Phiên chợ lá độc đáo “năm 1 lần” giữa Sài Gòn
“Phiên chợ họp chỉ trong khoảng 1 tuần trong dịp Tết cổ truyền để cung cấp lá dong, lá chuối, lạt tre cho người dân Sài Gòn gói bánh chưng, bánh tét, nên mọi người gọi là phiên chợ lá”, chị Thu Lan (người bán lá dong, lá chuối trên đường Cách Mạng Tháng Tám, TP.HCM) cho biết.
Cùng với không khí xuân rộn ràng, trên đường ngập tràn sắc hoa, tại các chợ, một số tuyến đường của TP.HCM luôn có một góc xanh rì màu lá dong, lá chuối. Đây cũng là một nét văn hóa không thể thiếu khi người dân TP.HCM đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Chợ lá là một nét độc đáo của TP.HCM hơn 30 năm qua.
Con đường duy nhất tập trung đông người bán lá dong, lá chuối, lạt tre là đường Cách Mạng Tháng Tám (giáp ranh quận Tân Bình và quận 3, TP.HCM).
Gọi là chợ nhưng thực chất người dân chỉ tập kết lá bán trên vỉa hè và người mua cũng chỉ tấp xe vào lề đường để mua.
Chợ lá dong, lá chuối trên đường Cách Mạng Tháng Tám kéo dài khoảng 500m từ giao lộ Phạm Văn Hai đến gần khu vực chợ Hòa Hưng. Mặt hàng chủ yếu của chợ là lá dong, lá chuối, dây lạt, khuôn gỗ làm bánh…, những nguyên vật liệu gắn liền với món bánh chưng, bánh tét truyền thống trong ngày Tết của người Việt.
Chị Thu Lan, người bán lá tại đây cho biết: “Từ 23 tháng Chạp, tôi đã mua lá rồi mang về đây bán. Bán đến chiều 30 Tết, tôi dọn hàng về đón xuân cùng gia đình. Nguồn hàng chúng tôi lấy chủ yếu là các nhà vườn lá dong, lá chuối ở huyện Hóc Môn, Củ Chi vì lá ở đó đẹp, gói bánh không bị nứt. Năm nay diện tích lá dong, lá chuối bị thu hẹp nên giá sẽ đắt hơn mọi năm”.
Ghi nhận, nhiều người dừng xe bên lề đường tỉ mỉ chọn những lá dong, lá chuối đẹp để gói bánh. Cả đoạn đường này nhộn nhịp, náo nhiệt hơn ngày thường bởi sự xuất hiện của chợ lá.
Chị Trần Thị Giang, nhà ở quận 3 cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ khoảng 27 Tết tôi lại ra đây mua lá dong, lá chuối, lạt tre về gói bánh tét, bánh chưng. Giờ bánh tét, bánh chưng bán ở trong siêu thị, chợ khá nhiều, nhưng tôi thích mua lá về để tự tay làm. Nhờ có những gánh hàng lá này mà tôi cũng như những gia đình khác ở Sài Gòn có thể tìm lại và giữ gìn hương vị ngày Tết cổ truyền”.
Vừa cầm bó lạt và mua 3 xấp lá dong, bà Nguyễn Thị Thu, 57 tuổi, nhà ở quận Tân Bình cho biết: “Ở nhà tự gói bánh tuy vất vả hơn nhưng được cái vui, con cháu mỗi người một công đoạn. Người lớn tuổi qua việc gói bánh chưng, bánh tét truyền lại cho người nhỏ tuổi văn hóa Tết Việt. Nồi bánh chính vì thế mà giữ được không khí Tết”.
Bánh chưng, bánh tét là vật phẩm ăn Tết có truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, trong mỗi dịp Tết đến, xuân về không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, đồng nghĩa với việc không thể thiếu lá dong, lá chuối trong các phiên chợ Tết.
Video đang HOT
Những hình ảnh về chợ lá độc đáo “năm 1 lần”:
Phiên chợ lá trên đường Cách Mạng Tháng Tám hoạt động từ 27 đến chiều 30 Tết để cung cấp lá dong, lá chuối cho người dân thành phố gói bánh tét, bánh chưng.
Tại chợ lá chủ yếu là lá dong, lá chuối, lạt và khuôn làm bánh.
Những bó lạt trắng muốt, dẻo để gói bánh tét, bánh chưng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Theo những người bán lá tại đây, việc buôn bán phải đảm bảo an ninh trật tự.
Những “tiểu thương tại đây cho biết, nguồn lá chủ yếu lấy tại huyện Hóc Môn và Củ Chi, TP.HCM. Tuy nhiên, năm nay do diện tích lá chuối, lá dong bị thu hẹp nên giá sẽ cao hơn mọi năm.
Bánh chưng, bánh tét là vật phẩm ăn Tết có truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, trong mỗi dịp Tết đến, xuân về không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, đồng nghĩa với việc không thể thiếu lá dong, lá chuối trong các phiên chợ Tết.
Theo Dương Thanh (Danviet.vn)
2 triệu đồng/ngày công gói bánh tét
Vào mùa gói bánh tét phục vụ Tết, những người thợ giỏi làm công cho các cơ sở sản xuất bánh ở Trà Cuôn (xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Sóc Trăng) kiếm được 2 triệu tiền công mỗi ngày.
Gói bánh tét ở Trà Cuôn.
Là vùng đất nổi tiếng về bánh tét với thương hiệu bánh tét Trà Cuôn, Cầu Ngang hiện có hơn chục lò bánh tét hoạt động thường xuyên. Dịp Tết, mỗi ngày ở Trà Cuôn có thể cung cấp vài chục ngàn bánh đi khắp cả nước. Theo bà Mai Thị Lý, chủ cơ sở bánh tét Hai Lý tại Trà Cuôn, hằng ngày, cơ sở phải huy động hơn 100 nhân công, cho ra lò từ 7.000 đến 8.000 chiếc bánh tét.
Một trong những bí quyết làm bánh ngon là gói phải vừa tay, không quá lỏng để có thể biến dạng nhưng lại không được quá chặt để khi nấu, bánh còn nở ra. Để đạt được kỹ thuật gói bánh giỏi, những người thợ ở Trà Cuôn ngoài sự khéo tay, còn phải có kinh nghiệm nhiều năm làm nghề.
Dịp Tết này, một thợ gói bánh giỏi có thể gói 70 chiếc bánh/giờ, đạt thu nhập hơn 2 triệu đồng/ngày, so với ngày công lao động bình thường chỉ dao động ở mức 150 - 200.000.
Bà Lý nói: "Tôi trả lương theo sản phẩm và tôi nghĩ trả như thế là xứng đáng bởi nhiều lò bánh khác cũng tìm cách kéo thợ giỏi về, trả công cao hơn nhưng vì thợ của tôi đã làm ổn định từ nhiều năm nay". Theo bà Lý, cả Trà Cuôn chỉ còn hơn 20 người có kỹ thuật gói bánh giỏi, đa số đều là phụ nữ lớn tuổi.
Bà Thạch Ngoan, một trong những thợ gói bánh giỏi ở Trà Cuôn, cho biết, kinh nghiệm gói bánh là điều quan trọng nhất với người thợ giỏi. Khi gói, các động tác gói phải chính xác từ lượng gạo xúc vào lá vừa đủ, xếp lá thật nhanh và xoay bánh, lắc nhẹ cho gạo dàn đều ở mọi vị trí rồi mới buộc lạt.
Động tác buộc lạt cũng phải nhanh, dứt khoát và xoắn lạt không được quá nhiều, dễ bị bó. "Người gói giỏi phải cho ra chiếc bánh đều đặn, giống hệt nhau từ chiếc lá cho tới sợi lạt chung quanh", bà Ngoan nói.
7 chiếc bánh tét có chữ "phát tài" bên trong.
Theo những người thợ, công việc gói bánh không mất nhiều sức, nhưng rất mệt bởi phải gò lưng liên tục mấy tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, cả năm chỉ có dịp Tết là thu nhập cao nên ai cũng cố gắng. Không chỉ tăng năng suất bánh mà để tạo sự thu hút đối với bánh tét Trà Cuôn, mấy năm nay, nhiều cơ sở ở Trà Cuôn còn tung ra thị trường nhiều loại bánh tét "độc" như bánh có nhân chữ Phúc - Lộc - Thọ, chữ "Phát tài", "Như ý".
Bà Thạch Thơm - đại diện lò bánh tét Bình Minh, cho biết, loại bánh trên độc đáo, nhưng vì giá cao nên ít người mua, ngay cả những người thợ cũng ít chịu gói loại bánh này vì thu nhập ít hơn so với bánh tét truyền thống.
Ông Huỳnh Ngọc Toàn, Phó Chủ tịch xã Kim Hòa, cho biết, ước tính Tết năm nay, Trà Cuôn sẽ ra lò khoảng hơn 300.000 chiếc bánh tét. "Bánh tét nơi đây đã có thương hiệu khắp cả nước và nghề làm bánh tét cũng đã tạo cho người dân Kim Hòa cuộc sống ổn định, kinh tế phát triển hơn so với nhiều xã khác trong huyện", ông Toàn nói.
Theo Trọng Thịnh
Tiền Phong
Tết về nhớ bánh tét làng Chuồn Những ngày này nhà bà Huynh Thi Hương (Xom 6, An Truyên, Phu An) huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đông hẳn người làm. Công tác chuẩn bị cho mùa bánh tết đã sẵn sàng từ việc chọn nếp, củi, lá cho đến thịt mở, đậu xanh làm nhân bánh. Chỉ còn một vài ngày nữa ngôi làng nằm bên Đầm...