Phiên bản sách Lịch sử được thiết kế “xịn sò” gây sốt mạng xã hội
Một ý tưởng thiết kế lại sách Lịch sử của một học sinh tại TPHCM từ 3 năm trước bất ngờ được “đào lại” đã gây chú ý dư luận bởi thiết kế “xịn sò”, đẹp như tạp chí.
Phiên bản sách giáo khoa được đăng tải trên mạng xã hội gây thu hút mạng xã hội. Ảnh chụp lại màn hình.
Từ 3 năm trước, dư luận đã dành nhiều lời khen gợi cho Đoàn Nguyễn Phương Danh – lúc bấy giờ là học sinh lớp 12 TPHCM bởi ý tưởng thiết kế lại sách giáo khoa.
Đam mê thiết kế cùng với mong muốn được học môn Lịch sử một cách nhẹ nhàng, Phương Danh đã tự nghiên cứu, sưu tầm thêm hình ảnh, dữ liệu… rồi tự tay thiết kế thành những cuốn sách giáo khoa lịch sử theo góc nhìn riêng của mình.
Theo chia sẻ của Danh lúc bấy giờ, vì hướng đến sự thu hút và giảm tải nên về nội dung, sách giáo khoa Lịch sử được em thiết kế tăng số lượng hình ảnh, hình ảnh bám sát với các sự kiện một cách chân thực.
Một số thiết kế bản sách giáo khoa Lịch sử của Phương Danh gây chú ý trên mạng xã hội. Ảnh ghép: TN
Tuy nhiên, giá thành là điều mà Danh băn khoăn nhất khi thực hiện ý tưởng này. Danh cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, khi thiết kế lại sách Lịch sử không phải với tham vọng sách được đưa vào thực tế mà chỉ đơn giản là thể hiện mong muốn của một học sinh được học lịch sử như thế nào.
Mới đây, bản thiết kế độc đáo này một lần nữa làm nóng mạng xã hội khi được chia sẻ trên một hội nhóm Facebook. Nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra sau khi thấy thiết kế này.
Theo tài khoản S.K, giao diện mãn nhãn, kích thích người đọc nhìn ngắm nhiều lần hơn. Nếu được tái xuất bản sách giáo khoa Lịch sử theo thiết kế này chắc chắn sẽ thay đổi quan niệm “học Sử nhàm chán, khó nuốt”. Nhưng, cái quan trọng ở đây là nội dung, câu cú ngữ pháp, chính tả cần phải biên tập kỹ lưỡng và trau chuốt.
Video đang HOT
Một bạn trẻ khác bình luận: “Nhìn mê liền hứng thú học cũng tăng thêm luôn”.
“Nhìn như magazine luôn. Đỉnh thiệt học sách thế này mới hay chứ, không bị quá nhiều chữ” – tài khoản Nguyễn Ngọc Anh bình luận.
Một bạn trẻ dí dỏm bình luận: “Nếu được học quyển sách như này có lẽ tôi đã trở thành học sinh giỏi môn Sử rồi”.
Tài khoản Mỹ Duyên thì bày tỏ: Thật ra mình hứng thú môn Lịch sử vì bởi cô dạy Sử ở thời điểm hiện tại của lớp mình dạy rất hay, chứ mình cũng ít đọc sách vì sách khá dài. Về lịch sử thì mình thích xem phim tài liệu, hình minh hoạ hoặc các video đồ hoạ hơn nên nhìn sách như này thích ghê”.
Nhiều người cho rằng sách được thiết kế sinh động, như một cuốn tạp chí lôi cuốn: “Nhìn đã muốn mua, nhìn đã muốn học”, “Một cuốn tạp chí sử học, tuyệt”, “Trông như đi xem triển lãm bảo tàng ấy, hoành tráng”, “Thấy muốn học”…
Tuy nhiên, một số cư dân mạng đã đưa ra những ý kiến trái chiều, cho rằng đẹp là chưa đủ đối với yêu cầu về sách giáo khoa. Ngoài ra, vấn đề giá thành cũng là điều khiến nhiều người lo ngại.
“Design xịn sò thế này thường phải hơn 100K/cuốn. NXB không ngại in thì phụ huynh học sinh cũng ngại mua rồi ạ”, một tài khoản đánh giá.
Tài khoản Phương Anh lo ngại: “Nhìn hay, bắt mắt nhưng bù lại thì nó đắt, phụ huynh học sinh nghèo khó có mua nổi cho con em không đây nhỉ?”.
“Nhìn xịn thiệt, nhưng mà áp dụng sách thực tế thì giá chắc cao gấp 2, gấp 3 hiện nay”, một bạn trẻ lo ngại.
Ảnh: Những trang sách giáo khoa Tiếng Việt 30 năm trước, đọc 1 trang thôi là cả tuổi thơ ùa về
Những trang sách giáo khoa đã đi theo thế hệ học trò thời "anh chị chúng mình".
Khác với ngày nay, sách giáo khoa của 20 - 30 năm về trước rất khó tìm mua. Một quyển sách được truyền đi 4 - 5 thế hệ từ cả họ hàng xa đến gần, cùng nhau sử dụng khi đi học. Nhiều gia đình không sắm được bộ sách giáo khoa, phải dùng kim chỉ khâu lại phần gáy cuốn sách.
"Nhớ giữ sách năm sau cho em dùng lại nhé", "Đừng làm hỏng trang", "Không được vẽ vào giấy"... Những câu nhắc nhở của cha mẹ đã đi theo lứa học sinh 8x và 9x, khiến giá trị cuốn sách giáo khoa cũ được nâng cao, như một cách "truyền vía học giỏi" cho đàn em sau này.
Sau nhiều lần cải cách giáo dục, sách giáo khoa giờ đã đẹp hơn, được in màu tất cả các trang. Nhiều gia đình đã thay SGK thường xuyên cho con. Song với thế hệ 8x và 9x, những quyển SGK đen trắng vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt.
Khi nhìn những bức ảnh cũ dưới đây, nếu bạn đã từng học thì các bạn đã già rồi đấy!
Nhìn bức tranh này, nhiều người bật ra đoạn thơ: "Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh".
Ai cũng từng ao ước có chùm xoài trước nhà thế này.
Bài thơ "Làm anh... khó đấy!" mà đứa trẻ nào cũng thuộc lòng.
Những trang sách đen trắng nhưng lại chứa đựng cả tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x.
Ngày xưa, nhiều gia đình khó có thể mua nổi 1 bộ SGK nên phải dùng lại sách cũ, nhiều trang đã úa màu.
Nhiều bà mẹ còn dùng kim khâu ghim lại những trang sách rách cho con.
Mỗi quyển chỉ có giá vài trăm đồng mà ai cũng nâng niu lắm.
Vụ bài thơ trong SGK lớp 6 gây tranh cãi, tác giả cho rằng người đọc không có năng lực cảm thụ: Nhà thơ lên tiếng xin lỗi, cư dân mạng vẫn chưa bỏ qua vì lý do này Mới đây, nhà thơ H.L đã có động thái liên quan đến bài thơ được chọn đăng trong sách giáo khoa gây tranh cãi của mình. SGK tiếng Việt lớp 6, Tập 1, trang 27 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống , có bài thơ "Bắt nạt" của tác giả N.T.H.L mới đây đang là nguyên nhân dẫn đến những...