Phiến quân IS chặt đầu năm phóng viên truyền hình Libya
Phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng đã bắt cóc và chặt đầu năm phóng viên của kênh truyền hình Cyrenaica TV ở miền đông Libya.
Truyền thông Libya ngày 27/4 cho biết “xác chết không đầu” của năm phóng viên kênh truyền hình Cyrenaica TV đã được tìm thấy tại một địa điểm gần thành phố al-Beida, theo lời khai của một phiến quân IS người Ai Cập bị lực lượng an ninh bắt giữ tại cửa khẩu Musaid nằm trên biên giới Libya-Ai Cập. Trong số các nạn nhân có bốn người Libya và một nhà quay phim người Ai Cập.
Phiến quân IS tung lên mạng video vụ hành quyết 21 con tin Ai Cập theo Cơ đốc giáo hồi giữa tháng 2/2015.
Theo một luật sư có liên hệ với đài truyền hình Cyrenaica TV, tay súng IS nói trên đã thú nhận tham gia vào vụ sát hại năm nhà báo bị bắt cóc tại một trạm kiểm soát giả gần thành phố Ajdabiya hôm 5/8/2014 khi đang trên đường trở về nhà sau khi tác nghiệp tại lễ tuyên thệ nhậm chức của Quốc hội được quốc tế công nhận tại thị trấn Tobruk, miền đông Libya.
Trong khi đó, một nguồn tin khác cho hay thi thể 5 nhà báo đã được tìm thấy gần thị trấn Derna, thành trì của các nhóm thánh chiến và Hồi giáo cực đoan. Hiện IS vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ việc này.
Video đang HOT
Bốn năm sau làn sóng chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, Libya vẫn phải đối mặt với tình trạng bạo lực leo thang nghiêm trọng và bế tắc chính trị với sự tồn tại của hai chính phủ, hai quốc hội. Theo một báo cáo của tổ chức “Trăng lưỡi liềm đỏ Libya” công bố hôm 22/4 vừa qua, xung đột đã khiến gần 104.000 gia đình với tổng cộng hơn 557.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Tuy nhiên, con số này không bao gồm hàng trăm nghìn người Libya đang tị nạn hoặc bị mắc kẹt tại các nước khác, nhất là tại hai quốc gia láng giềng Tunisia và Ai Cập.
Phiến quân IS đã lợi dụng tình trạng bất ổn và giao tranh giữa các nhóm vũ trang đối địch để tăng cường hiện hiện tại Libya. Trước đó, nhóm thánh chiến Hồi giáo này thừa nhận đã hành hình 21 người Cơ đốc giáo Ai Cập hồi giữa tháng 2 và 30 người Cơ đốc giáo Ethiopia hôm 19/4 vừa qua, cũng như tiến hành các vụ tấn công nhằm vào một khách sạn tại Tripoli, các đại sứ quán nước ngoài và các mỏ dầu.
Theo Kiến Thức
Câu chuyện khủng khiếp sau những bức ảnh động đất Nepal
Phóng viên ảnh người Tây Ban Nha, Omar Havana, người đã chụp những bức ảnh ngay khi trận động đất tấn công Nepal ít phút vừa kể lại những giờ phút kinh hoàng ngay cả với bản thân ông.
Tờ TIME dẫn lời kể của Havana: "Mọi thứ bắt đầu rung chuyển, tôi và vợ tôi không biết phải làm gì. Lúc đó chúng tôi đang ở trong một căn nhà 6 tầng, chúng tôi cố chạy xuống đất khi tòa nhà bắt đầu nứt vỡ. Tôi rất sợ hãi. Mọi người chạy, la hét và gào khóc. Cảnh tượng thật kinh khủng".
Ông Havana đã phải chứng khiến cảnh mọi người hoảng loạn tìm một nơi được cho là an toàn. Ông nói: "Đó là một trong những cảnh tượng khủng khiếp nhất mà tôi từng chứng kiến". Nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha này đã chuyển đến Kathmandu cách đây 7 tháng.
Một trong những bức ảnh của ông Havana.
Ông cho biết thêm, trong hoàn cảnh đó, ông cũng được chứng kiến những hành động vô cùng cảm động và nhân văn. Ông nhớ lại: "Mọi người đã có những hành động rất tuyệt vời. Họ làm mọi thứ có thể để giúp đỡ lẫn nhau".
Havana đã ghi lại được những giờ phút kinh hoàng bằng những bức ảnh vừa cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai vừa cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết, tình người.
Ông nói: "Tôi đã cố gắng bình tĩnh nhưng rất khó để không bị hoảng sợ với những gì phải chứng kiến: một bàn tay giơ lên từ đống đổ nát, một người mẹ ôm chặt lấy con. Tôi chỉ còn cách cố kể lại câu chuyện về những con người,về thành phố đã bị động đất tàn phá này".
Một người đàn ông đang được đưa ra khỏi đống đổ nát.
Vừa chụp, ông Havana vừa cố tìm kiếm những người sống sót, giúp dọn dẹp những đống đổ nát. Ông kể: "Tôi cố căng tròn mắt, hy vọng có thể nhìn thấy ai đó còn sống trong đống đổ nát".
Vì mạng lưới thông tin liên lạc đã bị động đất phá hủy nên Havana đã phải nhờ các đồng nghiệp từ các tổ chức truyền thông khác giúp đăng tải các bức ảnh.
Ông cho biết: "Hôm nay là một trong những ngày buồn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi mới ở Nepal nhưng tôi đã yêu và coi đất nước này như là nhà của mình. Tôi cảm thấy thật đau đớn khi chứng kiến những cảnh trên".
Số người thương vong do trận động đất đang tăng theo từng giờ. Theo thông báo của Nepal và các quốc gia láng giềng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số người thiệt mạng đã vượt qua mốc 2000 người.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ "TIME" từng được tạp chí này giải thích là biểu tượng cho dòng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho những sự kiện).
Theo Infonet
Bác sĩ nhờ phóng viên phẫu thuật não cho nạn nhân động đất Các bác sĩ tại một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu - Nepal buộc phải đề nghị phóng viên đài CNN (Mỹ) thực hiện ca phẫu thuật não cho nạn nhân động đất do thiếu nhân lực trầm trọng. May là ông Sanjay Gupta, phóng viên mảng y tế của đài CNN, là một bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn và...