Phiến đá phủ bụi nghìn năm được kỳ vọng mở toang bí mật Ai Cập cổ đại
Ai Cập cổ đại luôn có sức hút mạnh mẽ đối với trí tưởng tượng của mọi thế hệ nhưng lại bị chôn vùi trong tầng tầng lớp lớp quá khứ bởi vô số nguyên nhân.
Bí mật bị phủ bụi ngàn năm
Phần lớn những thông tin hiện hữu như một sự đương nhiên về xác ướp, kim tự tháp và lăng mộ thực tế đã bị bao phủ trong im lặng qua nhiều thế kỷ cho đến khi những chiến binh Pháp tình cờ phát hiện ra một phiến đá khắc vào năm 1799.
Hãng tin CNN cho biết, phiến đá khắc 3 kiểu chữ viết cổ khác nhau, được tìm thấy khi quân đội của hoàng đế Napoléon đào nền móng của một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập. Tảng đá đã cung cấp chìa khóa để giải mã chữ tượng hình – hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại – và mở ra những bí mật của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Vào thời đó, không ai có thể đọc được những hình ảnh và biểu tượng gọn gàng được khắc trên tảng đá hay viết trên các cuộn giấy cói được phát hiện trong các ngôi đền dọc sông Nile – mặc dù các học giả Ả Rập thời Trung cổ và lữ khách thời Phục hưng đã coi đó là niềm đam mê.
Nhà Ai Cập học Ilona Regulski nói rằng ngay cả những người lính cũng ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của các tấm khắc.
Sau khi Napoléon thất bại trong việc cầm quân, quân đội Anh đã xuất hiện ở khu vực này và họ đã vận chuyển phiến đá, được làm bằng một loại đá tối màu, giống granit đến Anh và nó được đưa đến Bảo tàng Anh vào năm 1802. Bảo tàng Anh sau đó đã gửi bản sao phiến đá tới các nhà Ai Cập học trên khắp châu Âu nhằm tìm sự trợ giúp giải mã bí mật từ cộng đồng chuyên gia.
” Trong vòng hai năm sau khi phát hiện ra phiến đá, mọi quốc gia châu Âu đều sở hữu một bản sao của nó“, chuyên gia Regulski tiết lộ, các học giả đều rất ý thức làm việc khẩn trương bởi vì mọi người đều muốn đẩy nhanh quá trình giải mã câu đố.
Video đang HOT
Văn bản ghi dấu ấn của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: CNN
” Tôi nghĩ đối với nhiều học giả vào thời điểm đó, không quan trọng ai sẽ là người đầu tiên, miễn là giải mã được, bởi vì họ hy vọng việc này sẽ cung cấp nhiều thông tin chính xác hơn về Ai Cập cổ đại“.
Tảng đá có 3 kiểu chữ viết bằng 2 ngôn ngữ khác nhau – 14 dòng chữ tượng hình chính thức, 32 dòng bằng ngôn ngữ thông dụng (sử dụng trong đời sống hàng ngày ở Ai Cập cổ đại được giản hóa) và 54 dòng chữ bằng ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, chỉ có 1 trong 3 kiểu chữ được giải mã vào thời điểm đó. Đó là một sắc lệnh hàng loạt được thông qua vào năm 196 TCN bởi một hội đồng các linh mục để đánh dấu kỷ niệm đầu tiên ngày đăng quang của Ptolemy V Epiphanes, 13 tuổi.
Hy vọng còn hé lộ nhiều thông tin thú vị
Một thanh niên người Pháp tên là Jean-Franois Champollion đã tạo ra bước đột phá lớn. Champollion lần đầu tiên nghiên cứu chữ viết năm 17 tuổi, chọn tập trung vào những chữ tượng hình khoanh tròn được cho là tên của những nhân vật quan trọng của Ai Cập.
” Người thanh niên bắt đầu vào năm 1808 nhưng sau đó nản lòng vì quá khó. Anh ta phàn nàn rằng các bản sao chép không đẹp. Vì vậy anh ấy đã xem một số thứ khác nhưng cũng vẫn nản lòng. Và sau đó anh ta nói, OK, tôi sẽ từ bỏ mọi thứ”, Regulski nói.
Chán nản, Champollion tạm dừng nỗ lực của mình và chọn đắm mình trong tiếng Coptic, một ngôn ngữ sống có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại.
Ở Anh, đối thủ chính của Champollion trong cuộc đua giải mã phiến đá cũng tập trung vào phần ngôn ngữ thông dụng, Tiến sĩ Thomas Young đã chứng minh rằng phần này được tạo thành từ từ tượng thanh và từ tượng hình (từ hoặc ý). Tuy nhiên, ông vẫn không tin rằng trong văn tự tượng hình có một thành phần ngữ âm.
Champollion đã công bố bước đột phá quyết định của mình vào tháng 9/1822, chứng minh rằng đó là một ngôn ngữ tượng thanh, chứ không chỉ là một kiểu chữ viết.
” Điều rất quan trọng mà Champollion phát hiện ra và phân biệt anh ta với bất kỳ ai khác trước anh ta là anh ta nhận ra rằng nó không chỉ là chữ cái mà còn là một hệ thống lai hoặc hỗn hợp. Có những ký tự là các từ đơn hoàn chỉnh, nhưng cũng có những ký tự là các chữ cái riêng lẻ và tất cả chúng phát huy tác dụng trong một chỉnh thể“, chuyên gia Regulski giải thích.
Tảng đá trên đã được trưng bày tại Bảo tàng Anh từ năm 1802 và hiện nay các nhà Ai Cập học đã tiếp tục kêu gọi dự án giải mã ký tự còn lại của nó.
Giải mã bí ẩn về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại
Người ta cho rằng DNA của xác ướp Ai Cập cổ đại không thể được giải trình tự. Nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, sử dụng các phương pháp độc đáo, đã vượt qua các rào cản để thực hiện điều đó.
Các nhà Ai Cập học, nhà văn, học giả và những người khác, đã tranh luận về chủng tộc của người Ai Cập cổ đại ít nhất là từ những năm 1970. Ngày nay, một số người tin rằng họ là người Châu Phi cận Sahara, điều này được lập luận từ sự tồn tại của một số đế chế và vương quốc Châu Phi đã từng phát triển đến đỉnh cao trong quá khứ.
Người ta cho rằng vấn đề là DNA của xác ướp không thể được giải trình tự. Nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, sử dụng các phương pháp độc đáo, vượt qua các rào cản cố hữu để thực hiện điều đó. Họ phát hiện ra rằng người Ai Cập cổ đại có quan hệ gần gũi nhất với các dân tộc ở Cận Đông, đặc biệt là từ Levant - Đông Địa Trung Hải ngày nay bao gồm các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Israel, Jordan, Syria và Lebanon. Các xác ướp được sử dụng trong nghiên cứu có từ thời Tân Vương quốc và thời kỳ muộn hơn,khi Ai Cập nằm dưới sự thống trị của La Mã.
Người Ai Cập hiện đại chia sẻ 8% bộ gen của họ với người Trung Phi, nhiều hơn nhiều so với những người Ai Cập cổ đại, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications. Sự gia tăng của các gen cận Sahara chỉ xảy ra trong vòng 1.500 năm qua. Điều này có thể là do hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Sahara hoặc từ hoạt động thương mại đường dài, thường xuyên giữa hai khu vực. Các nhà nghiên cứu khẳng định khả năng di chuyển được cải thiện trên sông Nile trong thời kỳ này đã làm tăng giao thương giữa Ai Cập cổ đại với nội địa Châu Phi.
Ai Cập trong suốt thời kỳ cổ đại đã bị chinh phục nhiều lần, bao gồm cả bởi Alexander Đại đế, bởi những người Hy Lạp, La Mã, Ả Rập và hơn thế nữa. Các nhà nghiên cứu muốn biết liệu những làn sóng xâm lược liên tục này có gây ra bất kỳ thay đổi lớn nào về gen trong dân chúng theo thời gian hay không.
Trưởng nhóm Wolfgang Haak tại Viện Max Planck ở Đức cho biết trong một thông cáo báo chí: "Di truyền của cộng đồng Abusir el-Meleq không trải qua bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong khoảng thời gian 1.300 năm mà chúng tôi nghiên cứu, điều đó cho thấy rằng dân số vẫn tương đối ổn định về mặt di truyền và không bị ảnh hưởng bởi sự chinh phục và cai trị của nước ngoài".
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà phát sinh cổ học Johannes Krause, cũng thuộc Viện Max Planck. Trong lịch sử, có một vấn đề trong việc tìm kiếm DNA nguyên vẹn từ các xác ướp Ai Cập cổ đại. Nghiên cứu lưu ý: "Khí hậu Ai Cập nóng, độ ẩm cao trong nhiều ngôi mộ và một số hóa chất được sử dụng trong kỹ thuật ướp xác, góp phần làm suy thoái DNA và được cho là nguyên nhân khiến DNA trong xác ướp Ai Cập không tồn tại lâu dài".
Người ta cũng cho rằng, ngay cả khi vật liệu di truyền được phục hồi, nó có thể không đáng tin cậy. Mặc dù vậy, Krause và các đồng nghiệp đã có thể giới thiệu các kỹ thuật xác minh và giải trình tự DNA mạnh mẽ, đồng thời hoàn thành thử nghiệm về bộ gen đầu tiên trên xác ướp Ai Cập cổ đại.
Abusir el-Meleq, một địa điểm khảo cổ nằm dọc theo sông Nile, cách Cairo 70 dặm (115 km) về phía nam có những xác ướp trưng bày các khía cạnh thể hiện sự cống hiến cho sự sùng bái Osiris, vị thần da xanh của thế giới bên kia.
Đầu tiên, bộ gen ty thể từ 90 xác ướp được lấy mẫu và phân tích. Từ những điều này, Krause và các đồng nghiệp nhận thấy rằng họ có thể lấy toàn bộ bộ gen chỉ từ ba trong số các xác ướp. Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lấy mẫu răng, xương và mô mềm. Răng và xương cung cấp nhiều DNA nhất bởi chúng đã được bảo vệ bởi các mô mềm thông qua quá trình ướp xác.
Họ bắt đầu công việc bằng cách khử trùng phòng. Sau đó, họ đặt các mẫu dưới bức xạ UV trong một giờ để khử trùng. Từ đó có thể thực hiện giải trình tự DNA.
Các nhà khoa học cũng thu thập dữ liệu về lịch sử Ai Cập và dữ liệu khảo cổ của miền bắc Châu Phi, để cung cấp cho khám phá của họ một số bối cảnh. Họ muốn biết những thay đổi đã xảy ra theo thời gian. Để tìm hiểu, họ đã so sánh bộ gen của xác ướp với bộ gen của 100 người Ai Cập hiện đại và 125 người Ethiopia.
Xác ướp lâu đời nhất được xác định là từ thời kỳ Tân vương quốc, năm 1.388 trước Công nguyên, khi Ai Cập đang ở đỉnh cao của quyền lực và vinh quang. Người trẻ nhất là từ năm 426 CN, khi đất nước được cai trị từ Rome. Khả năng thu thập dữ liệu bộ gen của người Ai Cập cổ đại là một thành tựu đáng kể, mở ra hướng nghiên cứu mới.
Báo cáo khoa học cũng chỉ ra rằng "tất cả dữ liệu di truyền của chúng tôi được lấy từ một địa điểm duy nhất ở Trung Ai Cập và có thể không đại diện cho toàn bộ Ai Cập cổ đại". "Ở miền nam Ai Cập, cấu tạo gen của người dân tại đó có thể đã khác, gần giống với phần bên trong lục địa Châu Phi hơn".
Các nhà nghiên cứu trong tương lai muốn xác định chính xác thời điểm gen Châu Phi cận Sahara xâm nhập vào bộ gen của người Ai Cập cổ đại và tại sao lại như vậy. Họ cũng sẽ muốn biết người Ai Cập cổ đại đến từ đâu. Để làm như vậy, họ sẽ phải xác định những DNA cũ hơn, như Krause đã nói, "quay ngược thời gian xa hơn, về thời tiền sử."
Sử dụng kỹ thuật xác thực trình tự DNA thông lượng cao và kỹ thuật xác thực tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng họ có thể lấy DNA đáng tin cậy từ xác ướp, bất chấp khí hậu khắc nghiệt và kỹ thuật ướp xác có thể gây hại đến DNA.
Thử nghiệm sâu hơn có thể sẽ đóng góp nhiều kiến thức cho sự hiểu biết của chúng ta về người Ai Cập cổ đại và có lẽ cả những người từ những nơi khác, giúp lấp đầy khoảng trống trong trí nhớ chung của nhân loại.
Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn Kết quả kiểm tra cho thấy chiếc đầu người thuộc về một phụ nữ được ướp đúng tiêu chuẩn của người Ai Cập cổ đại, nhưng có chi tiết dị thường bên trong mũi. Một chiếc đầu người mang nhiều dữ liệu khoa học có giá trị đã được tìm thấy trên một căn gác mái ở hạt Kent, Anh. Các nhà nghiên...