Phía sau chuyện nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An bị cấm xuất cảnh
Tối 8.4.2017, khi ông Lê Thanh Liêm – nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An – cùng gia đình làm thủ tục xuất cảnh đi du lịch Nhật Bản ở sân bay Tân Sơn Nhất, đã bị cơ quan an ninh sân bay ách lại theo yêu cầu của Công an tỉnh Long An. Phía sau việc cấm xuất cảnhđối với ông Liêm là cả câu chuyện phiền phức, kéo dài cho tới nay.
Công trình tòa nhà “4 cơ quan” liên quan đến vụ việc.
Vì sao bị cấm xuất cảnh?
Tháng 4.2014, Cty TNHH TM DV Đông Nam Á (Cty ĐNA, TP.Tân An) trúng thầu “Cung cấp và lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh” cho tòa nhà “4 cơ quan” thuộc Sở Y tế Long An (TT Kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm, TT Giám định y khoa, TT Pháp y và Chi cục ATVSTP). Hợp đồng trọn gói của dự án trị giá 1,92 tỉ đồng, do Sở Y tế Long An làm chủ đầu tư.
Theo nội dung gói thầu thì tiêu chuẩn hàng hóa được quy định cụ thể như sau: Camera, đầu ghi kỹ thuật số xuất xứ Nhật Bản; ổ cứng lưu trữ xuất xứ Mỹ; dây cáp mạng xuất xứ Đài Loan (Trung Quốc).
Tuy nhiên, Cty ĐNA khi thi công đã lắp đặt thiết bị không đúng xuất xứ. Hàng hóa cũng do các hãng của Nhật Bản, Mỹ sản xuất, nhưng không phải sản xuất tại “chính quốc”, mà tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Sau khi kiểm tra, Sở Y tế Long An vẫn đồng ý cho tiếp tục lắp đặt các thiết bị này.
Ngày 12.11.2015, UBND tỉnh Long An cho thanh tra gói thầu này. Theo kết luận thanh tra (ký ngày 22.8.2016), Sở Y tế Long An đồng ý cho thay đổi thiết bị có nhãn mác không đúng xuất xứ như hợp đồng với Cty ĐNA, mà không điều chỉnh lại giá hợp đồng, dẫn đến thanh toán cao hơn thực tế số tiền trên 735 triệu đồng.
Ngày 22.12.2016, UBND tỉnh Long An chuyển kết luận thanh tra sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An. Tháng 2.2017, ông Liêm nhận Quyết định cho thôi nhiệm vụ GĐ Sở Y tế để chờ về hưu. Tối 8.4, ông Liêm cùng gia đình ra sân bay Tân Sơn Nhất để đi du lịch Nhật Bản, nhưng đã bị công an cửa khẩu ách lại theo yêu cầu của Công an Long An. Ngày 1.12.2017, ông Liêm chính thức nhận quyết định nghỉ hưu.
Video đang HOT
Sở Y tế Long An, nơi ông Liêm có nhiều năm làm giám đốc.
Ông Liêm từng thoát hiểm
Ngày 11.12.2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Liêm, về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Hai ngày sau, VKSND tỉnh Long An ký quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Liêm.
Ngày 21.3.2018, VKSND tỉnh Long An ký quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Tân An để điều tra theo thẩm quyền. Ngày 3.8.2018, Cơ quan CSĐT Công an TP.Tân An ra kết luận điều tra vụ án hình sự số 63, chuyển toàn bộ hồ sơ đến VKSND TP.Tân An, đề nghị truy tố bị can Lê Thanh Liêm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Liêm đã gửi đơn khiếu nại đến các bộ, ngành ở Trung ương, vì cho rằng Kết luận điều tra số 63 của Cơ quan CSĐT Công an TP.Tân An là không đúng vì gói thầu lắp đặt thiết bị camera chưa được quyết toán như kết luận thanh tra của UBND tỉnh Long An. Ông Liêm cho rằng, trong vụ việc này ông không làm sai.
Trong cuộc đời làm GĐ Sở Y tế Long An, ông Liêm từng đối mặt với hoàn cảnh khó khăn tương tự, thậm chí số tiền “chênh lệch” mà ông phải từng chịu trách nhiệm lên đến hàng chục tỉ đồng.
Theo kết luận số 2433/KL-UBND ngày 30.7.2014 của UBND tỉnh Long An, trong 2 năm 2010 – 2011, trong công tác đấu thầu của Sở Y tế Long An, giá trúng thầu cao hơn giá kế hoạch được duyệt với tổng giá trị chênh lệch hơn 23,66 tỉ đồng.
Cũng theo kết luận trên, cần tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý về những sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ đấu thầu thuốc đối với GĐ Sở Y tế Long An – ông Lê Thanh Liêm và các cán bộ dưới quyền.
Tuy nhiên, theo ông Liêm thì việc đấu thầu thuốc nói trên, Sở Y tế Long An đã thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Cả nước cùng thực hiện đấu thầu thuốc theo cách tương tự chứ không riêng gì tỉnh Long An. Cuối cùng, ông Liêm đã chứng minh được mình “làm đúng” trong vụ việc này.
Lần này, ở công trình “tòa nhà 4 cơ quan”, ông Liêm có thoát hiểm nổi không?
KỲ QUAN
Theo LĐO
Dụng cụ chữa cháy, mua gì, sắm gì?
Sau sự cố cháy chung cư Carina (Q.8, TP.HCM) vào sáng ngày 23.3.2018, cư dân chung cư và cả nhà phố mới bắt đầu tính đến việc mua sắm những thiết bị phòng cháy chữa cháy ở mức độ cơ bản nhất cho căn hộ (hoặc căn nhà). Tính là vậy, nhưng mua loại gì, mua ở đâu, giá cả như thế nào..., nhiều người kéo nhau lên Facebook để hỏi thông tin. Nhưng liệu người dân có thực lòng muốn mua sắm những dụng cụ chữa cháy và bảo vệ cho con người trong trường hợp "bà hoả viếng thăm"?
Chưa để ý!
Tham khảo ý kiến thực tế của những chủ hộ chung cư và nhà phố, dụng cụ có sẵn trong nhà là bình cứu hoả dạng 4kg "nhưng không rõ có còn xài được không vì đã mua cách đây... bảy năm" như lời của ông Quốc, một chủ hộ ở Q.12 (TP.HCM). Còn theo lời ông Bảy (Thủ Đức, TP.HCM), dù có bình cứu hoả do công ty trang bị cho nhân viên, nhưng ba năm nay không đụng đến! "Chắc cuối tuần phải đem ra bơm lại vì khí trong bình đã ở mức đỏ, mức không an toàn", ông Bảy cho biết. Còn căn hộ của ông Khanh (một căn nhà ở Q.4, TP.HCM) cũng có bình cứu hoả, nhưng chỉ để "làm kiểng", vì đó là loại bình dành cho xe hơi và đã sắm cách đây mười năm! Nhiều gia đình ở Q.8, Gò Vấp... cho biết, không hề sắm bình cứu hoả, vì nghĩ rằng: "Không bao giờ xài đến nên không sắm làm gì"!
Sau sự cố cháy Carina, sáng ngày 26.3.2018, trên trang Facebook cá nhân của B.nguyen, chủ nhân có viết: "Cần sắm cho ngôi nhà: bình cứu hoả, mặt nạ chống khói, băng dính, đèn pin, kính bảo hộ, kìm cắt, búa... Căn phòng có diện tích 50m2, khi có cháy, khói và lửa sẽ bao trùm kín phòng trong khoảng từ 3 - 5 phút, do vậy, phải sắm ít nhất một bình cứu hoả và mỗi người trong gia đình một chiếc mặt nạ chống khói". Khi thông tin đó được đăng trên Facebook, chưa đầy một tiếng sau, đã có trên 50 câu hỏi, chủ yếu về bình chữa cháy và mặt nạ như: mua ở đâu, loại nào tốt, có dễ xài không?
Nhiều căn nhà phố vẫn có đủ hai bình chữa cháy bằng bột và bằng khí CO, những khí và bột trong bình đã cạn vì đã mua cách đây ... tám năm.
Qua những thông tin trên, tạm kết luận rằng, người dân, từ dân chung cư đến dân nhà phố, dường như chưa quan tâm đến việc mua sắm các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản và cần thiết cho chính ngôi nhà của mình để phòng khi... Có thể nhiều ngôi nhà có sẵn bình cứu hoả, nhưng với những món hàng, như: mặt nạ, kìm, búa, mền chống cháy..., nhiều gia đình không hề biết đến những sản phẩm này (nói gì đến mua sắm), vì chúng không hề xuất hiện trong bộ nhớ!
Cần sắm những gì?
Sau khi thông tin về số người thiệt mạng và thương tích trong vụ cháy Carina được cơ quan thẩm quyền công bố, mức quan tâm của người dân về những thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ con người khi có hoả hoạn mới được người dân quan tâm nhiều hơn. Bà Hương, nhân viên trực hotline của công ty An Phúc (Tân Bình, TP.HCM, chuyên kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy) cho biết: "Mấy ngày qua, nhiều khách hàng gọi đến công ty để hỏi thông tin và tư vấn về cách mua sắm và sử dụng các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Vì giá trị của nhiều mặt hàng chữa cháy và bảo vệ con người khi hoả hoạn không cao, nên việc mua sắm một vài món hàng là điều cần thiết".
Theo bà Hương, hiện loại bình chữa cháy có hai loại. Đó là bình chữa cháy bằng khí CO2. Loại khí này nén vào bình với áp lực 180kg/cm và hoá lỏng ở trong bình. Khi phun ra khỏi bình, CO2 sẽ ở trạng thái lạnh (từ -76 đến -80 độ). Hiện tại, giá của bình chữa cháy bằng khí CO2 có giá từ 350.000 đồng (loại 3kg) cho đến 3,8 triệu đồng (24kg). Loại bình chữa cháy thứ hai là loại chữa cháy bằng bột. Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp màu trắng, mịn. Hiện bình chữa cháy bằng bột có ký hiệu quy định: ABC, BC và AB. Trong đó, ký hiệu A là dập tắt các đám cháy vật rắn, B là dành để dập được các loại đám cháy bằng chất lỏng, còn C dành trị các loại đám cháy bằng khí. Giá của bình chữa cháy bằng bột: loại bột BC 4kg có giá 175.000 đồng/ bình, nếu bình bột ABC 4kg có giá 195.000 đồng, còn nếu bình ABC có trọng lượng 8kg sẽ có giá 305.000 đồng... Mức giá trên có thay đổi tùy theo chất lượng của bình.
Mền chữa cháy cũng là món hàng mà các gia đình cần mua sắm lỡ khi có cháy. Mền chống cháy được làm bằng sợi cotton, dễ thấm nước, có hai loại kích thước: 2 x 1m hoặc 2 x 1,8m với giá từ 220.000 - 300.000 đồng/cái. Khi phát hiện cháy, phải nhúng mền vào nước rồi chụp lên vật cháy theo cách: hai tay cầm hai góc tấm mền, giơ cao lên phía trước che mặt rồi phủ lên vật cháy.
Khói là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong cho nạn nhân trong các đám cháy, vì đây là nguồn khói độc hại phát ra khi các vật liệu hoá chất bị cháy. Vì lẽ đó, trang bị chiếc mặt nạ phòng khói, nhất là gia đình tại các chung cư là điều cần thiết. Hiện trên thị trường, nhóm hàng mặt nạ có nhiều loại với nhiều nguồn xuất xứ khác nhau: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... với mức giá dao động từ 75.000 đồng/cái (hàng Việt Nam, bán trên Sendo.vn) cho đến 3 triệu đồng (hàng của hãng HoneyWell, Hoa Kỳ). Theo bà Hương, dù có nhiều mức giá khác nhau, nhưng chỉ cần chọn những chiếc mặt nạ có tầm giá từ 350.000 đồng/cái (Hàn Quốc) cho đến 550.000 đồng/cái (Hoa Kỳ) là đủ dùng với thời gian cho phép từ 5 - 7 năm. Khi mua mặt nạ, nên mua loại có hai màng (phin) lọc sẽ có hiệu quả hơn trong việc phòng khí độc khi có đám cháy xảy ra.
Trên thị trường sản phẩm an toàn cho con người khi có hoả hoạn, còn có những vật dụng cần thiết như: thang dây, ba lô thoát hiểm (với mức giá từ 30 - 34 triệu đồng tuỳ theo chiều dài của dây, từ 25 - 80m và có thể chịu đựng được trọng lượng dao động 25 - 130kg), đèn pin, búa thoát hiểm để đập kính...
Chẳng ai mong đợi có cháy để sử dụng những vật dụng chữa cháy, thoát hiểm; nhưng để an toàn và phòng ngừa bất trắc khi có cháy, vẫn phải sắm những vật dụng cần thiết cho ngôi nhà của mình, không riêng gì chung cư, mà cả những căn nhà phố dù trệt hay dăm ba tầng lầu. Phải mua vài món cần thiết thôi, hẹn đến cuối tuần vậy!
Theo bài, ảnh Song Minh (Thế giới tiếp thị)
Bật cười bức thư của anh lính cứu hỏa hướng dẫn cách thoát hiểm Ngay sau khi đăng tải, bức thư của anh lính cứu hỏa hướng dẫn bạn bè phòng chống cháy nổ và thoát hiểm đã được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Kể từ sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư cao cấp Carina Plaza(Quận 8, TP HCM), rất nhiều người lo sợ và tìm hiểu về kiến thức phòng chống...