Phiên họp toàn thể lần thứ 18 Ủy ban Về các vấn đề xã hội
Ngày 28/9, tại Hà Nội, phiên họp toàn thể lần thứ 18 Ủy ban Về các vấn đề xã hội (UBCVĐXH) của Quốc hội đã khai mạc (diễn ra từ 28 – 30/9). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đến dự và chỉ đạo Phiên họp.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp.
Các dự án luật, pháp lệnh tác động rất lớn đến xã hội
Theo chương trình, trong buổi sáng, UBCVĐXH của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 18 đã cho ý kiến vào dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Tại phiên buổi chiều, Ủy ban đã cho ý kiến về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020, giai đoạn 2016- 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; dự kiến đề xuất các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, giai đoạn 2021 – 2025 thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
Phát biểu chỉ đạo Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, các lĩnh vực lớn thuộc 2 Bộ (Bộ LĐ-TB&XH, và Bộ Y tế), hiện đã có các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Ban Bí thư như vấn đề tiền lương và BHXH, y tế, dân số, người có công, phòng chống ma túy…
“Đây là những dự án luật, pháp lệnh tác động rất lớn đến xã hội, người dân nên cần tiếp tục thảo luận, cho ý kiến rộng rãi hơn ở trong các Phiên họp trước khi trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp ý kiến để trình lên Quốc hội xem xét, thông qua”, bà Phóng lưu ý.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh
Theo đó, bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Phiên họp toàn thể lần thứ 18, UBCVĐXH của Quốc hội sẽ cùng với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xem xét, thẩm tra và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nên yêu cầu các thành viên của Ủy ban, đại diện lãnh đạo các Bộ ngành, cơ quan tập trung cao độ, phát huy tối đa trí tuệ để Phiên họp đạt được kết quả cao nhất.
Tiếp tục phát huy thực hiện tốt chăm lo người có công
Về dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Luật, và lưu ý cần thiết sửa đổi một số điều của án thảo Luật này.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đồng ý với phương án 1 của dự thảo Luật là Trung tâm Dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thành lập và được thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực thi điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Đồng thời, quy định rõ điều kiện không thu tiền của người lao động và bảo đảm không làm phát sinh bộ máy, biên chế.
Toàn cảnh phiên họp
Ngoài ra, theo ông Sơn, các địa phương cần công khai minh bạch số lượng người đi, cũng như tăng cường bảo vệ người lao động khi làm việc ở nước ngoài.
Đối với dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), đa số ý kiến cho rằng, tiếp tục phát huy hơn nữa thực hiện tốt việc công nhận liệt sĩ, bệnh binh thời kỳ đất nước hòa bình; chế độ chính sách đối với Mẹ Việt Nam anh hùng; thân nhân của các liệt sĩ, bệnh binh…
Giải trình rõ hơn về những vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã và vẫn đang tiếp thu ý kiến còn khác nhau của các cơ quan, đơn vị, sự chỉ đạo của cơ quan thẩm tra đối với dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Theo đó, Bộ trưởng khẳng định, những đối tượng cần được mức tăng hỗ trợ so với hiện hành như đối tượng trợ cấp tuất Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì theo Bộ LĐ-TB&XH, những ai đang được hưởng 3 suất hỗ trợ thì hưởng bình thường. Còn những người thấp hơn thì sau này địa phương, ngân sách Nhà nước có điều kiện sẽ đẩy mức hỗ trợ cao hơn so với hiện tại.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu, đại diện các Bộ ngành, cơ quan và cho rằng, đây là những ý kiến rất tâm huyết để các cơ quan soạn thảo, thẩm tra các dự án Luật hoàn chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các dự án Luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục lắng nghe, chỉnh sửa các dự án Luật để cơ quan thẩm tra, xem xét trước khi trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp, thảo luận ở những phiên họp tới trước khi trình lên Quốc hội thông qua.
Kịp thời xử lý hành vi vi phạm về dược và trang thiết bị y tế
Các đại biểu đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 18, chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2020 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; dự kiến đề xuất các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, giai đoạn 2021-2025 thuộc lĩnh vực y tế-dân số.
Báo cáo tại Phiên họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết các chỉ tiêu Quốc hội giao cho ngành Y tế năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 đều đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể, ước đến hết năm 2020, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 28 giường; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 ước đạt 90,7%.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện.
Ngành Y tế đã thực hiện quyết liệt, bài bản, sáng tạo để kiềm chế, kiểm soát dịch COVID-19; chủ động phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác, không để xảy ra "dịch chồng dịch."
Giai đoạn 2016-2020, ngân sách Nhà nước chi cho y tế năm sau cao hơn năm trước, tổng chi ngân sách nhà nước ước tính từ 95.455 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 124.755 tỷ đồng vào năm 2020. Ngân sách Nhà nước đã được ưu tiên cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, các vùng, khu vực khó thu hút được nguồn xã hội hóa.
Thảo luận tại phiên họp, cơ bản đồng tình với Báo cáo của Bộ Y tế, các đại biểu cũng chỉ rõ một số vấn đề cần quan tâm, khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và khả năng cung ứng dịch vụ tại y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã chưa đồng đều ở các địa phương.
Nhân lực ngành Y tế phân bố không đồng đều giữa các vùng, tuyến y tế; giữa điều trị và dự phòng; chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút nhân lực y tế tại vùng sâu, vùng xa. Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đem lại nhiều kết quả tích cực, song cơ chế hợp tác công-tư chưa toàn diện; hình thức liên doanh, liên kết tài sản chưa đa dạng, chủ yếu là trang thiết bị y tế; giá dịch vụ y tế chưa kết cấu đủ chi phí gây ra những khó khăn nhất định khi thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, thậm chí đã xảy ra tình trạng sai phạm trong công tác quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình, đề nghị làm rõ nguyên nhân những sai phạm trong tình trạng mua bán thiết bị y tế vừa qua và cho rằng ngành Y tế cần tăng cường kiểm tra, rà soát vấn đề này.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng, tỉnh Quảng Trị, băn khoăn, phải chăng có lỗ hổng trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát, thanh tra vấn đề tự chủ của các cơ sở y tế.
"Nhiều năm qua, cơ chế kiểm tra, thanh tra như thế nào? Đây là câu chuyện ngành nên nhìn lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện tự chủ, nhưng đồng thời đảm bảo cơ chế giám sát và hạn chế tối đa tiêu cực," đại biểu nêu quan điểm.
Các đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu, mua sắm; nghiên cứu xây dựng chính sách phân bổ nhân lực y tế nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành một cách toàn diện; đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
Ngoài ra, Bộ Y tế đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy y tế cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án y tế để đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ các dự án, trong đó chú trọng dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức.
Trong phiên họp chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho ý kiến về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, giai đoạn 2016-2020; kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và 5 năm 2021-2025 thuộc lĩnh vực lao động-người có công và xã hội./.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký tái cử chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhiệm kỳ 2020 - 2025 phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Văn Đức - TTXVN Chiều 26/9, tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp...