Phiên 4/10, giá dầu thế giới tăng gần 3 USD/thùng
Trong phiên giao dịch 4/10, giá dầu thế giới tăng gần 3 USD/thùng trước sự yếu đi của đồng USD và dự đoán sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất sẽ giảm mạnh.
Phiên 4/10, giá dầu thế giới tăng gần 3 USD/thùng. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC , dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm mạnh sản lượng khi nhóm họp ngày 5/10. Động thái này sẽ siết chặt nguồn cung trên thị trường dầu mỏ, vốn đã eo hẹp do nhu cầu gia tăng, tình trạng thiếu vốn đầu tư và các vấn đề trong chuỗi cung ứng.
Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 2,94 USD (3,3%) lên 91,80 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ New York (WTI) tăng 2,89 USD (3,5%) lên 86,52 USD/thùng.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin từ OPEC , liên minh này đang thảo luận về việc cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, hãng tin Bloomberg đưa tin OPEC đang xem xét cắt giảm 2 triệu thùng/ngày.
Trong một phát biểu, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết OPEC sẽ đưa ra quyết định phù hợp để đảm bảo nguồn cung năng lượng và phục vụ lợi ích của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Theo ngân hàng Goldman Sachs, việc cắt giảm mục tiêu sản lượng là do giá dầu giảm mạnh gần đây và động thái này củng cố triển vọng tăng giá đối với “vàng đen”.
Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) đánh giá một số yếu tố có thể khiến giá dầu thô tăng cao hơn vào cuối năm, khi nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc phục hồi, OPEC cắt giảm nguồn cung, chương trình bơm dầu từ Kho Dự trữ Chiến lược (SPR) của Mỹ chấm dứt và lệnh cấm sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu Nga./.
Giá xăng nhập lại tăng lên mốc 29.000 đồng/lít
Giá xăng trong nước đang đứng trước nguy cơ tăng giá trở lại sau năm lần giảm giá liên tiếp.
Hôm nay (15-8), dữ liệu từ Bộ Công thương cho biết, giá xăng A95 nhập từ Singapore đã tăng mạnh lên 113 USD/thùng. Mức giá này tương đương với ngày 14-7, khi đó giá xăng trong nước duy trì ở mức khoảng 29.675 đồng/lít.
Hiện giá dầu thô toàn cầu vẫn trong xu hướng dưới 100 USD/thùng. Cụ thể, dầu WTI và dầu Brent lần lượt là 90 và 96 USD/thùng do nỗi lo suy thoái khiến cho nhu cầu sử dụng dầu trở nên kém lạc quan hơn.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng giá dầu có thể sẽ tăng trở lại vì Trung Quốc bắt đầu tăng nhu cầu dầu sau khi nới lỏng các hạn chế chống dịch COVID-19. Ngành hàng không bắt đầu tăng trưởng sẽ làm tăng thêm nhu cầu dầu.
Ngoài ra, thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn nằm trong tình trạng nguồn cung thắt chặt trước các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với nguồn cung dầu thô và sản phẩm tinh chế của Nga trong mùa đông sắp đến.
Một báo cáo mới phát hành của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo thị trường dầu thặng dư làm dấy lên đồn đoán rằng khối này có thể đang chuẩn bị cho việc cắt giảm sản lượng.
OPEC cũng đã không đạt sản lượng sản xuất như cam kết vào tháng 7 và khả năng tình hình cũng tương tự trong tháng 8 này. Điều này có nguy cơ đẩy giá dầu tăng mạnh trở lại.
Giá dầu tuần qua có mức giảm mạnh nhất trong hai năm Tuần qua, thị trường dầu mỏ thế giới đã chịu nhiều sức ép, trước mối lo ngại về nhu cầu, tiến triển trong đàm phán Nga-Ukraine và quyết định giải phóng lượng dầu kỷ lục của Mỹ. Tính chung cả tuần, cả giá dầu Brent lẫn dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều giảm khoảng 13%, ghi dấu mức giảm hàng tuần mạnh...