Phiến quân IS đánh vào ngành du lịch thế giới
Với các cuộc tấn công đẫm máu vào các địa điểm du lịch nổi tiếng gần đây, dường như phiến quân IS đang đánh vào ngành du lịch thế giới.
Có thể nhìn nhận thấy một điều rằng, các cuộc tàn sát dã man ở cả Syria và Iraq thể hiện rõ mức độ tàn bạo của phiến quân IS.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công đẫm máu gần đây như vụ đánh bom máy bay chở khách Nga ở bán đảo Sina, vụ xả súng ở khách sạn Tunisia, tấn công ở Jakarta, vụ bắt cóc con tin ở Burkina Faso và đánh bom tại Istanbul chứng tỏ một điều rằng phiến quân IS đang nhắm tới không chỉ phá hoại ngành du lịch mà còn khiến người dân ở các nơi bị tấn công càng xa cách với thế giới còn lại.
Khách du lịch tới thăm Thung lũng các vị vua ở Luxor, Ai Cập.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, số lượng khách du lịch quốc tế tăng 4,4% trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục 1,18 tỷ người. Toàn cầu hóa còn giúp hành tinh chúng ta trở nên nhỏ bé hơn và là cầu nối truyền tải tin tức và hình ảnh lan truyền đi khắp nơi chỉ trong một vài tích tắc. Nhờ đó, hình ảnh hiện trường đẫm máu trong loạt vụ tấn công kể trên cũng được truyền tải tới hàng triệu khán giả. Vô hình chung, điều đó lại gây nên nỗi lo sợ đối với du khách nước ngoài đang hoặc lên kế hoạch tới những địa điểm này.
Vụ tấn công năm 1997 ở Luxor …
Video đang HOT
Có một chút bất ngờ khi nhà chức trách báo cáo lên rằng, lượng khách du lịch tới Bắc Phi năm ngoái giảm 8%. Chỉ tính riêng Ai Cập, khách hàng năm tới quốc gia này trong 2010 giảm còn 14 triệu người và xuống 9 triệu người trong năm 2015.
Một ví dụ điển hình của việc lĩnh vực du lịch bị thiệt hại nghiêm trọng sau các cuộc tấn công khủng bố. Vào ngày 17/11/1997, các tay súng đã bắn chết 62 người, chủ yếu là các du khách, tại đền Hatshepsul ở thị trấn Luxor, Ai Cập. Một năm sau vụ này, hoạt động du lịch nơi đây trở nên ảm đạm với hình ảnh các khách sạn vắng khách triền miên.
Tiếp sau đó, ngành du lịch ở thị trấn này tiếp tục hứng chịu những tổn thất khi mà nhiều du khách cảm thấy lo sợ và dần nói “không” với địa điểm du lịch lý tưởng một thời này. Dường như, hình ảnh 6 kẻ tấn công cầm khẩu súng trường AK-47 và cả dao đã trở thành nỗi ám ảnh với không ít người dân địa phương và cả các khách du lịch từ năm châu. Tuy nhiên, điều cần nói ở đây đó là các video ở ngay hiện trường vụ tấn công hồi năm 1997 ở Luxor chưa có nhiều trên các trang mạng xã hội như ngày này.
… tới vụ xả súng ở khu du lịch Tunisia năm 2015
Không giống như vụ năm 1997 ở Luxor, ngày nay nhiều hình ảnh đẫm máu ở hiện trường xảy ra vụ xả súng kinh hoàng ở Tunisia do một kẻ trung thành với nhóm IS thực hiến đã lan tràn khắp các trang mạng xã hội. Vụ tấn công đã cướp đi sinh mạng của 38 người, mà đa phần đều là các du khách nước ngoài tới từ các nước châu Âu như Anh. Hệ quả sau đó chính là làn sóng hoảng loạn trong cộng đồng khách du lịch nước ngoài, dẫn tới cảnh kẹt cứng ở các sân bay Tunisia khi mà họ gắng sức muốn nhanh chóng rời khỏi quốc gia này.
Bộ trưởng Du lịch của Tunisia cho biết, giữa cao điểm của cuộc khủng hoảng này, chừng 400.000 người làm trong lĩnh vực du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề khi mà nhiều khách sạn, các điểm nghỉ dưỡng tại nước này phải đóng cửa.
Sự trỗi dậy của nhóm IS và các phần tử cực đoan đang làm thay đổi bản chất của các mối rủi ro, nguy hiểm ở toàn khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Điều này thúc đẩy các chính phủ phương Tây đưa ra khuyến cáo công dân của họ không nên đi du lịch tới những nước ở nơi này.
Hơn thế nữa, một kì nghỉ thư giãn của các du khách sẽ tiêu tan khi mà họ trông thấy hình ảnh hàng loạt binh sỹ và nhân viên an ninh nước sở tại xuất hiện tại những điểm du lịch.
Vương quốc Hồi giáo IS chống lại cả thế giới
Tổ chức Hồi giáo cực đoan IS đang trở thành “Vương quốc Hồi giáo chống lại cả thế giới” thông qua các cuộc tấn công vào nơi đông người, chủ yếu là các du khách.
Tay súng được cho là thành viên phiến quân IS trong vụ xả súng kinh hoàng ở Tunisia năm 2015.
Quả thực, những vụ bạo lực do IS tiến hành đó khiến nền kinh tế của các nước bị tác động không nhỏ. Khoảng cách giữa người dân giữa các nước này ngày càng gia tăng khi sự ổn định của Trung Đông thường ở mức độ đỏ.
Ở Syria và Iraq, nhóm IS đang từng bước hủy hoại ngành du lịch của hai quốc gia này bằng việc phá hủy có hệ thống vào các di tích lịch sử.
Thanh Nga (theo Al Jazeera)
Theo_Kiến Thức
Đánh bom khủng bố đẫm máu ở nhiều nước châu Phi
Theo Roi-tơ và TTXVN, một vụ nổ ở tỉnh Ghi-da, gần thủ đô Cai-rô của Ai Cập khi lực lượng cảnh sát nước này tiến công một tòa nhà nghi có các phần tử khủng bố, làm ít nhất mười người chết và 13 người bị thương. Cảnh sát tìm cách gỡ một quả bom tại tòa nhà trên sau khi nhận được thông tin một nhóm khủng bố đang ẩn náu bên trong.
* Một thiếu niên Bu-run-đi đã chết sau khi một quả lựu đạn phát nổ tại khu vực Mu-ta-cư-ra, phía đông - bắc thủ đô Bu-gium-bu-ra. Vụ việc xảy ra khi một phái đoàn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tới Bu-gium-bu-ra để hối thúc chính quyền Bu-run-đi đàm phán với phe đối lập, chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài nhiều tháng qua. Phái bộ trên cũng tìm cách thuyết phục lãnh đạo nước chủ nhà đồng ý với đề xuất của Liên minh châu Phi về triển khai 5.000 nhân viên gìn giữ hòa bình tại nước này nhằm ngăn chặn làn sóng bạo lực.
* Thủ đô Niu Đê-li của Ấn Độ được đặt trong tình trạng báo động cao và hơn 10 nghi can khủng bố đã bị bắt giữ, sau khi Cơ quan tình báo Ấn Độ cảnh báo về khả năng xảy ra tiến công khủng bố nhân dịp nước này tổ chức lễ diễu binh mừng Ngày Cộng hòa (26-1). Lãnh sự quán Pháp tại TP Bang-ga-lo của Ấn Độ đã nhận được lời đe dọa rằng Tổng thống Pháp P.Ô-lăng-đơ, khách mời chính trong lễ diễu binh nói trên, nằm trong số các mục tiêu bị tiến công khủng bố.
Theo nhandan
Tất cả những kẻ khủng bố đều là người Hồi giáo? 'Không phải tất cả người Hồi giáo đều là khủng bố nhưng tất cả các tên khủng bố đều là người Hồi giáo', đó là câu nói thường xuyên được truyền thông nhắc đến thời gian qua. Bên cạnh đó, một câu hỏi cũng được đặt ra là "Tại sao không thấy người Thiên chúa giáo, người theo đạo Phật hay Do Thái...