Phía sau cuộc chuyển đổi số ‘ích nước, lợi dân’ của tỉnh Cà Mau
Cà Mau được xem là điểm sáng trong việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính quyền điện tử, nhằm tạo ra thay đổi trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính (TTHC).
Thông tin UBND tỉnh Cà Mau ban hành văn bản số 834 lấy ý kiến đánh giá của người dân, doanh nghiệp về việc giải quyết thủ tục hành chính trên Zalo nhận được sự đồng tình của phần lớn người dân.
Ông Trần Quốc Chính – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) tỉnh Cà Mau đánh giá cao về sự thuận tiện của Zalo trong công cuộc chuyển đổi số.
‘Chuyển dần từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ nhân dân’
-Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính. Từ ngày 15/3, tỉnh sẽ triển khai thêm việc lấy ý kiến, đánh giá của người dân qua Zalo, mục tiêu của việc này là gì?
- Mục tiêu của việc làm trên là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, tạo thêm kênh tương tác giữa tổ chức, cá nhân với chính quyền các cấp. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc nộp hồ sơ trực tuyến; tra cứu thông tin về TTHC, tình trạng xử lý hồ sơ. Đồng thời, tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về TTHC thông qua ứng dụng trên Zalo; nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn; chuyển dần từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ nhân dân.
- Thưa ông, tại sao ông quyết định chọn Zalo để làm kênh triển khai chính sách này?
- Có nhiều nguyên nhân để chúng tôi lựa chọn ứng dụng Zalo, cơ bản nhất là tính phổ biến, phổ thông, thân thiện, dễ sử dụng của Zalo.
Đầu tiên, Zalo là ứng dụng có nhiều người dùng và cách sử dụng cũng dễ dàng. Ứng dụng này cũng có nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của mọi người.
Ngoài ra, thời gian qua, cùng với một số đơn vị khác, Zalo là một trong những đơn vị có nhiều sự hỗ trợ tích cực cho tỉnh Cà Mau trong việc thực hiện lộ trình chính quyền điện tử cũng như chuyển đổi số. Cụ thể là ngày 12/3/2019, đại diện tỉnh Cà Mau Sở Thông tin và Truyền thông đã ký kết hợp tác khai thác ứng dụng Zalo trong cải cách hành chính chính (trước đó ngày 14/12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Kế hoạch 132/KH-UBND để thực hiện vấn đề này).
- Ông có thể chia sẻ kế hoạch của tỉnh Cà Mau để tuyên truyền đến người dân về việc lấy ý kiến, đánh giá này trên Zalo?
Video đang HOT
- Đến nay, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (GQTTHC) đã bảo đảm được các khâu chuẩn bị cho quá trình vận hành (cấu trúc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cổng dịch vụ công sang Zalo; thiết lập thông tin về dữ liệu đánh giá…). Việc triển khai các áp phích hướng dẫn thực hiện tại bộ phận một cửa các cấp cũng như chuẩn bị tổ chức việc hướng dẫn đến tận ấp, khóm (thông qua đội ngũ cán bộ trưởng ấp khóm) cũng đã hoàn tất.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường chỉ đạo các báo, đài địa phương, cổng thông tin, trang thông tin điện tử đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền. Phấn đấu đến cuối năm nay, số lượng thủ tục hành chính được đánh giá qua hệ thống này đạt tỷ lệ 60% trên tổng số hồ sơ được giải quyết.
- Thưa ông, ông kỳ vọng gì về chuyển đổi số tại Cà Mau trên Zalo trong thời gian tới?
- 3 mục tiêu quan trọng để thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 03/10/2020 gồm: Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.
Trong mục tiêu phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, chúng tôi đã đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu, trong đó việc phấn đấu nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công thông qua chỉ tiêu: 80% dịch vụ công cung ứng mức độ độ 4, hình thành cơ sở dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời cho người dân, doanh nghiệp…
Để bảo đảm các mục tiêu này khả thi, Sở TTTT đã tham mưu cho UBND tỉnh nhiều giải pháp. Một trong số đó phải kể đến là phát triển hoàn thiện cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử, đẩy mạnh việc thực hiện thủ tục trên môi trường mạng; triển khai các dịch vụ, ứng dụng thông minh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tương tác với chính quyền điện tử, chính quyền số; triển khai các ứng dụng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ người dân…
Tôi kỳ vọng rằng ứng dụng Zalo sẽ là một trong những ứng dụng hàng đầu tạo ra sự thành công trong lộ trình chuyển đổi số của tỉnh Cà Mau.
Hiệu quả tích cực từ bước đầu triển khai dịch vụ công trực tuyến qua Zalo
-Tỉnh Cà Mau đã triển khai trang Zalo “Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Cà Mau” từ năm 2019, ông đánh giá như thế nào về mô hình này?
- Tháng 3/2019, Zalo chính thức dành sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt cho tỉnh Cà Mau qua việc ký kết hợp tác. Với việc ký kết này, Zalo đã cho phép người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau thực hiện được các tương tác trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính: Nộp hồ sơ trực tuyến; tra cứu thông tin và kết quả; trao đổi, hỏi đáp, phản ánh, kiến nghị về các dịch vụ hành chính.
Theo báo cáo của Trung tâm GQTTHC, đến nay đã có khoảng 60.000 lượt người quan tâm và sử dụng Zalo để thực hiện các công việc có liên quan đến giải quyết TTHC, hàng ngày có trên 100.000 người tương tác giải quyết TTHC thông qua ứng dụng này.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc sử dụng Zalo để tương tác với chính quyền trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, từ đó góp phần giúp cho công tác cải cách thủ tục hành chính ngày càng đi vào chiều sâu và có bước tiến triển rõ rệt.
- Phản hồi của người dân Cà Mau về việc ứng dụng CNTT cũng như mô hình chính quyền điện tử ở Cà Mau đến nay ra sao?
- Cà Mau đã có nền tảng của một chính quyền điện tử, sẵn sàng cho việc cung ứng dịch vụ công ở mức độ cao hơn hướng tới chính quyền số. Do đó, với việc đánh giá, phân tích đúng đắn về khả năng ứng dụng CNTT của người dân, từ đó dẫn dắt, thu hút người dân tiếp cận với chính quyền điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính đã làm người dân cảm thấy phấn khởi, hào hứng. Qua ứng dụng Zalo, người dân sẽ quen dần, quen dần và sẽ là tiền đề để hình thành nên các công dân điện tử.
Hiện nay, với một bộ phận người dân đã từng tiếp cận với Zalo trong giải quyết TTHC, dịch vụ công trực tuyến nói chung, giao dịch thủ tục hành chính mức độ 3, 4 đã không còn là rào cản, là trở ngại của họ.
Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số
Theo Dự thảo Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu đặt ra đến năm 2030 Hà Nội thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh.
Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã dự thảo và trình UBND TP Hà Nội Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2030, TP Hà Nội phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền TP, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Hướng đến mục tiêu TP Hà Nội phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành TP "Xanh - Thông minh - Hiện đại" với chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo.
Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu. Với các mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025, Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng.Hà Nội đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về Khoa học dữ liệu (Data Science) và Trí tuệ nhân tạo (AI).
Về phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: Phấn đấu 100% TTHC có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4, có thể thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp TP, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng họp báo cáo định kỳ và báo cáo về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND TP về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ và TP. 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của TP. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính chính trị - xã hội của TP. Cơ bản hoàn thành xây dựng Chính quyền điện tử của TP trước năm 2025, hướng tới hình thành Chính quyền số TP Hà Nội;
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%. Tốc độ tăng năng suất lao động từ 7 - 7,5%. Hoàn thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của TP.
Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; mọi người dân được truy cập Internet băng rộng với chi phí thấp. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
Dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2025 mọi người dân được truy cập internet băng thông rộng với chi phí thấp (ảnh T.A)
Dự thảo cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng.
Về phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: Phấn đấu 100% hồ sơ công việc tại cấp Thành phố, 100% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của TP. Hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính chính trị - xã hội của TP.
Đặc biệt, phấn đấu cơ bản hoàn thành Chính quyền số TP Hà Nội; Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm 3 địa phương đứngđầu cả nước về phát triển Chính quyền điện tử, xây dựng Chính quyền số. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; dữ liệu được chia sẻ rộng khắp (trừ những dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số phát triển mạnh mẽ; phấn đấu giá trị đạt được của kinh tế số chiếm trên 40% GRDP của TP Hà Nội. Năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm. Hà Nội là Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.
Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang toàn Thành phố, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G. Tỷ lệ dân số có tài khoảnthanh toán điện tử trên 80%
Để thực hiện các mục tiêu trên, TP sẽ triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ ý, trong đó tập trung vào 3 trụ cột chính gồm: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.Với các giải pháp cụ thể liên quan đến: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển Hạ tầng và nền tảng số; Thông tin và Dữ liệu số; Hoạt động chuyển đổi số; An toàn, an ninh mạng; Đào tạo và phát triển nhân lực.
Sạt lở hơn 3 km đê biển, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp Hơn 3,3 km đê biển ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến một số công trình và 26.000 hộ dân. Sáng 27/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao...