Phía sau việc các thương hiệu thời trang lớn đồng lòng chống COVID-19
Prada, Dior, Belenciaga… đêu chuyển đổi mô hình sản xuất, từ mặt hàng xa xỉ sang thiết bị y tế khi đại dịch COVID-19 bùng phát manh.
Hành động thiết thực, chung tay chống dịch COVID-19
Từ đầu mùa dịch đến nay, các hãng mốt hàng đầu thế giới như Chanel, Dior, Louis Vuitton… liên tiếp gánh chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế, lần lượt tạm ngưng hoạt động một loạt cửa hàng tại Trung Quốc đến Phap, Y và giờ là khu vực Bắc Mỹ.
Va khi tình hình đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, nhất là ở các quốc gia châu Âu như Ý, Pháp và Tây Ban Nha, thay vì cho công nhân nghỉ việc, ngừng hoạt động các nhà máy sản suất, các hãng thời trang xa xỉ nhanh chóng chuyển đổi mô hình từ san xuât nước hoa sang gel rưa tay, tư trang phục, túi xách sang khẩu trang, đô bao hô…
Các tập đoàn thời trang xa xỉ ủng hộ tiền và trang thiết bị y tế giữa mùa dịch COVID-19.
Ngày 23/3, khi ít nhất 17 bác sĩ chết và 3.654 nhân viên y tế cua Y nhiễm virus corona chủng mới, thương hiệu thời trang nổi tiếng của quôc gia nay – Prada bắt đầu đưa vào sản xuất 80.000 quần áo bảo hộ và 110.000 khẩu trang để giảm bớt phần nào tình trạng thiếu hụt thiêt bi y tê trầm trọng. Tất cả sản phẩm này sẽ được hãng cung cấp miên phi cho đội ngũ nhân viên y tế và bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.
Được biết, Prada sẽ mở cửa nhà máy liên tục cho đến ngày 6/4 để đảm bảo lượng lớn vật tư hỗ trợ cho ngành y tế. Đồng thời, đại diện thương hiệu cũng tuyên bố tặng 2 phòng chăm sóc đặc biệt ICU (Intensive Care Unit – phòng chăm sóc đặc biệt hoặc điều trị tích cực) cung nhiều trang thiết bị y tê khác cho các bệnh viện lớn nhất ơ Milan, Ý.
Belenciaga và Yves Saint Laurent tiếp nối danh sách các thương hiệu thời trang cao cấp tham gia dây chuyền sản xuất vật tư phòng chống dịch bệnh COVID-19. Được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng, 2 thương hiệu nhanh chóng bắt tay vào sản xuất khẩu trang. Đặc biệt, hãng mốt Balenciaga còn nhập khẩu 3 triệu mặt nạ phẫu thuật y tế từ Trung Quốc để hỗ trợ Pháp.
Tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH đặt 40 triệu khẩu trang (ước tính khoảng 21 triệu USD) từ một nhà cung cấp Trung Quốc giúp Pháp đối phó dịch bệnh bùng phát mạnh. Va các nhà máy sản xuất nước hoa chuyên dụng của hãng Givenchy và Dior (công ty con của LVMH) cung chuyên đôi sang sản xuất nước rửa tay sát khuẩn cung cấp miễn phí cho các bệnh viện.
Các hãng chuyển đổi mô hình sản xuất từ nước hoa, quần áo sang khẩu trang và đồ bảo hộ y tế.
Kể từ khi dịch bệnh tại Mỹ và các quốc gia châu Âu diễn tiến phức tạp, nhiều nước ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc cũng là lúc các hãng thời trang của nước này bắt tay nhau chuyển đổi mô hình sản xuất. Fruit of the Loom, American Knits và nhiều hãng khác dệt may khác của Mỹ đã thành lập “liên minh khẩu trang” kể từ ngày 23/3 với mục tiêu mỗi tuần sản xuất 10 triệu khẩu trang y tế, kéo dài trong 1 tháng.
Video đang HOT
Nhiều thương hiệu như Moncler, Kenneth Cole và Zadig&Voltaire cũng khẳng định sẽ quyên góp tiền ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chống dịch cứu mình
Những quyên góp ủng hộ, hành động chuyên đổi mô hình sản xuất của các tập đoàn thời trang lớn trên thế giới phần nào giải quyết được tình trang thiếu hụt lượng lớn trang thiết bị bảo hộ y tế tại các điểm nóng của dịch COVID-19. Nghĩa cử tốt đẹp này nhanh chóng nhận được nhiều lời khen ngợi từ tín đồ của các nhãn hàng trên toàn cầu, nâng cao hình ảnh của các hãng mốt.
Không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của các thương hiệu thời trang, tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, đây cũng là cách duy nhất giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng khi doanh thu các hãng sụt giảm nghiêm trọng kể từ đầu mùa dịch. Một loạt cửa hàng đóng băng; nhiều tuần lễ thời trang, ra mắt bộ sưu tập đã bị hủy bỏ…
Doanh thu các hãng thời trang sụt giảm nghiêm trọng trong mùa dịch
Chi trả tiền lương cho nhân viên, phí thuê mặt bằng đắt đỏ sẽ gây khó cho các hãng thời trang trong việc cân đối tài chính nếu lượng hàng bán ra giảm mạnh. Nhiều hãng còn đau đầu về việc các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, điển hình là nguồn hàng dệt may khi nhiều cơ sở sản xuất tại Mỹ, Ý và Thụy Sĩ đã đóng cửa, trong khi đó, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu khôi phục sản xuất sau dịch.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LVMH, Bernard Arnault, chia sẻ về những khó khăn vì đai dich COVID-19: “Nếu dịch bệnh được giải quyết trong vòng 2-2,5 tháng thì thiệt hại không quá lớn nhưng khi tình trạng kéo dài 2 năm thì đây là một câu chuyện hoàn toàn khác”.
Hơn ai hết, các hãng đều biết rõ nếu dịch bệnh kéo dài sẽ mất rất nhiều thời gian khôi phục kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp thời trang xa xỉ. Bởi hậu đại dịch, nền kinh tế toàn cầu sụt giảm, hàng nghìn, hàng triệu người dân phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và bị cắt giảm nhân sự… điêu nay se anh hương lơn đên quyêt đinh chi môt khoản tiền lớn đê mua sắm quần áo và làm đẹp.
Không chỉ chịu thiệt hại nặng nề khi dịch bệnh bùng phát mà hậu đại dịch còn là một câu chuyện và bài toán nan giải mà các tập đoàn thời trang xa xỉ phải giải quyết.
Chung Thu Hương
Tin thời trang Lộ diện 8 ứng viên sáng giá nhất cho giải LVMH 2020
Sau vòng bán kết với 20 thương hiệu, danh sách 8 NTK xuất sắc nhất tiến vào vòng chung kết cho Giải LVMH 2020 đã được công bố.
Bên cạnh đó, thương hiệu thời trang Pháp Dior ra mắt chương trình podcast với nhiều chủ đề thú vị về thời trang, nghệ thuật và nữ quyền. Trong khi CEO nhà mốt Gucci Marco Bizzari có đóng góp cá nhân để chống virus Corona, thương hiệu Chanel công bố cam kết môi trường mới để ứng phó với biến đổi khí hậu.
VÒNG CHUNG KẾT GIẢI THƯỞNG LVMH 2020
Giải thưởng LVMH vinh danh những NTK dưới 40 tuổi khắp thế giới với điều kiện sở hữu ít nhất 2 BST ready-to-wear. Với hàng ngàn hồ sơ đăng kí online, chỉ 20 NTK được tuyển chọn vào vòng bán kết. Hội đồng chuyên gia thời trang của LVMH sau đó sẽ chọn 8 thí sinh xứng đáng vào vòng chung kết. Người thắng cuộc sẽ nhận 300.000 euro và cơ hội được làm việc với đội ngũ sáng tạo tại LVMH.
Ahluwalia, Casablanca, Chopova Lowena, Nicholas Daley, Peter Do, Sindiso Khumalo, Supriya Lele và Tomo Koizumi là 8 nhà thiết kế bước vào vòng chung kết giải LVMH danh giá năm 2020. Phó giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton, đồng thời là người sáng lập nên giải thưởng, Delphine Arnault rất ấn tượng trước sự sáng tạo, tài năng và ý thức trách nhiệm với môi trường của các NTK trẻ này.
Gương mặt 8 NTK sáng giá nhất cho giải LVMH 2020. (Ảnh: LVMH)
Giải thưởng LVMH 2020 đánh dấu lần đầu tiên có NTK người Bulgaria và Ấn Độ tiến sâu vào chung kết. Sau chiến thắng năm ngoái của Thebe Magugu, Cộng hòa Nam Phi lại được vinh danh khi đại diện năm 2020 là NTK Sindiso Khumalo có tên trong danh sách.
Các thí sinh sẽ gặp ban giám khảo vào 5/6 tại Paris. Bên cạnh những tên tuổi "gạo cội" như Maria Grazia Chiuri, Jonathan Anderson, Nicolas Ghesquière và Marc Jacobs, hội đồng giám khảo năm 2020 còn có sự góp mặt của Rihanna, Virgil Abloh và Stelle McCartney.
Hội đồng giám khảo giải LVMH 2020. (Ảnh: LVMH)
DIOR RA MẮT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH RIÊNG
Mang tên Dior Talks, chương trình phát thanh của nhà mốt Pháp sẽ là những cuộc đối thoại với "nghệ sĩ, đối tác, đại sứ và những cái tên có uy tín trong lĩnh vực văn hóa". Chủ đề của podcast sẽ được trải rộng "từ vai trò của nghệ thuật đến các giai đoạn mấu chốt của chủ nghĩa nữ quyền".
BST Dior Thu - Đông 2020 cùng những tuyên ngôn nữ quyền đến từ NTK Maria Grazia Chiuri. (Ảnh: Dior)
Podcast được lên sóng lần đầu vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Trong mùa đầu tiên, chương trình sẽ tập trung xoay quanh ngành nghệ thuật theo hướng nữ quyền, cũng như tìm hiểu về mối liên hệ giữa thế giới nghệ thuật và những thiết kế tại thương hiệu Dior của Maria Grazia Chiuri.
CAM KẾT "XANH" TỪ CHANEL
Đặt nhiệm vụ ứng phó với thay đổi khí hậu làm trọng tâm, Chanel đã bắt đầu dự án môi trường mới mang tên CHANEL Mission 1.5. Với sáng kiến này, Chanel hy vọng có thể giảm lượng khí thải carbon từ nhà mốt và toàn bộ chuỗi cung ứng, đồng thời tham gia vào những hoạt động ngoài kinh doanh khác để giúp đẩy nhanh quá trình giảm thiểu khí thải carbon trên toàn cầu.
(Ảnh: Prestige Online)
Phù hợp với Thỏa thuận chung Paris 2015, Chanel đưa ra 4 cam kết môi trường trong thập kỷ tới. 4 cam kết này bao gồm:
Giảm lượng khí thải carbon từ thương hiệu và chuỗi cung ứng Đến năm 2025, sử dụng điện tái tạo cho toàn bộ hoạt động Cân bằng lượng khí thải carbon dư thừa bằng những dự án tái tạo môi trường Hỗ trợ tài chính để những khu vực dân cư bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hậu có thể thích ứng và thay đổi
Chia sẻ về tin thời trang này, Andrea d'Vack, Giám đốc Phát triển bền vững tại Chanel cho biết: "CHANEL Mission 1.5 là một phần trong tầm nhìn dài hạn của thương hiệu và phản ánh mong muốn cùng thế giới đối mặt với thử thách lớn nhất của nhân loại".
CEO CỦA GUCCI QUYÊN GÓP CHỐNG DỊCH COVID-19
Giám đốc Điều hành Gucci Marco Bizzarri đã quyên góp 100.000 euro cho hàng loạt các bệnh viện trong khu vực Emilia Romagna tại Ý. Ông chia sẻ: "Sự tận tâm và anh dũng của những tổ chức đang chống lại COVID-19 xứng đáng được quan tâm và ủng hộ. Kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước đã chứng minh vai trò quan trọng của các nhà khoa học và chuyên viên y tế cũng như sự cần thiết của các biện pháp phòng ngừa".
Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele và Giám đốc điều hành Marco Bizzari của Gucci. (Ảnh: Getty Images)
Trước đó, nhà mốt Giorgio Armani đã quyên góp 1.25 triệu euro cho các bệnh viện và trung tâm y tế tại Ý cũng như lực lượng dân phòng của quốc gia châu Âu này. Một số thương hiệu khác như Bulgari, Dolce & Gabbana, Versace, LVMH , Kering, Alibaba, L'Oréal, và Swarovski cũng đã đóng góp ủng hộ cuộc chiến chống virus Corona.
Theo elle.vn
9 thương hiệu thời trang giá trị nhất thế giới Louis Vuitton là thương hiệu thời trang giá tri nhất thế giới còn Gucci có tốc độ phát triển nhanh nhất. Mới đây, công ty tư vấn tiếp thị Interbrand công bố danh sách các thương hiệu toàn cầu hàng đầu năm 2019. Bảng xếp hạng cho thấy, năm thứ 2 liên tiếp, các thương hiệu thời trang xa xỉ có tốc độ...