Phiến quân Hồi giáo áp sát Baghdad
Nguy cơ thất thủ có thể xảy ra nếu Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nắm giữ toàn bộ tỉnh Anbar và biến nơi này trở thành bàn đạp tấn công thủ đô Baghdad của Iraq.
Các tay súng Hồi giáo trên những chiếc xe chiếm được từ quân đội Iraq. Ảnh: AP
80% tỉnh Anbar, phía tây thủ đô Baghdad, đang nằm trong tầm kiểm soát của IS. CNN dẫn lời Sabah Al-Karhout, người đứng đầu Hội đồng tỉnh Anbar, mô tả tình hình tại đây đang “rất tồi tệ”.
Hôm qua, các tay súng Hồi giáo đã bao vây Haditha, thị trấn lớn cuối cùng của tỉnh Anbar chưa nằm trong tay phiến quân. Theo CBS News, lực lượng phiến quân Hồi giáo IScũng đã xâm nhập Abu Ghraib, một trong những vùng ngoại ô của Baghdad, cách sân bay quốc tế Baghdad chỉ hơn 12 km.
Falleh al-Issawi, phó chủ tịch Hội đồng tỉnh Anbar, cảnh báo rằng nếu Baghdad thất thủ, IS có thể cai trị toàn bộ khu vực từ thủ đô của Iraq đến thành phố Raqqa của Syria. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Iraq xác nhận IS đang có trong tay hệ thống phòng không di động cá nhân MANPADS.
Để ngăn chặn sự sụp đổ của Anbar, các nhà lãnh đạo địa phương yêu cầu chính phủ Iraq có hành động can thiệp ngay lập tức, đồng thời kêu gọi Mỹ triển khai bộ binh. Theo al-Issawi, quân đội Iraq và các nhóm chiến đấu của Anbar sẽ hạ vũ khí nếu như quân đội Mỹ không can thiệp giúp đỡ, bởi họ cho rằng các chính phủ phương Tây đang ngập ngừng trước sự tấn công của IS.
Video đang HOT
Một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết chính phủ Iraq chưa có lời kêu gọi chính thức nào nhằm triển khai lực lượng ngoài những vị trí trước đó. Tuy nhiên, người này khẳng định Mỹ không triển khai bộ binh đến Iraq, mà sẽ chỉ tập trung hỗ trợ tham vấn và các chiến dịch không kích.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhận định tình hình ở Anbar đang gặp khó khăn. Ông cho rằng nỗ lực chống lại IS ở Iraq sẽ kéo dài và đòi hỏi nhiều yếu tố.
Từ 10/10, quân đội Mỹ đã thả dù tiếp tế lương thực, nước uống và đạn dược cho lực lượng an ninh của Iraq đang hoạt động tại vùng Baiji, phía bắc nước này, theo yêu cầu từ phía Baghdad. Trong hai ngày 10 và 11/10, liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu tiếp tục tiến hành hoạt động không kích ở Syria và Iraq.
Vị trí tỉnh Anbar ở Iraq. Đồ họa: BBC
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Biểu tình Hong Kong không thể thay đổi lập trường của Bắc Kinh
Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh hôm nay tiếp tục khẳng định sẽ không từ chức, đồng thời nhấn mạnh hoạt động biểu tình sẽ không thể thay đổi tình hình.
Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh. Ảnh: AFP.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TVB, ông Lương Chấn Anh nhấn mạnh rằng các biểu tình đòi dân chủ gần như không thể tạo ra cơ hội để thay đổi lập trường của Bắc Kinh và đảm bảo cho cuộc bỏ phiếu phổ thông.
Theo ông Lương, chính quyền Hong Kong sẽ cố gắng đàm phán với lãnh đạo sinh viên và xem xét các yêu cầu của họ trên cơ sở hợp pháp, nhưng không loại trừ khả năng cảnh sát sẽ điều một lượng nhỏ để dẹp các khu vực biểu tình. Hoạt động phong tỏa nhiều nơi quan trọng tại trung tâm tài chính lớn của châu Á, vốn đã bước sang tuần thứ ba, không thể kéo dài thêm nữa.
"Những gì diễn ra trong nhiều tuần qua đã chứng minh được rằng phong trào quần chúng dễ dàng bắt đầu nhưng rất khó để kết thúc. Không ai có thể chỉ đạo hướng đi cũng như tốc độ của phong trào biểu tình. Hiện giờ, nó đã là một phong trào mất kiểm soát", Reuters dẫn lời trưởng đặc khu Hong Kong nói.
Những bình luận trên của ông Lương được đưa ra không lâu sau khi hàng nghìn người tiếp tục nhóm họp tại trung tâm đặc khu hành chính Hong Kong nhằm thúc đẩy yêu cầu dân chủ. Họ mang theo lều bạt, chăn chiếu, đồ dùng, thức ăn, nước uống, chứng minh quyết tâm cắm chốt trên đường phố, bất chấp việc cảnh sát kêu gọi giải tán để tránh ùn tắc giao thông và hỗn loạn.
Trước đó, chính quyền Hong Kong hôm 9/10 tuyên bố hoãn cuộc đàm phán về cải cách chính trị mà hội sinh viên chờ đợi, sau khi người biểu tình dọa mở rộng hoạt động đòi dân chủ để gia tăng sức ép lên giới chức.
Người biểu tình yêu cầu cải cách dân chủ thực sự với cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên của Hong Kong vào năm 2017, để chọn ra lãnh đạo thành phố. Làn sóng biểu tình hơn hai tuần qua ở Hong Kong đang tạo ra thách thức mạnh mẽ nhất với chính phủ Trung Quốc, kể từ khi nước này kiểm soát đặc khu năm 1997.
Người biểu tình cắm chốt trên đường phố Hong Kong và ngủ qua đêm trong những chiếc lều bạt di động. Ảnh: Reuters.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Snowden: Mỹ có điệp viên chìm theo dõi Trung Quốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã triển khai các chương trình tại Trung Quốc, sử dụng những điệp viên bí mật cũng như xâm nhập các mạng lưới và thiết bị thông qua "sự phá hoại về vật chất", tài liệu mật của cựu điệp viên Snowden khẳng định. Cựu điệp viên CIA Edward Snowden Thông tin được tờ The...