn toàn dựa vào sức mạnh không quân. Theo Lầu Năm Góc, liên quân đã tiens hành 9.500 cuộc không kích ở Iraq và Syria kể từ tháng 8/2014 làm suy yếu ISIS và giảm lãnh thổ chiếm đóng của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đến 35%.
Chỉ có điều, theo cựu sĩ quan CIA Patrick Skinner, ưu thế trên không có thể phát huy tác dụng trong “chiến dịch quân sự truyền thống”, nhưng trong “cuộc chiến chống khủng bố”, người ta cần lực lượng trên mặt đất và không thể giành chiến thắng bằng không quân.
Về giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống IS, các nhà phân tích và chuyên gia quân sự thường nhắc đến các chiến dịch chống al-Qaeda ở Iraq trong hai năm 2007 và 2008, khi các lực lượng chính phủ kết hợp với các bộ tộc, với sự yểm trợ quân sự của Mỹ, đã đánh đuổi các phần tử khủng bố khỏi miền tây Iraq.
Tuy nhiên, tình hình Syria hiện nay khác xa tình hình Iraq hồi những năm 2007 và 2008. Ở Syria không có chính quyền địa phương hiệu quả để các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn hợp tác, trong khi vô số các phe phái nổi dậy và chiến binh thánh chiến nước ngoài theo đuổi những mục tiêu kình chống nhau khó có thể tập hợp thành một lực lượng thống nhất chống IS.
Xung đột vũ trang đã nổ ra ở miền bắc Syria giữa các nhóm được Mỹ và đồng minh hậu thuẫn. Các đơn vị bảo vệ nhân dân của người Kurrd (YPG) – một trong những đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Syria – đã nhiều lần đụng độ với các nhóm nổi dậy Arập trực thuộc cái gọi là Quân đội Syria Tự do (FSA) cũng được Mỹ và các đồng minh hậu thuẫn.
Tính đến tháng 4/2016, Mỹ đã cử 300 lính đặc nhiệm đến Syria. Nhưng nếu để nhổ tận gốc nhóm khủng bố IS hoạt động bí mật, các nhà phân tích nói rằng Mỹ sẽ phải triển khai ở Syria “hàng ngàn” binh sĩ đặc nhiệm.
Tình hình Iraq hiện nay lại không mấy thuận lợi để tiến hành một chiến dịch chống khủng bố.
Trong khi Mỹ chủ yếu dựa vào các bộ lạc người Sunni và “Hội đồng thức tỉnh” của họ trong năm 2008, chính phủ Iraq hiện nay dựa nhiều vào lực lượng dân quân Shiite vốn bị dân chúng Sunni căm ghét và tạo điều kiện cho IS cắm rễ ở nước này.
IS có khả năng thích nghi
Các nhà phân tích nói IS sẽ dựa trên một mô hình “lai”, sử dụng chiến thuật đánh bom tự sát kết hợp với lực lượng thường trực sẵn sàng đánh chiếm và giữ lãnh thổ, nếu có cơ hội.
Nhà phân tích Hassan Hassan, một thành viên người Syria của Viện Tahrir có trụ sở tại Washington, cho biết: “Nhóm khủng bố ISIS đã luôn điều chỉnh trong suốt lịch sử tồn tại của nó và chưa bao giờ bỏ cuộc. ISIS luôn biết cách chờ thời để khai thác triệt để những thất bại xã hội, chính trị và kinh tế ở Iraq và Syria. Về mặt chính trị và kinh tế, tình hình Iraq và Syria đang trở nên tồi tệ hơn. Mâu thuẫn đối kháng và tình trạng chia rẽ một lần nữa cho phép ISIS lại trỗi dậy. Ban lãnh đạo ISIS biết rõ điều này”.
Theo_Kiến Thức
Đột nhập hệ thống đường hầm của phiến quân IS ở Iraq
Lực lượng an ninh Iraq đã phát hiện nhiều đường hầm dài hun hút của phiến quân IS ở các thị trấn từng nằm dưới quyền kiểm soát của chúng.
Nhiều đường hầm bí mật của phiến quân IS đã bị lực lượng an ninh Iraq phát hiện. Trong ảnh, một chiến binh thuộc Tổ chức Badr cầm súng tiến vào bên trong đường hầm do IS xây dựng ở ngoại ô thị trấn Fallujah, tỉnh Anbar.
Còn đây là đường hầm của tổ chức khủng bố IS ở thị trấn Sinjar, Iraq.
Binh sĩ chính phủ Iraq đi vào bên trong đường hầm do các IS xây ở làng Har Bardun, Iraq.
Các binh sĩ Iraq đang kiểm tra một đường hầm ở làng Mahana, nam Mosul. IS cũng đã bí mật xây đường hầm trên.
Lối đi lại bên trong một đường hầm ở ngoại ô Fallujah.
Thành viên của lực lượng Peshmerga người Kurd đứng phía bên ngoài đường hầm ở thị trấn Sinjar từng được IS sử dụng.
Bậc thềm để vào bên trong một đường hầm ở ngoại ô Fallujah.
Các thành viên tổ chức Badr đứng gần bên cửa đường hầm.
Một hình ảnh tương tự.
Đường hầm xuyên qua các ngôi nhà ở thị trấn Sinjar.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức>>>)
IS dùng dân thường làm lá chắn sống, ngăn Iraq áp sát Fallujah Phiến quân Hồi giáo (IS) sử dụng dân thường làm lá chắn sống và sẵn sàng hành quyết bất cứ ai muốn bỏ trốn khỏi Fallujah trước đợt tiến công của quân đội Iraq. Theo RT, lực lượng an ninh Iraq đã lên kế hoạch đặc biệt để hạn chế số dân thường thiệt mạng ở mức thấp nhất. Dự kiến, thành phố...