Phiên bản Chùa Cầu Hội An tại xứ Thanh
Cây cầu nhỏ hứa hẹn sẽ là một điểm đến để người dân và du khách tham quan, được làm theo mô hình biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam.
Phiên bản Chùa Cầu Hội An được xây dựng trong công viên Hội An (TP Thanh Hóa) với chiều dài 10 m, rộng 4 m, lòng cầu 2,2 m.
Công trình được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày hai thành phố kết nghĩa theo Phong trào kết nghĩa Bắc – Nam (12/2/1960 – 12/2/2015). Đây là quà tặng của TP Hội An dành cho TP Thanh Hóa.
Bên cạnh cầu cũng có một khu nhà thờ diện tích 3×3 m, thờ Bắc Đế Trần Võ – giống phiên bản thật.
Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu là gỗ, gạch, ngói, xi măng… Đó cũng là các nguyên vật liệu xây dựng Chùa Cầu ở Hội An.
Chùa được bắc qua một hồ nước nhỏ. Du khách đi qua cầu cũng sẽ có cảm giác như đi qua Chùa Cầu Hội An phiên bản thật, bắc qua lạch nước chạy ra sông Thu Bồn (Quảng Nam).
Bốn góc của Chùa Cầu ở xứ Thanh được đặt bốn linh vật, một bên là hai tượng khỉ (Thân), bên kia là hai tượng Tuất (Chó).
Một họa tiết tại chùa Cầu (TP Thanh Hóa) được phục dựng.
Nghệ thuật gốm sứ trên mái cầu được làm rất giống phiên bản thật. Các lớp ngói âm dương lợp kín cả cầu.
Video đang HOT
Chùa Cầu là cây cầu cổ trong khu phố cổ Hội An (Quảng Nam). Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên còn có tên Cầu Nhật Bản, dù kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, cây cầu được coi như là một thanh kiếm đâm xuống con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa phần cầu. Từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Ảnh: Hà Nam.
Theo Zing News
Khám phá những địa danh có thật trên tờ tiền Việt Nam
Nhiêu đia danh nôi tiêng cua Viêt Nam đa đươc in lên tơ VNĐ như nhưng biêu tương cua thiên nhiên tươi đep va niêm tư hao.
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh trên tờ 200 nghìn đồng
Hình ảnh trên tờ 200 nghìn đồng được vẽ lên từ nguyên mẫu là hòn Đỉnh Hương, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Sở dĩ, phiến đá này có tên là Đỉnh Hương bởi nó mang hình lư hương khổng lồ giữa biển khơi. Phiến đá này là một vĩnh thuộc bờ Tây vịnh Bắc Bộ, tại khu vực biển Đông Bắc, Việt Nam.
Tờ 200 nghìn đồng...
... được lấy từ cảnh quan tại Vịnh Hạ Long
Cưỡi voi Tây Nguyên trên tờ 1 nghìn đồng
Tờ 1 nghìn đồng khá quen thuộc với nhiều người bởi hình ảnh người dân tộc cưỡi Voi. Đây là hình ảnh lấy nguyên mẫu từ ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.
Tờ tiền 1 nghìn đồng
Và hình ảnh nguyên mẫu từ người dân cưỡi voi đi khai thác gỗ tại Tây Nguyên
Cảng Hải Phòng trên tờ 500 đồng
Trên tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hai Phòng - một cụm cảng biển cấp quốc gia lớn nhất miền Bắc. Đây cũng là cảng biển lớn thứ 2 tại Việt Nam, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. Cảng biển này thuộc hai quận Hồng Bàng và Ngô Quyền, Hải Phòng.
... lấy nguyên mẫu từ cảng Hải Phòng
Nhà máy dệt Nam Định trên tờ 2 nghìn đồng
Trên tờ 2 nghìn đồng là hình ảnh các nữ công nhân dệt tại Nhà máy Dệt Nam Định. Hiện nay, tung tích của những cô gái bí ẩn trên bức ảnh vẫn còn đang là một dấu chấm hỏi. Được biết, đây là nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương.
Tờ 2 nghìn đồng...
... lấy nguyên mẫu từ ảnh các công nhân tại nhà máy dệt Nam Định
Mỏ dầu Bạch Hổ trên tờ 10 nghìn đồng
Hình ảnh trên tờ 10 nghìn đồng đó chính là mỏ Bạch Hổ (mỏ dầu khí nằm ở vị trí Đông Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km).
Tờ 10 nghìn đồng...
... và cảnh quan tại mỏ dầu Bạch Hổ
Nhà máy Thủy điện Trị An, Đồng Nai trên tờ 5 nghìn đồng
Trên tờ 5000 đồng là hình ảnh Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai.
Tờ 5 nghìn đồng...
... và nguyên mẫu nhà máy thủy điện Trị An
Chùa Cầu, Hội An trên tờ 20 nghìn đồng
Trên tờ 20 nghìn đồng là hình ảnh chùa Cầu, Hội An, một địa điểm du lịch quen thuộc mà bất cứ ai đến với Hội An đều phải ghé qua. Cây cầu sau nhiều năm vẫn không hề thay đổi với mái che, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn.
Tờ 20 nghìn đồng...
... lấy nguyên mẫu từ hình ảnh chùa Cầu, Hội An
Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội trên tờ 100 ngàn đồng
Tờ 100 nghìn đồng in hình địa danh Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam. Quốc Tử Giám nằm ở phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.
Tơ 100 ngan đông...
... và hình ảnh tại Văn miếu Quốc Tử Giám
Nơi đây là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Theo BĐT Gia Đình VN
Những điểm du lịch nổi tiếng nhất xứ Thanh Cầu Hàm Rồng, suối cá Cẩm Thủy, thành nhà Hồ... là những địa danh nổi tiếng nhất Thanh Hóa. Cầu Hàm Rồng Di tích lịch sử có từ thời chiến tranh, cầu Hàm Rồng cách TP Thanh Hóa 3km, là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử văn hoá gắn liền với chiến công hiển hách của quân và...