Phía sau lệnh cấm quan hệ tình dục ở các kỳ World Cup
Tại World Cup 2018, chuyện cầu thủ có nên quan hệ tình dục trước trận đấu hay không được mang ra bàn luận.
Còn trước World Cup 2022, lệnh cấm ‘tình một đêm’ của Qatar gây chú ý.
“Tình một đêm có thể bị phạt tù 7 năm”, “lệnh cấm sex tại World Cup 2022″, “luật Qatar nghiêm cấm tình dục ngoài hôn nhân” là những tiêu đề đang gây chú ý.
5 tháng trước ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, câu chuyện tình dục lại được nhiều người đem ra bàn tán.
Những kỳ World Cup trước đây, khi nước chủ nhà không có lệnh cấm khắt khe như Qatar, bằng cách này hay cách khác, tình dục vẫn được nhắc đến rất nhiều.
Câu chuyện cầu thủ có nên quan hệ tình dục trước trận đấu hay World Cup ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tình dục của khán giả thường được lan truyền một cách hài hước. Tuy nhiên, đằng sau đó là những vấn đề đáng bàn luận hơn như định kiến giới, quấy rối, bạo lực tình dục.
Trước mỗi kỳ World Cup, các huấn luyện viên lại được yêu cầu bình luận về chính sách của đội xung quanh hoạt động tình dục của cầu thủ. Điều nhiều người quan tâm là quan hệ tình dục trong giải đấu có được cho phép hay không.
Một số huấn luyện viên dứt khoát nói không. Chưa bàn đến chuyện đúng/sai của lệnh cấm, ngôn ngữ mà những người lãnh đạo đội bóng sử dụng thường liên quan đến việc làm xấu hổ, phỉ báng hoặc loại trừ phụ nữ ra khỏi thể thao.
Phát biểu tại kỳ World Cup 2014 ở Brazil, Safet Susic, cựu HLV của Bosnia & Herzegovina, cho biết: “Sẽ không có tình dục ở Brazil. Các cầu thủ có thể tìm một giải pháp khác, thậm chí thủ dâm nếu họ muốn. Tôi không quan tâm đến những gì các huấn luyện viên khác làm. Đây không phải là một chuyến đi nghỉ, chúng tôi đến đó để chơi bóng tại World Cup”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động tình dục không ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích thể thao của vận động viên. Tuy nhiên, khoa học không thể ngăn một số đội bóng cấm cầu thủ quan hệ tình dục tại World Cup.
Safet Susic, cựu HLV của Bosnia & Herzegovina, cấm cầu thủ của mình quan hệ tình dục ở World Cup 2014. Ảnh: Victor R. Caivano/AP.
Trong kỳ World Cup 2014, Bosnia & Herzegovina, Chile, Mexico và Nga đều đưa ra lệnh cấm và không đội bóng nào có thể vượt qua vòng 16 đội.
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc kiêng khem sẽ giúp cầu thủ thi đấu hiệu quả. Lệnh cấm sex được các huấn luyện viên đưa ra dựa trên niềm tin không chính xác về việc phụ nữ “phá” đàn ông. Ý tưởng này bắt nguồn từ câu chuyện Adam và Eva.
Video đang HOT
Theo đó, Eva bị đổ lỗi đã dụ Adam ăn trái cấm.
Trong các cuộc tranh luận trực tuyến về việc liệu đàn ông có nên quan hệ tình dục với phụ nữ trước khi thi đấu thể thao hay không, nhiều câu trả giải thích rằng nữ giới sẽ “kìm hãm” năng lượng, sức mạnh của các vận động viên nam.
Khloe Kardashian bị chỉ trích hủy hoại cầu thủ bóng rổ James Harden trong thời gian hai người hẹn hò. Olivia Munn bằng cách nào đó đã ngăn cản bạn trai cũ của cô, ngôi sao bóng bầu dục Aaron Rodgers, đưa Green Bay Packers vào Super Bowl dù anh chưa chơi trận nào.
Boxing cũng là một môn thể thao khuyến khích đàn ông tránh xa nữ giới trước các trận đấu.
“Phụ nữ chỉ làm yếu chân vận động viên”, huấn luyện viên cảnh báo võ sĩ Rocky Balboa trước khi anh bước lên sàn đấu trong bộ phim Rocky (1976).
Olivia Munn bị đổ lỗi vô cớ khi đội bóng của bạn trai cũ gặp thất bại. Ảnh: Morry Gash/AP.
Trước kỳ World Cup 2018, USA Today đăng tải bài viết với tiêu đề Sex at the World Cup: Some countries only let their players score ‘on’ the field (Tạm dịch: Chuyện tình dục tại World Cup: Một số nước chỉ cho phép cầu thủ ghi bàn trên sân cỏ).
Tiêu đề này bị chỉ trích vì ví von tình dục như một trò chơi, cách đàn ông coi quan hệ tình dục với phụ nữ như việc “ghi bàn” và thông qua đó bình thường hóa văn hóa hiếp dâm.
Trong khi một số đội bóng cấm tiệt chuyện quan hệ tình dục, những nơi khác coi phụ nữ như “phần thưởng” để khích lệ tinh thần thi đấu của các cầu thủ.
Tại World Cup 2014, đội tuyển Costa Rica và Hàn Quốc được cho chỉ có thể tham gia vào các hoạt động tình dục sau khi đạt được những mục tiêu nhất định tại giải đấu như thắng trận hay lọt vào vòng 16 đội.
Khi cơ thể phụ nữ được các liên đoàn trao tặng như phần thưởng hay danh hiệu, điều đó thúc đẩy một môi trường tôn vinh những người đàn ông coi phụ nữ như đồ vật, cuối cùng tạo ra bạo lực tình dục.
Sepp Blatter, cựu chủ tịch FIFA, có nhiều phát ngôn bị chỉ trích là coi thường phụ nữ. Ảnh: AFP.
Ban lãnh đạo FIFA được biết đến là những người đàn ông “già nua và cứng nhắc” theo cách mô tả của cầu thủ Megan Rapinoe.
Sepp Blatter, người giữ chức chủ tịch FIFA từ năm 1998 đến 2015, nói vào năm 1957: “Phụ nữ nên chơi bóng trong những chiếc quần đùi bó sát hơn”.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, quan điểm của ông vẫn không có gì thay đổi. “Bóng đá thuộc về đàn ông”, Blatter nói vào năm 2014.
#Metoo, phong trào ủng hộ phụ nữ lên tiếng chống lại quấy rối, bạo lực tình dục, đã nổ ra mạnh mẽ trong hầu hết lĩnh vực nhưng vẫn chưa có khoảnh khắc thực sự trong bóng đá.
Các cáo buộc về quấy rối, lạm dụng, hiếp dâm chưa được lắng nghe đã bị vùi dập bởi văn hóa hiếp dâm, đổ lỗi nạn nhân.
Trong bài viết với tiêu đề Sex, Lies and World Cups, tác giả Rachel Rose Gold cho rằng các liên đoàn, đội bóng có trách nhiệm trong việc giáo dục cầu thủ của mình. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài là phụ nữ có thể tham gia và được thừa nhận trong bóng đá, môn thể thao vẫn do nam giới thống trị.
“Nếu bóng đá chào đón phụ nữ nhiều hơn, điều đó có thể làm giảm bớt văn hóa hiếp dâm xung quanh môn thể thao này. Sẽ có nhiều phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, cho phép họ xây dựng các hệ thống tốt hơn, giúp bảo vệ nạn nhân bị lạm dụng. Những niềm tin lỗi thời về giới chỉ biến mất khi mọi người đều được trao cơ hội như nhau trong thế giới túc cầu”.
Bắt chước James Harden, LeBron James hé lộ cách "kiếm điểm" dễ dàng ở mùa giải năm sau
Với việc đang hướng đến vị trí ghi điểm số 1 mọi thời đại NBA, LeBron James sẽ làm mọi cách, kể cả phải học hỏi cách câu lỗi để qua mắt trọng tài.
Los Angeles Lakers đã phải trải qua mùa giải 2021-2022 đầy thất vọng. Tuy nhiên, LeBron James lại có một năm thi đấu khá thành công về mặt chỉ số cá nhân. Siêu sao 37 tuổi ghi trung bình 30,3 điểm/trận, đồng thời vượt qua thành tích ghi điểm số 2 mọi thời đại NBA của Karl Malone.
LeBron James: "Tôi muốn ném phạt và học cách qua mặt trọng tài"
LeBron James đang hướng đến việc phá vỡ kỷ lục ghi điểm của Kareem Abdul-Jabbar
Với việc chỉ còn lại vài năm thi đấu đỉnh cao, mục tiêu mà LeBron James hướng đến không gì khác ngoài việc trở thành tay ghi điểm số 1 mọi thời đại. Hiện tại, "Nhà Vua" đang có tổng cộng 37.062 điểm, trong khi Kareem Abdul-Jabbar đang là người giữ kỷ lục của NBA với 38.387 điểm.
Theo tính toán, LeBron James sẽ cần khoảng 50-60 trận để phá vỡ kỷ lục của Kareem Abdul-Jabbar. Quãng thời gian này có thể sẽ lâu hơn, khi "Nhà Vua" sẽ phải chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác khi gần bước sang tuổi 38 vào đầu mùa giải 2022-2022, chưa tính những lần phải nghỉ thi đấu vì chấn thương. Do đó, LeBron James có thể sẽ phải nghĩ ra cách để sớm nâng cao thành tích càng sớm càng tốt.
Theo hé lộ của một trong những cuộc phỏng vấn gần nhất, LeBron James đang hướng sự quan tâm đến vạch ném phạt. Trong một cuộc phỏng vấn gần nhất, siêu sao 37 tuổi cho biết: "Tôi muốn bước lên vạch ném phạt. Tôi muốn học được cách để qua mắt trọng tài".
LeBron James hé lộ anh muốn bước lên vạch ném phạt và học hỏi 1 ít tiểu xảo để qua mắt trọng tài
Nghệ thuật "câu lỗi" và những định kiến của NHM
Theo thống kê tại NBA, có khoảng 15% số điểm của mỗi đội được ghi từ vạch ném phạt. Nếu có một cầu thủ tận dụng tốt các tình huống phạm lỗi, anh ta sẽ mang lại cho cả CLB những lợi thế nhất định, cũng như nâng cao thành tích cá nhân. Đối với 1 cầu thủ có thừa kinh nghiệm, độ quái và đang chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác như LeBron James, đây sẽ là một cách ghi điểm tiết kiệm sức lực khá hiệu quả.
Tại NBA, có rất nhiều cầu thủ nổi tiếng với việc câu lỗi và đánh lừa trọng tài để bước lên vạch ném phạt. Trae Young (Atlanta Hawks), Joel Embiid hay James Harden (Philadelphia 76ers) chính là những cầu thủ thực hiện rất tốt "mánh khóe" này.
Dù đã có rất nhiều luật lệ được đưa ra nhằm hạn chế các tình huống câu lỗi, nhưng các ngôi sao vẫn luôn biết cách ứng biến để tự xoay sở. Trong mùa giải 2021-2022, có đến 17,6% số điểm của Philadelphia 76ers đến từ những cú ném phạt. Đây là tỉ lệ cao nhất NBA, cho thấy sự hiệu quả đến từ các tình huống câu lỗi của Joel Embiid hay James Harden.
Joel Embiid và James Harden là những cầu thủ thường xuyên "câu lỗi" tại NBA
Cũng trong mùa giải 2021-2022, LeBron James thực hiện trung bình 6 cú ném phạt mỗi trận với tỉ lệ chuyển hóa là 75%. Việc học hỏi các tiểu xảo qua mắt trọng tài có thể giúp "Nhà Vua" nâng cao bảng thống kê này, cũng như giúp anh tiến đến gần hơn trong việc vượt qua kỷ lục ghi điểm của huyền thoại Kareem Abdul-Jabbar.
Tuy nhiên, hành vi câu lỗi thường không nhận được cái nhìn thiện cảm đến từ đối thủ, cũng như đại bộ phận NHM bóng rổ trên toàn thế giới. Đối với họ, đây là những hành động khiến trận đấu bị gián đoạn quá nhiều, cũng như dễ gây ức chế tinh thần của các cầu thủ ở trên sân.
Bên cạnh đó, những tuyên bố của LeBron James trước thềm mùa giải mới sẽ khiến các trọng tài trở nên cẩn thận hơn mỗi khi cất còi. "Nhà Vua" thường nhận được sự ưu ái của các vị vua áo đen, nhưng sẽ không dễ để họ tránh được sức ép dư luận nếu liên tiếp mang về những tình huống có lợi cho siêu sao 37 tuổi trong mùa giải năm sau.
LeBron James sẵn sàng gạt đi tất cả những định kiến để vươn đến đỉnh cao danh vọng tại NBA
Nếu thường xuyên thực hiện hành vi này, hình ảnh của LeBron James trong mắt anti-fan sẽ càng xấu hơn. Nhưng với tham vọng trở thành tay ghi điểm số 1 trong lịch sử NBA, "Nhà Vua" có lẽ cũng không quá bận tâm vào những chỉ trích ở bên ngoài sân bóng.
Brie Larson muốn đóng 'Fast & Furious' Nữ diễn viên Brie Larson chia sẻ cô rất yêu thích thương hiệu tốc độ "Fast & Furious" và muốn có cơ hội góp mặt trong một phần phim. Comicbook đưa tin trong bài phỏng vấn mới thực hiện với Uproxx, nữ diễn viên Brie Larson đã chia sẻ về sự nghiệp thời gian qua. Cô mới xuất hiện ở đoạn quảng cáo...