Phía sau những chuyến xe 0 đồng lúc nửa đêm của tài xế taxi
Gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, anh Hùng quyết định chở miễn phí cho họ, đặc biệt vào những khung giờ khó gọi xe.
‘Tôi sẽ chở miễn phí những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần đi bệnh viện. Đừng ngại gọi cho tôi, đặc biệt là vào khung giờ 23h đêm đến 6h sáng, giờ gọi xe khó khăn nhất’.
Dòng chia sẻ của anh Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1986) ở xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên ( Bắc Giang) trên mạng xã hội khiến nhiều người phải chú ý.
‘Tôi là lái xe taxi, có điều kiện gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, họ bệnh nặng không có tiền để gọi xe đến bệnh viện. Khi mắc bệnh, tâm lý của người bệnh rất tuyệt vọng, một chút giúp đỡ của mình sẽ khiến họ cảm thấy vui hơn.
Trước đây gia đình tôi cũng rất khó khăn nên tôi thương và muốn làm gì đó giúp họ’, anh giải thích thêm.
‘Gia đình tôi từng rất khó khăn’
Bố mẹ anh Nguyễn Mạnh Hùng có 3 người con trai, anh là con thứ 2. Bố anh năm nay 60 tuổi, 20 năm trước, ông bị tai biến và liệt nửa người. Mẹ anh thỉnh thoảng ra chợ bán hàng, tranh thủ kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Thời gian còn lại, bà dành để chăm sóc người chồng mất khả năng lao động từ lâu.
Do gia đình khó khăn, năm 2006, anh Hùng vào TP.HCM. Tại đây, anh đi làm thuê và học đại học theo hệ vừa học vừa làm.
Một bệnh nhân được anh Hùng chở miễn phí.
‘Chạy xe từ tháng 3/2019, tôi gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên nảy ra ý muốn giúp đỡ họ. Trước đó, trong TP.HCM, tôi cũng cũng hay làm từ thiện lúc có điều kiện. Vào các ngày lễ Tết, chúng tôi giúp đỡ các hộ nghèo bằng cách biếu mì tôm, gạo cho các gia đình’.
Sau khi làm việc ở TP.HCM một thời gian, đầu năm 2019, anh trở về quê và làm nghề lái taxi.
Từ ngày thực hiện các chuyến xe 0 đồng, anh Hùng nhận khá nhiều cuộc điện thoại. Với những cuộc gọi này, anh cũng phải sàng lọc bởi một mình anh không thể làm xuể các công việc.
‘Kinh tế gia đình không dư giả nên hằng ngày, tôi vẫn chạy xe để trang trải sinh hoạt cho gia đình. Song song với đó, tôi chạy các chuyến xe giá 0 đồng để giúp những người có nhu cầu’.
Khi được hỏi, chỉ qua điện thoại làm sao xác minh được người nhờ có thực sự khó khăn, cần giúp đỡ, anh Hùng trả lời: ‘Tôi đặt niềm tin vào người ta. Họ có khó khăn mới nhờ đến mình’.
Những cuộc gọi lúc nửa đêm
Video đang HOT
Chuyến xe 0 đồng khiến anh nhớ nhất là vào khuya ngày 16/11. Một gia đình cách nhà anh hơn 20 km đã gọi điện nhờ chở một người phụ nữ sắp sinh vào bệnh viện.
Anh nhận lời nhưng vẫn khuyên người ở đầu dây bên kia: ‘Tôi sẽ đến giúp gia đình nhưng do đường xa, mọi người nên gọi thêm xe nào ở gần hơn để có thể đưa chị vào bệnh viện nhanh hơn’.
Tuy nhiên lúc đó là 3h sáng, việc gọi xe khá khó khăn, lúc anh Hùng đến, gia đình vẫn chưa gọi được tài xế nào. Anh Hùng cùng người thân của sản phụ đưa chị đến bệnh viện. Vào viện chỉ khoảng 5 phút sau, người phụ nữ đã sinh con ‘mẹ tròn con vuông’.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng.
‘Nhiều tài xế quan niệm chở bà đẻ sẽ xui xẻo nhưng tôi không kiêng kỵ gì. Gia đình sản phụ cũng cảm ơn và nói may mắn khi được tôi giúp đỡ kịp thời’, anh Hùng nói.
Một chuyến xe 0 đồng khác cũng khiến anh ấn tượng là vào khoảng 23h30 phút ngày 18/11. Trời mưa rét, khi đi làm về đến khu vực xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang), anh Hùng thấy một thanh niên gặp tai nạn giao thông, nằm bất tỉnh giữa một vũng nước ven đường.
Anh kể lại: ‘Lúc tôi đến thì thấy một người đi xe máy khác cũng dừng lại. Tôi nói với người đàn ông kia: ‘Anh em mình không biết nhau nhưng gặp người bị nạn thì mình giúp người ta làm phước’. Thế là chúng tôi cùng nhau khiêng nạn nhân lên xe của tôi. Sau đó, tôi chở người bị nạn đi cấp cứu’.
‘Lúc đó đã 12 giờ đêm, nếu để lâu, anh ấy có thể bị cảm lạnh và gặp nhiều nguy hiểm khác. Người đang ở ranh giới giữa cái sống và cái chết, rất cần sự giúp đỡ’, anh Hùng nói thêm.
Do được cấp cứu kịp thời, nạn nhân là anh Lương Huy Hoàng (SN 1989, TP Bắc Giang) đã vượt qua nguy kịch. Gia đình vô cùng cảm kích trước tấm lòng của tài xế Hùng.
Anh Hùng nhấn mạnh: ‘Tôi chỉ muốn việc làm của mình có thể tạo ra một chút ảnh hưởng để nhân rộng lòng tốt của con người trong xã hội. Nhiều tài xế taxi như tôi sẽ học hỏi và giúp đỡ được những người khác khi có điều kiện’.
Theo vietnamnet
Bác sĩ Nhi kể về đêm trực có em bé 2 tháng tuổi nhập viện cấp cứu, nhưng các mẹ lại rớt nước mắt vì chuyện khác
Bản thân người mẹ nào khi có con ốm thì cũng muốn mình bị bệnh thay cho con và họ vốn đau khổ rất nhiều khi con bệnh. Về bản năng, họ sẽ nghĩ do lỗi của họ.
Với các bà mẹ, con ốm luôn là nỗi ám ảnh đến mất ăn mất ngủ, đặc biệt là khi con ốm nặng phải đi bệnh viện. Mới đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Đại học Y dược TP.HCM), người được biết đến với biệt danh "bác sĩ yêu trẻ con" đã kể lại câu chuyện về đêm trực mà bác sĩ tiếp nhận 1 bệnh nhân nhi mới 2 tháng tuổi đang bị sốt. Em bé phải chọc dò dịch sau lưng để xét nghiệm xem có bị viêm màng não hay không.
Câu chuyện của bác sĩ đã khiến hàng nghìn mẹ rơi nước mắt. Không phải vì em bé quá nhỏ bị ốm nặng, cũng không phải vì bé phải chọc tủy khi còn quá nhỏ... mà điều khiến bác sĩ chú ý đó là tâm trạng dằn vặt của người mẹ cho rằng mình ốm mà lây sang con; là cảnh bà mẹ mới sinh con bị ốm mà cả nhà không ai hay biết, lại vẫn phải tất bật đủ việc chăm con còn đỏ hỏn; là cảnh lầm lũi một mình trong đêm thức trông con mà không thể nào chợp mắt; là giọt nước mắt của người mẹ khi sụp xuống trong thời gian 5 phút đằng đẵng trao con cho y tá làm thủ thuật...
Đêm trực tuần trước, bé 2 tháng tuổi nhập viện trong đêm vì con sốt ngày thứ 2. Tôi khám và thấy con có vẻ đừ nên giải thích chọc dò dịch sau lưng để lấy dịch xét nghiệm xem bé có viêm màng não hay không
Bố 1 bên, bà nội đi cùng 1 bên, mẹ ngồi giữa và ôm con. Cả 3 người nhìn và lắng nghe rất kỹ lời tôi nói.
"Bác ơi. Tuần trước em bị sốt khi chăm con. Có khi nào em lây cho con không?", bà mẹ thủ thỉ
"Ủa, con vợ mày sốt hồi nào? Sao nó sốt mà không báo mẹ hay bà H" (tôi đoán bà H. là bà ngoại), bà nội quay sang hỏi người chồng.
"Con không biết. Vợ nó có nói gì với con đâu", ông chồng trả lời.
Chỉ 3 câu nói thôi, tôi đủ hiểu rằng cần phải làm gì và nói gì. Sau khi nghe xong, tôi cười là lắc đầu nói với mẹ "Không chắc từ mẹ đâu nha, mẹ đừng nghĩ vậy".
"Đôi khi, những đứa bé viêm màng não mà không xác định được ổ nhiễm trùng từ đâu. Bản thân những bé nhỏ, đặc biệt dưới 2 tháng tuổi, hệ miễn dịch của bé rất yếu nên vi trùng có thể đi thẳng vào máu và vào não của bé. Biểu hiện duy nhất của bé đôi khi là sốt, đừ và bỏ bú.
Mẹ chỉ cảm sốt bình thường do siêu vi. Đôi khi, chỉ là sự trùng hợp mẹ cảm sốt siêu vi vào đúng thời gian con bị nhiễm trùng, chứ không ai có thể kết luận được mẹ lây cho con cả. Vấn đề là bây giờ bác sĩ cần ba mẹ hội ý với nhau rằng có đồng ý cho bác làm thủ thuật cho con không? Nếu có thì ký giấy đồng thuận sớm giúp bác để bác làm sớm. Làm sớm thì có kết quả sớm. Nếu kết quả là viêm màng não thì sẽ điều trị sớm tránh biến chứng cho con. Nếu không phải viêm màng não thì đêm nay gia đình đỡ lo".
Họ đồng ý ngay mà không một chút chần chừ.
Điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ xong 5 phút sau đó. Mẹ trao bé con cho điều dưỡng xong thì như gục xuống ghế, khóc nấc.
Ông chồng đứng bên cạnh cũng tỏ ra lo lắng nhưng cũng chẳng an ủi gì.
Tôi rửa tay và đi vào phòng thủ thuật. Sau lưng người mẹ khóc và nói "Con ơi. Mẹ xin lỗi. Tại mẹ không tốt".
Suốt 5 phút lấy dịch não tủy cho con, tôi cứ mãi suy nghĩ về câu nói ấy.
Đứa bé 2 tháng tuổi thì mặc sức gào khóc. Tôi biết rõ mẹ chúng nghe thấy, đau như đứt từng khúc ruột và 5 phút ấy có lẽ là 5 phút xa con dài nhất của chị.
Tôi cố làm thật chính xác. May mắn là thủ thuật thành công. Một giờ sau có kết quả. Kết quả dịch não tuỷ bình thường. Người mẹ lại khóc. Nhưng lần này là giọt nước mắt hạnh phúc.
Tối có người bệnh kêu, tôi đi ngang qua giường của mẹ, thấy chị ngồi nhìn con. Căn phòng tắt điện tối thui. Ai cũng ngủ. Trừ chị.
Bản thân người mẹ nào khi có con ốm thì cũng muốn mình bị bệnh thay cho con và họ vốn đau khổ rất nhiều khi con bệnh. Về bản năng, họ sẽ nghĩ do lỗi của họ. Vậy nên, khi một người mẹ có con bị bệnh, xin đừng chỉ trích họ hay đổ thừa họ không tốt. Tự họ đã thấy đau khổ rồi. Không cần tới sự phán xét của bạn. Với lại, chưa chắc là do mẹ. Mà có thể do nhiều yếu tố bên ngoài.
Mẹ là cả thế giới của con. Và con là một phần cơ thể mẹ. Con đau thì mẹ đau. Vậy nên, tự dày vò nó còn khủng khiếp hơn bao giờ hết. Vừa sinh xong 2 tháng, chưa kịp hồi phục, giờ ngồi nhìn đứa con mình sốt và bệnh, bạn có đau không?
Câu nói của ông chồng "Vợ có nói gì đâu" là điển hình cho câu nói tôi hay nghe. Đôi khi vợ sốt cả tuần nhưng không hề biết. Vợ đau cả tuần cũng chẳng hay. Khi mới sinh con, nhu cầu chăm bé phải 2 người mới xuể. Vậy nên khi người mẹ chăm con quên cả chăm bản thân mình, hy vọng các ông bố quan tâm vợ mình một chút. Họ sẽ không nói đâu vì sức chăm con còn không đủ, sức đâu mà cãi với chồng. Rồi lại sinh ra khoảng cách. Nhiều cặp đôi thường hay li dị vào khoảng thời gian 1-2 năm đầu sau sinh là vì đó.
Cuối cùng
Với mẹ, con là phần ruột thịt thiêng liêng nhất. Một tiếng động nhỏ làm con giật mình thôi, mẹ đã thấy hốt hoảng. Một chút khó chịu khiến con khóc, mẹ đã thấy nao nao trong người.
Cả thế giới của con chính là mẹ. Con luôn nhìn mẹ một cách vô thức. Có mẹ bên cạnh, tự con sẽ thấy an toàn và ngủ ngon.
Sinh con 2 tháng, chưa hồi phục lại sức. Suốt nhiều đêm ngủ chập chờn để lo cho con. Nay con sốt và nghi ngờ viêm màng não. Hỏi mẹ nào không đau? Hỏi nỗi đau nào bằng? Bạn đọc dòng này, có thấy may mắn khi đứa con bé bỏng ngủ ngon bên cạnh mình không? Có nhận ra rằng, tự bao giờ, điều hạnh phúc nhất cuộc đời mình đó là "Được nhìn thấy con Bình An không?".
Với mẹ, con là phần ruột thịt thiêng liêng nhất. Một tiếng động nhỏ làm con giật mình thôi, mẹ đã thấy hốt hoảng (Ảnh minh họa).
Câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Thanh Sang không chỉ khiến các mẹ xúc động vì cảnh ngộ của người mẹ đưa con đi cấp cứu trên mà còn rơi nước mắt vì như thấy hình bóng mình trong đó.
Mẹ P.U bình luận: " Đọc bài của bác mình rơi nước mắt. Bé nhà mình bị viêm tiểu phế quản hồi 6 tháng, và ngày đó câu mình nghe đầu tiên từ chồng là tại mình cho con bơi từ lúc 3 tháng, đến tận bây giờ, mỗi lần con bệnh là lại nói tại mình, hix con bệnh đã rất mệt, mà suốt ngày chỉ nghe trách móc".
Bà mẹ T.B cũng chia sẻ: " Thấy mình trong đó. Vừa đầy thág xong vết mổ mẹ bị nhiễm trùng còn con bị viêm phổi, phải thở oxy. Tim mẹ như thắt lại chỉ biết khóc theo con. Mẹ tự trách bản thân mình không chăm con tốt để cho con bị như vậy. Mẹ chẳng nhớ đến vết thương của mẹ nữa. Chăm con 1 tuần vết thương của mẹ càng nặng. Con khỏi thì lúc đó mẹ mới nhớ tới và biết đau".
Độc giả T.V còn gửi lời cám ơn bác sĩ đã nói thay nỗi lòng của những người mẹ: " Cần lắm những ngườu chồng người cha thấu hiểu, dẫu chỉ một chút thôi, chúng tôi cũng cảm thấy an ủi phần nào, sá gì những đêm hôm thức trắng. Chỉ cần một lời động viên là chúng tôi, những người mẹ sẽ vượt qua tất cả".
Theo Helino
Cha già hấp hối ở quê, con trai trở về nói một câu khiến ông quyết định uống thuốc sâu tự tử Vào khoảnh khắc ông cụ nghe được câu nói của con trai, ông như rơi xuống vực sâu vạn trượng, rơi xuống như những giọt mưa, hết mưa rồi ông cũng không còn nữa. Khi tới cái tuổi thất thập cổ lai hy, người già nào cũng bắt đầu nghĩ về cái chết, về điểm đến sau cuối của một đời người. Nhìn...