Phiên chợ không tiền mặt
Nhằm hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2020 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ (CT) Việt Nam phát động, mô hình Chợ Nhân đạo là phiên chợ đặc biệt được Hội CT tổ chức triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ phối hợp UBND huyện Yên Lập tổ chức phiên Chợ Nhân đạo dành cho người nghèo tại xã Ngọc Lập. Ảnh: Bùi Huấn
Không chỉ hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống thường ngày, mà những phiên chợ này đã mang đến cho họ một không khí ấm áp, thấm đẫm tình người.
Điều đặc biệt tại phiên chợ này là người mua và người bán không sử dụng tiền mặt mà sẽ giao dịch với nhau bằng những nụ cười ấm áp tình người, những nụ cười của sự đồng cảm, sự sẻ chia trong dịch bệnh. Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, phiên chợ có đầy đủ các mặt hàng phong phú, đa dạng gồm: gạo, mắm, muối, dầu ăn, nước ngọt, mì ăn liền, xà-phòng, mì chính, quần áo, giày dép… Tại mỗi gian hàng, người đến tham dự sẽ được phát phiếu có giá trị tương đương từ 100 đến 200 nghìn đồng để đổi hàng. ặc biệt, chương trình Chợ Nhân đạo năm nay được tổ chức còn có ý nghĩa cùng cả nước chung tay phòng, chống dịch Covid-19, góp phần giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống. Là một trong 30 hộ của xã Ngọc ồng, huyện Yên Lập (Phú Thọ) có hoàn cảnh khó khăn được nhận hỗ trợ tại Chợ Nhân đạo vào ngày 6-5, chị inh Thị Lơ, dân tộc Mường, ở khu 1 cho biết, gia đình chị có sáu nhân khẩu, thuộc diện hộ nghèo. Bố mẹ chị già yếu đã ngoài 70 tuổi, hai con đang tuổi ăn học, chồng làm thợ hồ, nay nghỉ do dịch Covid-19, cho nên thu nhập của cả nhà chỉ dựa vào làm ruộng để sống qua ngày. “ược thông báo đến nhận hỗ trợ lương thực, chúng tôi rất vui mừng và xúc động. Mặc dù phần hỗ trợ không lớn, nhưng những món quà ấy đã được gửi gắm tình cảm, sự quan tâm, động viên của cộng đồng đối với những người nghèo như chúng tôi để vượt qua giai đoạn khó khăn này”, chị Lơ chia sẻ. Cũng giống như chị Lơ, nhiều hộ dân khó khăn khác tại huyện Yên Lập cũng đã được sự san sẻ của chính quyền và cộng đồng. Những món quà nghĩa tình từ phiên Chợ Nhân đạo tuy không lớn, nhưng cũng phần nào giúp họ trở nên lạc quan hơn trong cuộc sống. Anh Nguyễn Văn Long, xã Ngọc ồng, huyện Yên Lập cho biết: “Tôi bị tai nạn từ năm 2009. Bố mẹ tuổi đã cao, thường xuyên đau ốm, con còn nhỏ. Gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, một mình vợ tôi nuôi cả nhà. ược xã thông báo đến nhận hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm tôi rất vui mừng. Có được phần quà này nhờ sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi”.
Ngoài Chợ Nhân đạo được triển khai vào ngày 6-5 tại các xã Ngọc Lập, Ngọc ồng, huyện Yên Lập, đến nay, cùng với sự chung tay của chính quyền địa phương và nhiều nhà tài trợ, trong Tháng nhân đạo (tháng 5-2020), các Hội CT tỉnh Phú Thọ đã tổ chức 12 phiên Chợ Nhân đạo với 2.400 phiếu đổi hàng, tổng giá trị phiếu hàng và quà tặng hơn 700 triệu đồng, tập trung tại các huyện: Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Tam Nông, Phù Ninh và Cẩm Khê… Tại các phiên chợ, ngoài việc nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu theo giá trị của phiếu đổi hàng từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng, người đi chợ còn được tự do chọn lựa và nhận thêm nhiều hàng hóa từ các gian hàng của các nhóm thiện nguyện, các nhà hảo tâm với số hàng hóa trị giá khoảng 300 nghìn đồng/người. Kết hợp với việc tổ chức Chợ Nhân đạo, Hội CT huyện Tân Sơn, Yên Lập, Phù Ninh còn khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho những người dân tham gia phiên chợ. Niềm vui của mỗi người như được nhân lên bởi sau khi được khám bệnh, nhận thuốc miễn phí người dân còn được “mua” hàng hóa với giá 0 đồng.
Theo lãnh đạo Hội CT Việt Nam, mô hình Chợ Nhân đạo được Trung ương Hội CT lần đầu triển khai tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm hỗ trợ những người bị giảm thu nhập do đại dịch Covid-19, trong đó tập trung hỗ trợ nhóm lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình ưu tiên người nghèo, người cận nghèo năm 2020, hộ gia đình có người khuyết tật, người già hơn 65 tuổi hoặc đau ốm kinh niên, hộ gia đình có phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, hộ phụ nữ đơn thân… Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn và thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, mô hình Chợ Nhân đạo đã thể hiện tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo kịp thời trong đổi mới phương thức triển khai các hoạt động trợ giúp nhân đạo để phù hợp điều kiện mới của Hội CT Việt Nam. Mô hình vận động nguồn lực mới từ Chợ Nhân đạo đã khẳng định vai trò nòng cốt của Hội trong việc kết nối các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhân đạo trong cộng đồng; thể hiện tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công tác tổ chức, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, được các cấp ủy đảng, chính quyền ủng hộ và tham gia chỉ đạo thực hiện. ối tượng được hỗ trợ không chỉ là nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương (người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, trẻ em và người già không nơi nương tựa, nạn nhân thiên tai, thảm họa), mà còn là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với các hỗ trợ cụ thể, thiết thực như: hỗ trợ thu mua nông sản của nông dân không tiêu thụ được sản phẩm để cung cấp cho người nghèo, hỗ trợ khẩn cấp trực tiếp bằng tiền mặt, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho những người bị mất thu nhập; hỗ trợ ngư dân vùng biển đảo, công nhân các khu công nghiệp, bộ đội biên phòng, bác sĩ, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch…
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, những phiên Chợ Nhân đạo do Hội CT tổ chức tại các tỉnh, thành phố đã mang tình yêu thương, sự sẻ chia của cộng đồng đến với những hoàn cảnh khó khăn. Thông qua mô hình Chợ Nhân đạo, nhiều tổ chức, nhà hảo tâm đã chung tay, góp sức chia sẻ khó khăn với người nghèo bằng những hàng hóa lương thực, nhu yếu phẩm thiết thực nhất. Với ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc của mô hình, thời gian tới, cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự đồng hành của các đơn vị, nhà tài trợ để mở các phiên Chợ Nhân đạo, tổ chức Hội CT các cấp, Trung ương Hội CT cần tiếp tục triển khai các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các chương trình trao tặng, hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa hướng về cộng đồng, hướng về những mảnh đời khó khăn, bất hạnh với phương châm “Dù bạn là ai – Khi bạn cần, chúng tôi có mặt”.
Máy ATM gạo sử dụng trí tuệ nhân tạo tại thành phố Đà Nẵng
Máy ATM gạo được áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo như: số hóa dữ liệu người nhận, gọi điện thoại cho người nhận thông báo thời gian địa điểm nhận gạo...
Người dân được nhận gạo tại máy ATM theo quy trình và đúng thời gian lịch hẹn, đảm bảo giãn cách và không phải chờ đợi lâu. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ngày 18/8, Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần VBPO và các đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức ra mắt đưa vào sử dụng máy ATM gạo thông minh để phát gạo miễn phí cho người dân đang gặp khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do dịch COVID-19 đang gây ra.
Chương trình nhằm góp phần cùng chính quyền thành phố Đà Nẵng thực hiện mục tiêu "Không để hộ khó khăn thiếu lương thực, thực phẩm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng, chống dịch COVID-19."
Máy ATM gạo được áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo như: số hóa dữ liệu người nhận, gọi điện thoại cho người nhận thông báo thời gian địa điểm nhận gạo và đặt lịch hẹn trước giờ nhận gạo, nhận diện khuôn mặt người nhận...
Những tính năng thông minh trên sẽ giúp người nhận tiết kiệm được thời gian đến nhận gạo, đảm bảo thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo tính công bằng về thời gian, số lượng mỗi người nhận gạo đúng, đủ theo quy định...
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng Lê Thị Như Hồng cho biết: Máy ATM gạo thông minh sẽ cấp phát 20 tấn gạo cho khoảng 3.000 người dân trên địa bàn với tổng kinh phí 300 triệu đồng.
Dựa trên khảo sát nhu cầu thực tế của người nhận, mỗi người dân khi đến ATM gạo sẽ được nhận hỗ trợ tối đa 12kg gạo/lần/tuần, giúp cho người dân có được lương thực thiết yếu nhất là gạo để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
Sau khi thực hiện các quy trình sát khuẩn tay, nhận diện khuôn mặt, người dân đến nhận gạo tại máy ATM đảm bảo giãn cách và không phải chờ đợi lâu. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Theo Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Lê Thị Như Hồng, để người dân khó khăn nhận được gạo đúng đối tượng, đúng quy định và công bằng, đồng thời thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, Hội sẽ rà soát, lập danh sách các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn tại các địa phương có nhu cầu cần nhận gạo hỗ trợ, với các thông tin số khẩu, số điện thoại và ảnh chụp chứng minh nhân dân.
Danh sách hỗ trợ sẽ được phường nơi có người dân ở xác nhận để tạo sự công bằng giữa các hộ đã nhận và chưa nhận.
Các thông tin sẽ được chuyển vào hệ thống thông minh của Trung tâm máy ATM gạo để xử lý và xếp đặt lịch nhận gạo cho mỗi hộ với thời gian nhận cách nhau khoảng 5 phút.
Hệ thống máy sẽ xử lý tự động gọi điện thoại thông báo đến từng hộ dân đã đăng ký về thời gian, địa điểm nhận gần nhất và hướng dẫn người nhận xác nhận đồng ý hoặc thay đổi giờ nhận bằng các phím số trên điện thoại. Người dân không cần phải có điện thoại thông minh mới sử dụng được.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mạnh Huy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VBPO (Công ty chuyên làm về trí tuệ nhân tạo và về tối ưu hóa năng suất cho các nhà máy tại thị trường trong nước và quốc tế) đơn vị hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật cho máy ATM gạo thông minh, chia sẻ: Để chung tay cùng thành phố Đà Nẵng phòng, chống dịch, công ty đã chế tạo ra máy ATM gạo thông minh được ứng dụng từ các công nghệ trí tuệ nhân tạo có sẵn của công ty để giúp người dân được nhận gạo đúng đối tượng, số lượng và thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội trong thời gian nhanh nhất.
Ông Trần Quang Lợi ở quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn cho biết, ông nhận được thông tin về hỗ trợ nhận gạo miễn phí từ hệ thống điện thoại của máy ATM gạo thông báo về thời gian, địa điểm được nhận gạo. Việc thực hiện các thao tác trên máy rất đơn giản dễ dàng và có hướng dẫn cụ thể, đến là được nhận liền, không phải chờ đợi. Ông nhận được 12 kg gạo và được tặng thêm 1 chai dầu ăn và 1 gói khẩu trang.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của máy ATM gạo thông minh, trong thời gian đến, Hội Chữ thập đỏ có kế hoạch di chuyển máy ATM gạo đến các quận, huyện trên địa bàn để người dân nhận hỗ trợ được thuận tiện hơn.
Hội cũng đang tiếp tục kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ sản xuất thêm các máy ATM gạo thông minh để chung tay cùng thành phố Đà Nẵng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch COVID-19.
Thành phố Đà Nẵng có hơn 20.000 hộ nghèo và hộ cận nghèo với hơn 50.000 khẩu và hơn 30.000 người thuộc đối tượng hưởng lợi xã hội. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn gây ảnh hưởng và nhiều khó khăn cho các đối tượng trên.
Người dân được nhận gạo tại máy ATM. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Hội Chữ thập đỏ thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và nhiều chương trình hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trên địa bàn.
Hội đang thực hiện chương trình 5.000 túi hàng gia đình gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu và phương tiện chống dịch để tặng cho các hộ nghèo, hộ khó khăn, góp phần giúp đỡ các hộ vượt qua khó khăn trước mắt do dịch và yên tâm phòng, chống dịch COVID-19./.
129 hộ dân ở Ninh Bình được hỗ trợ sinh kế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Sáng 12/8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viettel Pay và Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn, xã Văn Hải, xã Xuân Chính (Kim Sơn) và các nhà hảo tâm tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, trợ giúp cộng đồng trong phòng dịch và trao sinh kế cho 129 hộ dân bị ảnh hưởng dịch...