Phiên chợ xuân càng đánh nhau to càng… may
Theo phong tục địa phương, cứ mùng 6 tết âm lịch hằng năm lại có phiên chợ Chuộng. Năm nào đánh nhau càng to thì một năm càng thắng lợi, may mắn.
Chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa)
Sáng mùng, 6 tết, hàng ngàn người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) để tham gia cầu may.
Hàng ngàn người dân đến tham gia phiên chợ Chuộng
Phiên chợ này không phải bày bán những vật dụng hay đồ dùng đắt tiền mà chỉ là những đồ thực phẩm như: rau, quả, củ của người dân địa phương.
Người dân nơi đây quan niện, người đi bán là bán đi những cái đen đủi của một năm, còn người mua lại mua cái may mắn cho gia đình mình để một năm làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy.
Video đang HOT
Hàng hóa trong chợ chủ yếu là rau, củ, quả
Bên cạnh việc giao dịch mua bán thông thường thì ở phiên chợ Chuộng này có một phong tục lạ thường, đó là đánh nhau!
Đối tượng tham gia đánh nhau là những người tham gia phiên chợ. Không ai hẹn, không ai rủ tự nhiên người dân cứ mua trứng gà, trứng vịt, cà chua… để ném vào người nhau.
Người ta quan niện, cứ ai bị ném vào người nhiều là năm đó sẽ có nhiều lộc.
Hỏi về phiên chợ này có từ bao giờ, người dân địa phương không ai biết. Họ chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy có chợ.
Tuy nhiên, nguồn gốc của phiên chợ theo các cụ cao niên trong làng kể lại xuất phát từ câu chuyện: Vào thời Lê, đúng vào ngày mồng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây.
Cà chua là món hàng được mua nhiều nhất để ném nhau
Thanh niên đang dùng cà chua, trứng để ném nhau cầu may
Để tránh bị phát hiện, vị tướng ra lệnh quân sĩ cùng dân làng họp chợ. Khi quân địch đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên không đề phòng, cảnh giác.
Lúc này, vị tướng phát lệnh tấn công, quân giặc bất ngờ không kịp trở tay và bị giết hết.
Và cũng từ đó, cứ mồng 6 Tết người dân lại nô nức đến chợ để tưởng nhớ vị tướng tài ba này.
Theo Xahoi
Độc nhất vô nhị phiên chợ "đánh người để cầu may"
Năm nào cũng vậy, phiên chợ Chuộng duy nhất trong năm diễn ra vào ngày mùng 6 tết (Âm lịch) tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa).
Phiên chợ "đánh nhau để cầu may" này khiến nhiều người lâm vào cảnh "sứt đầu mẻ trán" giữa ngày xuân. (Ảnh: Lê Duẩn)
Người ta còn gọi đây là "Chợ Choảng" bởi dân trong vùng đến đây không hẳn chỉ để mua-bán mà còn mang theo mong muốn được "đánh nhau để có may mắn cả năm".
Từ thành phố Thanh Hóa, chạy xe gần 20 Km là đến được chợ Choảng. Chợ họp trên bãi đất trống rộng bằng một sân bóng đá, nằm ven con sông Hoàng, trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn. Phiên chợ "đánh nhau để cầu may" này khiến nhiều người lâm vào cảnh "sứt đầu mẻ trán" giữa ngày xuân.
Ban đầu người đến chợ dùng cà chua ném nhau. Chủ yếu việc ném cà chua được diễn ra giữa các nhóm thanh niêm nam nữ với nhau như sự bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên, khi cà chua đã hết, nhiều trai làng dùng cả táo, ổi, đến gạch đá... để "tỏ tình".
Lãnh đạo xã Đông Hoàng còn cho chúng tôi biết những năm gần đây chợ Choảng đã bị nhiều đối tượng lợi dụng làm nơi thanh toán ân oán, giải quyết hiềm khích. Những hiềm khích cả năm được người ta giải quyết ở chợ Choảng. Nét đẹp văn hóa đánh nhau giả vờ cầu may bị biến thành những cuộc tử chiến, thanh trừ đối thủ. Nhiều người cho chúng tôi biết đã xảy ra những án mạng đáng tiếc từ những phiên chợ này.
Từ việc đánh nhau giả vờ với mong muốn lấy may, phiên chợ Choảng đầu xuân giờ đây đang bị biến tướng, là nơi người ta chém nhau trả thù. Năm nào cũng vậy, lực lượng công an luôn phải căng ra để hạn chế thấp nhất những hậu quả từ phiên chợ "đánh nhau cầu may" này. Nên chăng chính quyền địa phương cần có những biện pháp can thiệp mạnh hơn, đưa ra những quy định cụ thể song song với việc tuyên truyền để người dân tự giác giữ gìn một phong tục tập quán đẹp, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Một số hình ảnh mà PV ghi lại tại phiên chợ Choảng:
Theo xahoi
Cầu mục nát "cõng" hàng trăm lượt người mỗi ngày Những cây cầu được làm tạm từ các cọc gỗ, tre mục nát, buộc lại với nhau bằng những sợi thép, lốp xe đạp. Trên mặt cầu lát bằng những tấm ván, tre, luồng xộc xệch... Nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt người "liều mình" đi qua những cây cầu này. Cầu Vạn bắc qua sông Hoàng, đoạn chảy qua xã...