Phiến quân IS bắt cóc 25.000 cô gái
Nghị sĩ duy nhất của cộng đồng thiểu số Yazidi tại Iraq cho hay tình hình nhân quyền tại nước này đang xấu đi, khi các phiến quân của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt cóc, hãm hiếp và bán hàng nghìn phụ nữ Yazidi.
Nữ nghị sĩ Vian Dakhil.
“Họ vẫn không hề có bất kỳ nơi tạm trú nào. Họ đang phải ngủ trên các đường phố. Tình hình không tốt và mùa đông sắp đến rồi”, nữ nghị sĩ Vian Dakhil cho biết trong cuộc phỏng vấn mới đây từ vùng người Kurd của Iraq.
Bà Dakhil, người đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc tới, hôm 6/10 đã giành giải thưởng Anna Politkovskaya do tổ chức “Vươn tới tất cả phụ nữ trong chiến tranh” trao tặng. Giải thưởng này, được đặt theo tên của nữ nhà báo Nga bị sát hại, tôn vinh các phụ nữ có đóng góp cho việc trợ giúp những người vướng vào xung đột.
Nghị sĩ Dakhil, hiện đang phục hồi do những vết thương trong vụ tai nạn trực thăng hôm 12/8 trên đỉnh núi Sinjar ở miền bắc Iraq, cho hay mặc dù các phiến quân IS đã buộc các phụ nữ Cơ đốc giáo phải rời khỏi nhà cửa nhưng các phụ nữ Yazidi thường hứng chịu số phận tồi tệ nhất.
“Chỉ các phụ nữ Yazidi bị bắt cóc. Chúng tôi không biết tại sao các phụ nữ Yazidi lại trở thành mục tiêu”, bà Dakhil nói.
Theo nữ nghị sĩ, trong số hơn 500.000 người Yazidi tại Iraq, khoảng 25.000 cô gái Yazidi đã bị các phiến quân IS bắt cóc.
“Chúng tôi không biết chính xác tất cả họ đang ở đâu, nhưng một số người bị nhốt ở các nhà tù khác nhau tại Iraq và một số bị đưa tới Syria, một số tại Mosul. Họ đã bị hãm hiếp và chúng đang bán các cô gái với giá 150 USD mỗi người”, bà Dakhil nói.
Video đang HOT
Bà Dakhil cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để trợ giúp cảnh ngộ khốn cùng của người Kurd và người thiểu số vốn đã phải đối mặt với sự ngược đãi trong nhiều thế kỷ và bị người Hồi giáo mệnh danh là “các tín đồ ma quỷ”.
Bà Dakhil đã thu hút sự chú ý của quốc tế hồi tháng 8 sau khi đưa ra lời tỉnh cầu khẩn thiết tại quốc hội Iraq về số phận những người Yazidi đang bị kẹt trên núi Sinjar, nơi bị các phiến quân IS bao vây. Bà Dakhil gọi đó là tội diệt chủng.
Bài phát biểu xúc động của bà Dakhil đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama quan tâm khi ông nhắc tới tên bà hôm 7/8 khi công bố các chiến dịch không kích IS và một nỗ lực cứu trợ nhân đạo nhằm giải cứu người Yazidi.
Nhóm phiến quân IS đã chiếm các khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria. Liên quân do Mỹ đứng đầu hiện đang tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của IS ở hai nước này.
Trước các cáo buộc của nghị sĩ Dakhil, IS cũng đã bị tố bắt cóc và sát hại hàng nghìn người thiểu số Yazidi tại Iraq.
An Bình
Theo RFE
Tình hình biển Đông sáng 14/10: 'Tàu sân bay không thể chìm' của TQ trên biển
Việc Trung Quốc cải tạo các bãi đá, xây dựng đảo nhân tạo, xây đường băng sân bay ở biển Đông có thể gây ra mối đe dọa với tất cả các nước trong khu vực.
Tình hình biển Đông sáng 14/10: 'Tàu sân bay không thể chìm' của TQ trên biển
Theo Kanwa, thực trạng Trung Quốc cải tạo thần tốc 6 bãi đá, đặc biệt là Gạc Ma tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam có thể gây ra một mối đe dọa với tất cả các bên tranh chấp tại khu vực Trường Sa, gồm Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines. Bắc Kinh định xây một " tàu sân bay không thể chìm" trên biển Đông, thông qua dự án cải tạo, xây dựng đảo quy mô tại khu vực tranh chấp. Kế hoạch nêu rõ "tàu sân bay không thể chìm" gồm hai đường băng và hai cầu cảng.
Sau khi dự án đầy tham vọng này hoàn tất, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai các máy bay ném bom chiến lược H-6 và máy bay chiến đấu xuống biển Đông. Hai cầu cảng ở đây có thể đón tiếp bất cứ loại chiến hạm nào của Trung Quốc, trừ tàu sân bay Liêu Ninh.
Các máy bay H-6 sẽ gây thêm một nguy cơ nữa đối với Mỹ và các đối tác an ninh của Mỹ tại Đông Nam Á. Với tầm hoạt động 6.000 km và bán kính tác chiến 1.800 km, H-6 có thể tấn công tất cả mục tiêu chủ yếu nằm ở phía bắc Úc.
Dù Úc cách Gạc Ma tới 3.200km, nhưng vẫn nằm trong tầm tấn công của máy bay H-6 có khả năng mang tên lửa hành trình tầm bắn 2.000 km. Điều đó có nghĩa rằng, các máy bay H-6 có thể tấn công mọi cơ sở quân sự của Mỹ tại Úc. Các tên lửa chống hạm như YJ-83 và YJ-12 cũng có thể được sử dụng để phong tỏa mọi hoạt động hàng hải tại eo biển Malacca.
Nhờ sân bay nhân tạo ở Gạc Ma, Trung Quốc sẽ giành quyền kiểm soát không phận biển Đông và có khả năng ngăn chặn các lực lượng Mỹ hỗ trợ cho đồng minh ở khu vực Đông Á.
Trong lúc quy mô các dự án cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa vẫn còn chưa rõ ràng, một dự án tương tự được cho là đang được thực hiện tại đá Vành Khăn. Dù Gạc Ma hay Vành Khăn trở thành "tàu sân bay không thể chìm", những quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Singapore đều nằm trọn trong tầm không kích chiến thuật của Trung Quốc. Hiện nay, Singapore là một trong những căn cứ chủ chốt cho các tàu tác chiến ven bờ của hải quân Mỹ.
Tuy nhiên Kanwa cho rằng, một "tàu sân bay không thể chìm" hoàn toàn không phải một "tàu sân bay bất khả chiến bại". Gạc Ma và Vành Khăn thời bình có thể phát huy hiệu quả răn đe và đóng vai trò cơ sở hậu cần đắc lực cho các hoạt động xâm lấn phi vũ trang, nhưng hoàn toàn nằm trong tầm tác chiến hiệu quả của hải quân, không quân và tên lửa bờ của các nước ven biển Đông.
Kanwa nhận định, với sự trợ giúp của Mỹ, một khi xung đột nổ ra, các nước này có thể phát động một cuộc tấn công phủ đầu, dễ dàng vô hiệu hóa cả hai sân bay trên Gạc Ma và Vành Khăn.
Sẽ sản xuất 1.200 máy bay chiến đấu mới
Theo tạp chí Phân tích Quân sự Nga, Trung Quốc cần chế tạo tới 1.200 máy bay chiến đấu thế hệ 4 để trong các cuộc xung đột tiềm tàng có thể đương đầu không quân Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, nếu như họ đều được trang bị các chiến đấu cơ tiên tiến do Mỹ sản xuất.
Dù Đài Loan giữ quan hệ kinh tế khăng khít với đại lục, chính quyền thời lãnh đạo Mã Anh Cửu không ngừng thúc đẩy kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu hiện đại từ Mỹ như F-16C/D, thậm chí là tiêm kích tàng hình F-35. Hàn Quốc và Nhật Bản, các đồng minh trụ cột của Mỹ trong khu vực, đều nâng cấp không lực bằng cách mua thêm chiến đấu cơ mới của Mỹ.
Trung Quốc đang đẩy nhanh phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 như J-20 và J-31. Tuy nhiên, nước này vẫn không đủ khả năng sản xuất được động cơ nội địa đáng tin cậy.
Cho tới lúc đó, quân đội Trung Quốc vẫn phải trông cậy vào các loại máy bay J-10 và J-10B để đối phó không quân đối phương trong trường hợp diễn ra xung đột.
Máy bay J-10 được thiết kế để cạnh tranh với các chiến đấu cơ như Rafale của Pháp, Typhoon của châu Âu, MiG-29K của Nga. Máy bay được lắp động cơ Nga nhưng bán kính tác chiến chỉ có 800 km, thua xa chiến đấu cơ Mỹ và châu Âu.
J-11B là phiên bản nội địa nâng cấp của J-10, được Tập đoàn Công nghiệp chế tạo máy bay Thành Đô lắp thêm hệ thống radar chủ động. Tập đoàn này được cho là đã quyết định sản xuất thêm ít nhất 1.200 chiếc J-10 trong 10 năm tới.
Trung Quốc hy vọng với sự phối hợp của máy bay cảnh báo sớm như KJ-2000 hay ZDK-03, máy bay J-10B có thể tạo sự đe dọa lớn đối với những quốc gia sử dụng máy bay chiến đấu Mỹ.
Gạc Ma và Vành Khăn hoàn toàn nằm trong tầm tác chiến hiệu quả của hải quân, không quân và tên lửa bờ của các nước ven biển Đông, tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) nhận định.
Nguồn Tienphong.vn
Lời kể gây sốc của bố nữ sinh giết hại cán bộ huyện Ngày 10/10, cơ quan CSĐT Công An tỉnh Vĩnh Phúc Cho biết hung thủ sát hại anh Lê Hải Đăng (SN 1988, trú tại thôn Thượng, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường là Phùng Thị Thanh (SN 1996), học sinh lớp 12A1, Trung tâm giáo dục thường xuyên Vĩnh Tường, người có quan hệ yêu đương với nạn nhân. Gia đình bàng hoàng...