Phía sau giấc mơ tan vỡ, là bài học lớn thầy Park dạy bóng đá Việt Nam
Thua 5 trận liên tiếp, có thể nói cảm giác tự ti đang xâm chiếm thầy Park, đội tuyển và những người hâm mộ Việt Nam ở thời điểm này.
Có một giấc mơ vừa tan vỡ
Để bắt đầu bài viết hôm nay, tôi xin kể một câu chuyện của người trong cuộc. Tôi có một số người anh em thân thiết, chúng tôi đã cùng cười và cùng khóc với lứa cầu thủ này từ những ngày Thường Châu tuyết trắng cho đến tận hôm nay. Nhóm chúng tôi có một lời hứa nếu đội tuyển Việt Nam vào World Cup, thì chúng tôi sẽ dốc hết tiền tiết kiệm để đặt vé sang Qatar và xem Việt Nam đá một trận đấu tại World Cup.
Với chúng tôi lúc đó tiền không còn có ý nghĩa gì nữa. Ý nghĩa lớn nhất là niềm tự hào dân tộc, cảm giác hạnh phúc ngập tràn của một người yêu bóng đá, yêu quê hương đất nước. Tôi không biết rằng chúng tôi có có mù quáng quá hay không? Nhưng tôi nghĩ, chúng ta sống trên đời sẽ luôn cần có những khoảnh khắc thăng hoa kiểu như thế, cần được làm nhân chứng cho những thời khắc khó quên như thế, thay vì sống một cuộc đời an toàn và nhàn nhạt.
Việt Nam và World Cup đã luôn là một giấc mơ, và giấc mơ ấy vừa tan vỡ vào đêm hôm trước.
Nửa chặng đường của vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực Châu Á đã khép lại với đội tuyển Việt Nam. Vào ngày 16/11 tới, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn lượt về bằng màn tái ngộ với đối thủ Saudi Arabia.
0 điểm sau 5 trận, dẫu có cố gắng động viên về một phép màu như trong truyện cổ tích, thì thực tại sẽ lắc đầu mỉm cười và nói với người hâm mộ Việt Nam rằng, giấc mộng World Cup 2022 thật sự đã tan vỡ. Những kết quả thua đầy tiếc nuối không che lấp đi được bức tường đẳng cấp, những bàn thắng đẹp không khỏa lấp đi thất bại, và những sự cố gắng, hay những mỹ từ sau trận không che giấu nổi sự thật Việt Nam chưa có điểm nào tại vòng loại tính đến thời điểm này. Cho nên, xin đừng nói về World Cup nữa.
HLV Park Hang-seo sau trận đã nói về đào tạo trẻ. Vâng, câu chuyện đào tạo trẻ là một bài toán vĩ mô và có tính lâu dài. Khi ông nói về điều này, tức là ông không muốn nói về World Cup 2022 nữa, mà đang nói về World Cup 2026, nơi cần có sự chung tay của một hệ thống. Chứ không nên phó mặc mọi thứ vào sự đơn độc của chính ông và những lứa trẻ vô tình được tìm thấy nhau.
Video đang HOT
HLV Park Hang-seo chấp nhận thất bại ở vòng loại này, nhưng ông không chấp nhận thất bại ở thì tương lai. Tại sao chúng ta không học hỏi từ người thầy này?
Hãy đi tìm lấy sự tự tin
Kể từ cái ngày đặt chân đến dải đất hình chữ S, và đặt bút ký vào bản hợp đồng dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, ông Park Hang-seo đã đưa đội tuyển đi từ thành công đến thành công khác. Suốt 3 năm qua, viết nên lịch sử, tạo ra các dấu mốc quan trọng đã giống như một điều thường lệ của thầy trò HLV Park Hang-seo.
Việc thua 5 trận liên tục là một đòn giáng mạnh vào con người quen chiến thắng như thầy Park. Tương tự với các thành viên của đội tuyển. Nếu sự cố gắng không đủ để san lấp khoảng cách trình độ, thì chiếc kén của sự tự ti sẽ bủa ra sẵn để đón các cầu thủ nằm im ở trong ấy. Những người hâm mộ bóng đá quen “đi bão” thì cũng sẽ xuất hiện lời ong tiếng ve như một quy luật của “phù thịnh không phù suy”.
Nhưng thay vì cứ mải bộn bề với cảm giác về những trận thua, thì tại sao không đổi tư duy là cần thêm vài vòng loại như thế này, thêm những trận đấu với các đối thủ lớn như thế này, để trưởng thành và phát triển?
Tôi rất thích một câu danh ngôn ngắn gọn mà đanh thép: ” Sớm hay muộn, người thắng là người nghĩ mình có thể“. Ở đây cũng vậy thôi, nếu người làm bóng đá Việt Nam và những cầu thủ Việt Nam vẫn tin rằng “Rồng vàng” sẽ có mặt ở World Cup vào một ngày nào đó, thì dù có muộn hơn 4 năm hay 8 năm, vẫn sẽ có ngày Việt Nam làm được điều đó. Đấy là lý do của câu chuyện đào tạo trẻ.
Một trong những câu nói hay nhất mà thầy Park đã nói khi cầm quân Việt Nam, đó chính là sau trận chung kết U23 Châu Á, nơi Việt Nam thua U23 Uzbekistan 1-2. Khi ấy ông đã nạt các cầu thủ: ” Tại sao phải cúi đầu? Chúng ta đã cố gắng hết sức, không có gì phải cúi đầu“. Khi bạn đã cố gắng hết sức, khi bạn đã làm nên một hành trình không tưởng, thì không có tư cách gì bạn phải cúi đầu như một kẻ thất bại.
Cho nên hãy tỉnh táo để nhắc lại đây là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup khu vực Châu Á. Và đó thực sự là một bước tiến lớn đối với bóng đá nước nhà. Dù là thất bại nhưng nó là cột mốc lớn mà lứa Quang Hải, Tuấn Anh, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải… đã đi xa hơn hẳn các bậc tiền bối Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Tài Em…
Sau mưa tuyết Thường Châu 2018, có một cảm giác tưởng như đã được bóng đá Việt Nam vĩnh viễn chôn chặt, đấy là tâm lý tự ti và yếm thế. Suốt một thời gian dài, chúng ta đã đấu sòng phẳng với các đối thủ lớn ở Châu Lục. Chúng ta tin rằng rằng bóng đá Việt Nam đã nói với người Việt Nam rất nhiều bài học lớn trong cuộc sống.
Nhưng giờ đây những điều đẹp đẽ ấy đang gặp phải thách thức cực đại. Xin đừng để tự ti quay lại, để gặm nhấm, và xói mòn đôi chân cầu thủ. Và xin tình đời ấm lạnh đừng để lạnh lẽo trong lòng những người hùng năm nào của chúng ta.
Sa bàn nơi đất Việt: Xưa rồi thứ bóng đá cũ kỹ
Kể từ khi giải bóng đá A1 ra đời vào thập niên 80, đã có không ít các câu lạc bộ luôn in hằn trong tâm trí của người hâm mộ.
Bóng đá chỉ phồn thịnh khi những hàng ghế được lấp đầy. (Ảnh: VPF)
Có thể kể đến như đội Thể Công với thế hệ của những Hồng Sơn, Thạch Bảo Khanh hay đội Công An Hà Nội với rất nhiều cựu danh thủ như Vũ Minh Hiếu, Mai Tiến Dũng. Nhưng đã từ lâu, khán giả phải mòn mỏi chờ đợi một sự thay đổi mang tính cách mạng tới từ các đội bóng cả về chiến thuật lẫn chuyên môn, nhưng không thành. Chỉ còn đó những hoài niệm về lối đá cuốn hút và tinh túy của thế hệ vàng năm xưa, nơi sân cỏ như một sân khấu để Hồng Sơn, Huỳnh Đức và các đồng đội nhảy múa.
Chật vật với những vấn đề chung quanh
Khi đội hình vàng son của các CLB có tiếng tăm lần lượt nói lời giã từ sân cỏ, bóng đá Việt Nam loay hoay trong một khoảng thời gian dài. Cùng với đó, chất lượng đào tạo cầu thủ trẻ của những CLB đi xuống thì khiến các nhà làm bóng đá đau đầu.
Giáo án và cơ sở vật chất không đủ tốt khiến các học viên không thể bộc lộ và phát huy hết tiềm năng vốn có, và việc thiếu kỹ năng cơ bản làm cho các huấn luyện viên lao tâm khổ tứ. Các chiến thuật cũng từ đó mà mất dần đi tính đặc sắc và hấp dẫn trong mỗi trận đấu.
Sự thụt lùi trong đào tạo trẻ khiến cho chất lượng nội binh giảm sút. Nhưng điều đó lại mở ra cánh cửa cho các cầu thủ đến từ nước ngoài có "đất dụng võ".
Kể từ thời điểm bóng đá Việt Nam được biến chuyển để trở nên quy củ và chuyên nghiệp từ hơn 20 năm về trước, khắp tứ phía chung quanh khán đài tràn ngập tiếng hò reo bởi những khoảnh khắc Leandro làm người hâm mộ say đắm, với vô số cú sút phạt ngoạn mục bằng cái chân trái khéo léo, điển hình là pha đá phạt uy lực từ khoảng cách hơn 30m vào lưới Sông Lam Nghệ An năm đó.
Cũng chẳng cổ động viên nào có thể quên được chất Samba chảy trong huyết quản của Huỳnh Kesley Alves. Các tình huống tâng bóng ngẫu hứng, làm xiếc trước hậu vệ đối phương ngày nào là những mẩu ký ức còn đọng lại trong tâm trí người dân đất Thủ.
Nhưng dần dà, các CLB cũng lãng quên chất nghệ sĩ của những vũ công Brazil. Thay vào đó, họ lựa chọn ngoại binh tới từ các nền bóng đá kém phát triển ở châu Phi. Cho dù các cầu thủ đến từ nơi đây không có kỹ thuật nổi trội hay kỹ chiến thuật đa dạng, nhưng sức mạnh thể chất và khả năng càn lướt là điều mà các nội binh hay thậm chí là cả ngoại binh đến từ các nền bóng đá châu u và Nam Mỹ không thể so bì. Không khó để hiểu tại sao các CLB ở Việt Nam lại ưa chuộng những cầu thủ đến từ châu Phi.
Sau sự du nhập của những ngoại binh châu Phi, lối chơi của những huấn luyện viên cầm sa bàn ở V-league đề ra bị chỉnh sửa, nhưng theo cách khá tiêu cực.
Các đội bóng chỉ trông chờ vào những đường bóng bổng, bóng dài hướng tới cái đầu của những chân sút ngoại quốc cao to. Không còn bóng dáng của những pha bóng "thêu hoa dệt gấm", cũng chẳng thấy hình ảnh nhảy múa với trái bóng mà chỉ chứng kiến một lối đá rời rạc, thiếu sáng tạo và có cảm giác rằng mọi pha tấn công chỉ hy vọng vào khả năng tự xoay trở và tì đè của các tiền đạo ngoại.
Đó là nguyên do khiến những người bỏ tiền ra mua vé để một trận đấu trong sự hồi hộp, háo hức để rồi ra về với nét mặt u buồn, thất vọng.
Những thay đổi bước ngoặt
Cuộc cách mạng bắt đầu từ năm 2007, khi bầu Đức đã thành công trong việc thành lập Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG. Cơ sở vật chất hiện đại, giáo án được cung cấp bởi Arsenal, một trong những CLB được yêu thích nhất.
Các lứa trẻ của Hoàng Anh Gia Lai có kỹ thuật điêu luyện, khả năng thích ứng tốt với mọi loại chiến thuật, đội bóng phố Núi thực sự đem lại tia sáng cho viễn tưởng u tối của cả nền bóng đá. Sự quyết tâm đầu tư bài bản cho bóng đá trẻ của bầu Đức đã mở lối cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
Các đội bóng chuyên tâm trong công tác đào tạo cầu thủ, những học viện bóng đá hiện đại như PVF hay Học viên bóng đá Juventus góp công rất lớn trong công cuộc lấy lại hình ảnh hoa mĩ năm nào.
Trong năm năm trở lại đây, nhịp đập con tim của người người hâm mộ đã hòa quyện với trái bóng lăn trên mặt cỏ. Cổ động viên có cơ hội chứng kiến những CLB như Hà Nội, Hoàng Anh Gia Lai, Than Quảng Ninh,... thi đấu ban bật đẹp như tranh vẽ.
Trước đây, các vị chiến lược gia chủ yếu sử dụng sơ đồ 4-4-2 nhằm tối ưu hóa những tình huống tạt bóng và không chiến tới từ hai tiền đạo ngoại phía trên, nhưng vòng quay của bóng đá càng ngày càng trở nên hiện đại và phong phú nên các sơ đồ như 4-3-3, 4-2-3-1 hay đội hình ba trung vệ được nhiều đội bóng áp dụng.
Những CLB kể trên luôn có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng, lực lượng cổ động viên của họ luôn dồi dào và đem lại bầu không khí náo nhiệt trên các khán đài. Hoàng Anh Gia Lai và Hà Nội, cho dù có thi đấu trên sân nhà hay kể cả sân khách thì khán đài nào cũng thường xuyên đông đúc, thu hút con mắt chú ý của dư luận. Đơn giản bởi họ có những ngôi sao do chính họ đào tạo và đưa đến sự vinh quang ngọt ngào.
Ngoài ra, cách tuyển chọn ngoại binh của các đội bóng ở V-league đã khác. Ngoài thể lực và sức mạnh, các ngoại binh phải có kinh nghiệm chinh chiến ở các giải vô địch quốc gia tiên tiến, kỹ thuật bài bản thì mới được lựa chọn.
Bây giờ, các ngoại binh Brazil chiếm phần nhiều ưu thế vì họ đều có những nét riêng biệt. Một Geovane với những cú cứa lòng nổi bật, một Pedro Paulo dũng mãnh và đầy lạnh lùng hay một Rafaelson với những cú sút xa trái phá. Những con người đó đã tô những gam màu sắc độc lạ cho V-league.
Với tham vọng đưa bóng đá Việt Nam ra sân chơi quốc tế, chính các CLB cần phải làm mới bản thân mình, bắt kịp xu thế của bóng đá châu Á cũng như trên thế giới. Cuối cùng, có một thứ mà các đội bóng không bao giờ được phép đánh mất, người hâm mộ.
Kiatisuk 'đặt cửa' cho tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022 HLV Kiatisuk Senamuang tin đội tuyển Việt Nam đang nhiều cơ hội giành vé đi tiếp ở Vòng loại thứ 2 World Cup 2022. HLV Kiatisuk tin đội tuyển Việt Nam đang có lợi thế để giành vé ở Vòng loại thứ 2 World Cup 2022. "Tuyển Việt Nam có nhiều cơ hội để giành vé vào vòng loại thứ 3 World Cup...