Phiến quân IS nói đã bán dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ
Một người được cho là phiến quân IS kể với hãng thông tấn Nga rằng nhóm phiến quân cực đoan này đã bán dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Mahmud Ghazi Tatar, người được cho là phiến quân IS. Ảnh: RT
Mahmud Ghazi Tatar, 24 tuổi, cho hay anh này gia nhập IS tại thành phố Thổ Nhĩ Kỳ Adiyaman. Cùng các tân binh khác, Tatar được đưa qua biên giới sang Syria và được huấn luyện để trở thành khủng bố.
Tham gia cuộc nội chiến ở Syria, Tatar bị các lực lượng người Kurd bắt giữ hồi tháng 6 năm ngoái và hiện bị cầm tù.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nga Sputnik, cựu binh IS tiết lộ chi tiết hoạt động buôn dầu với Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
“Tại trại huấn luyện hồi tháng 5/2015, chỉ huy của chúng tôi nói rằng nhóm đã bán dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn thu nhập này giúp IS thanh toán các khoản chi phí. Các xe tải chở dầu thô hoặc xăng băng qua Thổ Nhĩ Kỳ hàng ngày”, Tatar nói, thêm rằng IS “có đủ dầu bán trong một thời gian dài”.
Theo lời chỉ huy của Tatar, dầu mỏ được bán thông qua nhiều thương nhân và nhà buôn khác nhau, dù tên của họ không được tiết lộ.
“IS cũng nhận được nhiều hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Arab”, phiến quân này kể.
Nga từng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ và gia đình tổng thống nước này buôn bán dầu với IS, tuy nhiên Ankara bác bỏ mạnh mẽ việc dính líu đến nhóm phiến quân. Tổng thống Recep Tayyip Edorgan tuyên bố ông sẽ từ chức nếu Nga đưa ra được bằng chứng chứng minh cáo buộc trên.
Dầu thô được khai thác từ mỏ Deir ez-Zor ở Syria và Qayyara ở Iraq, những nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của IS, được bán với giá khoảng 25 USD một thùng cho những kẻ buôn lậu, các nhà buôn tư nhân của Syria và Iraq.
Nguồn dầu thô này cũng có thể được bán cho các nhà máy lọc dầu gần đó để sản xuất xăng và dầu nhiên liệu, hoặc bán trực tiếp ra chợ địa phương. Tuy nhiên, do sức mua địa phương hạn chế, việc buôn lậu dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác được cho là mang lại lợi nhuận cao hơn.
Max Abrahms, trợ lý giáo sư khoa học chính trị đại học Đông Bắc ở Boston, Mỹ, cho biết hơn 50% nguồn tiền của IS đến từ dầu mỏ. Ước tính mỗi tháng nhóm này thu về 40 đến 50 triệu USD chỉ nhờ buôn dầu.
Anh Ngọc
Theo VNE
Hơn 60 triệu người mất nhà vì chiến tranh
Tính đến hết năm 2015, số người buộc phải bỏ nhà vì chiến tranh có thể vượt xa 60 triệu người và nạn bạo lực toàn cầu có thể đẩy con số này tăng kỷ lục trong năm tới.
Người tị nạn Syria phía sau hàng rào biên giới chờ vào Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 6.2015 - Ảnh: Reuters
Con số và cảnh báo trên do cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đưa ra ngày 18.12, theo tờ The News York Times.
Cụ thể, chỉ trong 6 tháng đầu của năm 2015 đã có ít nhất 5 triệu người buộc phải bỏ nhà cửa, chưa kể con số 59,5 triệu người sơ tán được cơ quan tị nạn LHQ ghi nhận đến cuối năm 2014. Theo đó, trung bình cứ 122 người có 1 người buộc phải bỏ nhà tránh chiến tranh.
Phần lớn số người bỏ nhà trong năm 2015 sơ tán trong phạm vi đất nước của họ. Tuy nhiên vẫn có tới 839.000 người phải vượt biên trong 6 tháng đầu năm và hơn 1/3 trong số đó cố thoát khỏi cuộc nội chiến ở Syria.
Cũng trong ngày 18.12, Tổ chức di trú quốc tế (IOM) thông báo trong 12 tháng qua đã có trên 5.000 người mất mạng trong lúc di cư để kiếm cuộc sống tốt hơn, và hàng chục ngàn người trở thành nạn nhân của bọn buôn người. "2015 sẽ được nhớ là năm tổn thất của nhân loại và thảm kịch di cư", IOM nhấn mạnh trong thông cáo.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nga phản đối Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất phóng viên Nga Những phóng viên của đài Rossiya 1 (Nga) điều tra nghi án Thổ Nhĩ Kỳ kinh doanh trái phép với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị bắt và trục xuất. Moscow đang đòi câu trả lời từ phía Ankara về sự việc này. Khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Các phóng viên của đài Rossiya 1 (Nga)...