Phiến quân chiếm giữ thành phố lớn thứ hai Iraq
Phiến quân đã chiếm giữ thành phố lớn thứ hai của Iraq sau khi kiểm soát hoàn toàn thành phố Nineveh ở phía Bắc. Tình hình căng thẳng buộc thủ tướng nước này ban bố tình trạng khẩn cấp.
Xe ô tô của lực lượng an ninh bốc cháy sau cuộc đụng độ với phiến quân ở Mosul.
Ngày 10/6, lực lượng phiến quân đã chiếm giữ Mosul – thành phố lớn thứ hai của Iraq và cách thủ đô Baghdad khoảng 350 km về phía Bắc. Đây là đòn mạnh nữa giáng vào các giới chức Iraq đang bất lực trong việc ngăn cản đà tiến của phiến quân.
“Chúng tôi đã mất quyền kiểm soát Mosul sáng nay. Hiện thành phố này đã hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà nước”, một quan chức Bộ Nội vụ xác nhận.
Theo các thông tin tại chỗ, hàng trăm tay súng đã tấn công Mosul đêm 9/6 và giao tranh với quân đội, cảnh sát. Trước khi toàn bộ thành phố Mosul bị thất thủ, các tay súng đã giành quyền kiểm soát tòa nhà thị trưởng, các nhà tù và các đài truyền hình.
Mosul là thành phố lớn thứ hai của Iraq với khoảng 2 triệu dân. Trước Mosul, tỉnh Nineveh ở miền Bắc cũng các bị các tay súng chiếm giữ.
Video đang HOT
Nhiều cuộc tấn công và đánh bom đẫm máu cũng đã xảy ra ở nhiều địa phương làm hàng trăm người chết và bị thương. Gần đây nhất là vụ đánh bom nhằm vào đoàn người đưa tang ở tỉnh miền Đông Diyala ngày 10/6 làm 31 người thiệt mạng và 28 người bị thương.
Trước thực trạng bạo lực bùng phát mạnh đẩy Iraq vào nguy cơ trở lại nội chiến, Thủ tướng Nuri al-Maliki đã triệu tập Quốc hội họp khẩn để tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Mỹ – nước đã rút quân khỏi Iraq cách đây hơn 2 năm sau cuộc chiến kéo dài 11 năm – đã tuyên bố sẽ hỗ trợ chính phủ Iraq lấy lại quyền kiểm soát các thành phố trên.
Theo Dantri
Quân nổi dậy chiếm thành phố Iraq, dân ùn ùn tháo chạy
Hàng trăm nghìn người đang tháo chạy khỏi Mosul, thành phố lớn thứ 2 ở Iraq, sau khi các tay súng Hồi giáo chiếm trọn nơi này.
BBC đưa tin binh lính chính phủ cũng nằm trong làn sóng di cư ồ ạt khi hàng trăm chiến binh tử vì đạo của nhóm ISIS giành quyền kiểm soát Mosul và phần lớn tỉnh Nineveh kế cận.
Trong một thông điệp trên truyền hình, Thủ tướng Iraq Nouri Maliki thông báo lực lượng an ninh nước này đã được đặt trong tình trạng "báo động tối đa". Ông cũng đã yêu cầu Quốc hội tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trao cho ông thêm các quyền hạn bắt giữ, ban bố lệnh giới nghiêm và "tổng động viên" dân chúng.
Phía Mỹ tuyên bố, diễn biến mới ở Iraq cho thấy ISIS là một mối đe dọa đối với toàn bộ khu vực. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói rằng tình hình ở Mosul là "cực kỳ nghiêm trọng" và Washington ủng hộ "một phản ứng phối hợp, mạnh mẽ nhằm đẩy lui hành động gây hấn này".
Một phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết nhà lãnh đạo này "thực sự lo ngại" về tình hình ở Iraq. Ông khuyến khích chính phủ đất nước Vùng Vịnh và chính quyền khu vực người Kurd hợp tác để khôi phục an ninh nơi đây.
Thông tin cho biết, nhiều đồn cảnh sát bị đốt cháy và hàng trăm tù nhân đã được thả ra. Theo mô tả của các cư dân Mosul, cờ thánh chiến hiện đã xuất hiện ở nhiều tòa nhà và các tay súng dùng loa phóng thanh thông báo họ đã "tới để giải phóng Mosul".
"Bên trong thành phố rất hỗn loạn và không có ai giúp chúng tôi", một nhân viên chính quyền tên là Umm Karam bày tỏ. "Chúng tôi sợ lắm".
"Lực lượng quân sự đã từ bỏ vũ kí của họ, thay đổi trang phục, bỏ lại xe và rời khỏi thành phố", Mahmud Nuri một người cũng đang tháo chạy khỏi Mosul, kể lại.
Trong khi đó, lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Mosul xác nhận 28 tài xế xe tải nước này đã bị các tay súng bắt cóc ở tỉnh Nineveh cạnh đó.
BBC dẫn các nguồn tin cho biết, hàng trăm nghìn người đang hối hả rời khỏi thành phố lớn thứ 2 Iraq, hướng tới 3 thành phố trong khu vực của người Kurd gần đó, nơi các nhà chức trách đã dựng trại tạm trú cho họ.
Thủ tướng vùng người Kurd Nechirvan Barzani cũng ra thông điệp đề nghị cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc giúp đỡ.
Lực lượng an ninh cho biết giao tranh giữa quân đội chính phủ và ISIS hiện đang diễn ra khốc liệt ở một thị trấn có tên Rashad gần Kirkuk, phía đông nam Mosul. Cũng có tin phiến quân đã chiếm một số khu vực khác của Kurkuk và hai thị trấn ở tỉnh Salaheddin.
Sau 5 ngày giao tranh, ISIS đã chiếm được các cơ sở chủ chốt ở Mosul, thành phố có khoảng 1,8 triệu dân.
Chính phủ Iraq hiện đang chật vật chống lại làn sóng bạo lực giáo phái tăng cao vốn đã giết chết khoảng 800 người, trong đó có hơn 600 dân thường, chỉ riêng trong tháng 5, theo thống kê của Liên Hợp Quốc. Năm ngoái, gần 9.000 người đã phải bỏ mạng.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Thành phố lớn thứ ba ở Syria: Hoang tàn và đổ nát Homs, từng là thành phố lớn thứ ba của Syria, giờ đây chỉ còn là một khu đất với đầy những khối bê tông đổ nát sau 3 năm rơi vào nội chiến. Những chiến binh nổi loạn cuối cùng đã rơi khỏi những cứ điểm ở Homs, chấm dứt tình trạng giao tranh kéo dài suốt 2 năm qua. Homs được xem...