“Phía sau cánh cửa”: Còn nhiều nỗi đau
Mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ra đời đã hơn 10 năm nhưng bạo lực vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi với mức độ gia tăng và ngày càng tinh vi, phức tạp. Hơn ai hết, chính những người trong cuộc phải dũng cảm gỡ bỏ chiếc “ mặt nạ hạnh phúc” để đấu tranh bảo vệ cuộc sống bình yên cho mình.
Mặt nạ hạnh phúc
“Tôi yêu anh từ năm 2002 – 2004 thì cưới, học đại học cùng em gái anh tôi, từng chứng kiến anh đánh em gái mình. Thậm chí cô ấy đã khuyên tôi: Anh tớ hay đánh em. Anh tớ không tốt, cậu không nên yêu và can tôi đừng làm đám cưới. Anh học rất giỏi ở Học viện Quân sự khiến tôi cảm phục. Tôi ngộ nhận rằng tình yêu có thể thay đổi tâm tính con người, chồng chỉ đánh em gái chứ không đánh mình nên đã yêu đến cùng và kết hôn.
Đã biết chồng vũ phu mà còn yêu, còn lấy nên giờ chồng đánh ngày, đánh đêm, ghen tuông vô cớ nhưng sợ mang tiếng cả gia đình và ảnh hưởng đến công việc nên tôi câm nín. Tôi đã bao lần phải che đậy, giấu giếm về những vết bầm dập, thâm tím trên người…” – chị N,T.T sinh năm 1980, Tiến sĩ, giảng viên ĐH (Nam Định) chia sẻ.
“Trước khi kết hôn tôi đã biết nhà anh vợ nọ con kia, anh chị em không quan tâm đến nhau nhưng nghĩ mình có thể thay đổi được chồng. Khi yêu, anh đã đánh chửi tôi rồi quay ra xin lỗi, âu yếm. Tính anh không để bụng, không chấp vặt nên tôi nghĩ: Thôi cứ dần dần rồi thay đổi anh. Nhưng rồi mọi việc không như vậy. Các con tôi thường xuyên phải chứng kiến cảnh bạo lực tình dục của anh đối với tôi.
Con trai lớn có lần phản ứng gay gắt: “Bố làm thế mà được à?”, anh ấy trả lời: “Vợ tao thì tao được ngủ”. Thậm chí có lần chồng đòi quan hệ, tôi không đồng ý, anh lột trần tôi ra rồi bật đèn lên bất chấp sự có mặt của con.
Tôi bảo: Anh không thấy con anh đang nhìn à? Anh nói: Tao đẻ ra nó thì nó nhìn có làm sao…” – chị M.T. H 48 tuổi, kinh doanh (Đông Anh – Hà Nội) kể trong nước mắt đau đớn.
Đó chỉ là một vài câu chuyện ẩn khuất của tảng băng chìm nhức nhối về vấn đề BLGĐ hiện nay. Theo số liệu mà Bảo tàng Phụ nữ VN đưa ra, trung bình một năm cả nước xảy ra 31.599 vụ BLGĐ. Riêng năm 2012 xảy ra tới 50.766 vụ, gấp hơn 1,5 lần con số bình quân hàng năm. Trong đó, 14.017 trường hợp bị BLGĐ là người cao tuổi, 17.586 là trẻ em.
Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao, từ 1/7/2008 – 30/9/2017, trong số 1.220.163 vụ ly hôn tòa đã giải quyết, có 1.050.687 vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình.
Phá bỏ sự im lặng
Video đang HOT
Các không gian trưng bày sắp đặt mang chủ đề bạo lực gia đình.
Trong những năm qua, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức 3 cuộc triển lãm về chủ đề BLGĐ. Chúng tôi vừa khai mạc triển lãm “ Phía sau cánh cửa” để đưa ra cho công chúng cái nhìn đáng suy ngẫm từ những câu chuyện đau lòng về BLGĐ nhằm gửi đi thông điệp “Hãy nói ra, phá bỏ sự im lặng, khi bạo lực diễn ra một lần nó sẽ tiếp tục diễn ra”.
Chính nhận thức sai lầm coi bạo lực là chuyện riêng của mỗi gia đình là chuyện “xấu chàng hổ ai”, vì nỗi sợ “ vạch áo cho người xem lưng” nên nhiều nạn nhân không dám lên tiếng tố cáo khiến bạo lực vẫn không ngừng gia tăng…”, bà Nguyễn Hải Vân – Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhận xét.
Thực trạng “mất kiểm soát” số liệu thống kê về BLGĐ hiện nay chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật liên quan đến công tác gia đình của một bộ phận người dân chưa cao. Đồng thời do tâm lý e ngại, giữ thể diện của bản thân và gia đình nên khi có BLGĐ đa phần nạn nhân là phụ nữ thường chịu đựng chứ không tố giác với chính quyền.
Chị Phương Hoa, thành viên của nhóm nghiên cứu thực hiện triển lãm “Phía sau cánh cửa” cho biết: Điều khiến tôi ngạc nhiên, không phải chỉ những gia đình nghèo, đông con, vùng khó khăn, dân trí thấp dẫn đến mâu thuẫn, BLGĐ mà giờ đây tình trạng này xảy ra ở nhiều gia đình trí thức, nguyên nhân thì muôn hình vạn trạng.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã nghiên cứu hơn 60 trường hợp bị bạo lực gia đình, trong đó một nửa là các ca được cung cấp từ “Ngôi nhà bình yên” của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội LHPN Việt Nam. Hơn 60 trường hợp chúng tôi tiếp cận, nạn nhân đa phần là phụ nữ.
Số nạn nhân BLGĐ bị bạo lực từ chồng chiếm tỉ lệ cao, bị bạo lực nhiều năm do im lặng chịu đựng. Nạn nhân bị bạo lực ở thế hệ 8X, 9X chiếm 61%; đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, thạc sĩ chiếm 85%. Trong đó, hình thức bạo lực thể chất chiếm 98%, bạo lực tinh thần chiếm 100%, bạo lực tình dục chiếm 31%.
Thế nhưng, trong số 60 “người trong cuộc” chỉ có 20 nạn nhân đồng ý chia sẻ câu chuyện của mình, thậm chí có người đồng ý nhưng sau đó lại từ chối không tham gia. Trong số 20 nạn nhân đồng ý chia sẻ thì chỉ có 7 người cho ghi âm, chụp ảnh và cho phép nhóm nghiên cứu sử dụng thông tin nhưng yêu cầu xử lý hình ảnh và giữ bí mật danh tính.
Chị Phương Hoa nhấn mạnh: Lý do chính là họ sợ các câu chuyện công khai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và con cái của mình, của chồng mình-dù đó cũng là “thủ phạm” khiến cuộc sống của họ điêu đứng. Đây là rào cản, là trở lực ẩn sâu phía dưới tảng băng, là mối nguy hiểm tiềm tàng khó mà lấp đầy khoảng trống bình đẳng giới.
Nhiều vụ việc BLGĐ được trình báo đã không được quan tâm giải quyết rốt ráo. Các quy định pháp luật còn những “kẽ hở” khiến nhiều nạn nhân của BLGĐ chưa thật sự tin tưởng vào sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Tình trạng che giấu hành vi vi phạm luật thường xuyên diễn ra khiến cho việc can thiệp chấm dứt bạo lực và hỗ trợ nạn nhân trở nên khó khăn. Tình cảnh bị BLGĐ thường xuyên suốt thời gian dài khiến chị N.T.T và M.T.H kiệt quệ về thể lực lẫn tinh thần, đến khi hậu quả đặc biệt nghiêm trọng họ mới báo chính quyền địa phương.
Họ chỉ là hai trong số hơn một nghìn nạn nhân đã kêu cứu và được hỗ trợ tạm lánh trong “Ngôi nhà bình yên” của Hội LHPN Việt Nam.
Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Trưởng ban GD&XH – Hội LHPNVN: Bạo lực giữa chồng và vợ xảy ra, phần lớn do người đàn ông nhận thức sai lầm về vị trí, vai trò của mình trong gia đình, cho rằng mình có quyền phán xét, giáo dục vợ.
Nếu làm trái ý chồng hoặc không thực hiện theo mệnh lệnh, người vợ có thể bị mắng chửi, đánh đập. Về phía mình, người phụ nữ cũng không xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của bản thân đối với chồng, gia đình nhà chồng, tự hạ thấp giá trị mà không biết vận dụng quyền dân chủ của mình.
Lý do căn bản nhất là do họ thiếu kiến thức về bình đẳng giới, nhận thức sai lệch về “một điều nhịn là chín điều lành”. Các hình thức bạo lực ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. BLGĐ “dữ dội, ồn ào” ở các gia đình có mức sống bình dân và “âm thầm, lặng lẽ” trong các gia đình trí thức.
“BLGĐ không còn là gánh nặng của mỗi gia đình mà trở thành vấn đề nhức nhối cản trở sự phát triển của xã hội. Nỗi đau sẽ bị nhân lên chính bởi sự im lặng của những người trong cuộc, cũng như của nhiều người trong xã hội.
Giới và bình đẳng giới thực chất là gì khi chúng ta đứng lên kêu gọi nhưng chính người phụ nữ không dám, chưa dám lên tiếng để bảo vệ chính cuộc sống của mình?”, bà Tuyết Mai nêu câu hỏi.
Theo giaoducthoidai.vn
Nữ thư ký xinh đẹp trắng tay vì say tình... soái ca "đào mỏ"
Tấm card visit trong tay tôi trở nên vô dụng vì khi tôi tìm đến thì đó là địa chỉ ma, số điện thoại của Trung lại luôn báo ngoài vùng phủ sóng.Tôi thất vọng, xấu hổ vì để trai trẻ lừa mất cả tiền lẫn tình một cách quá đắng cay.
Hình ảnh minh họa
Tôi may mắn được thừa hưởng vóc dáng cao ráo , nước da trắng và những nét ưa nhìn của khuôn mặt mẹ, đồng thời ông trời lại ưu ái cho tôi có trí tuệ thông minh, tính kiên trì, đam mê chinh phục kiến thức của bố, nên không khó để tôi trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý, sự ngưỡng mộ đến từ phần đông sinh viên nam của trường Đại học.
Tuy vậy tôi biết khéo léo từ chối các lời tỏ tình từ ngại ngùng đến bạo dạn của các nam sinh trong trường để sau khi tốt nghiệp tôi lại có thêm tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc tế ở nước ngoài.
Trở về thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên, tôi dễ dàng có được việc làm ưng ý ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài với chức danh thư ký giám đốc. Sếp tôi là một người đàn ông lớn tuổi, ông luôn xuất hiện ở công ty với vẻ ngoài chỉn chu, lịch lãm, sang trọng. Ông chú tâm vào việc đánh giá cấp dưới qua thành quả cống hiến cho công ty và hơi quan cách trong giao tiếp nên tôi ngoài cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình để hàng tháng có lương, có thưởng, tôi thường nhanh chóng rời văn phòng để thư giãn ở một cửa hàng ăn nhanh, một quán cafe nhạc sống hay đi shopping với mấy cô bạn.
Thỉnh thoảng ngày nghỉ khi biết không có việc gì đột xuất, tôi lại khóa căn hộ của mình để về thăm bố mẹ, thăm gia đình anh trai ở cách tôi hơn chục cây số. Cuộc sống bình yên của tôi cứ thế trôi qua cho đến khi cô bạn thân nhất của tôi làm lễ thôi nôi cho đứa con gái thứ hai tha thiết mời tôi tới dự, tôi mới giật mình vì cái tuổi "30 đã toan về già" chỉ còn cách tôi chưa đầy một năm nữa. Không thể vô tư khi nhìn quanh mình bạn bè cùng lứa đã tay bồng tay dắt mà mình vẫn sớm tối đi về lẻ bóng, cô đơn nên tôi quyết định lên kế hoạch dành thời gian để tìm cho mình một bến đỗ bình yên.
Không hiểu do cái tiếng thư kí giám đốc, hay cái tuổi không còn xuân nữa của tôi mà khi có cảm tình với một đối tượng nào đó, tôi chủ động đặt vấn đề tiến xa hơn nữa, họ đều tế nhị đề nghị tôi hãy dừng lại ở mức bạn bè, chia sẻ vui, buồn cùng nhau thậm chí có mối còn biến mất tăm sau khi biết công việc của tôi phải kề cận bên sếp bất cứ khi nào sếp cần.
Tưởng cơ hội có người yêu thương vụt mất dần theo năm tháng, không ngờ trong chuyến công tác tháp tùng sếp phó ra nước ngoài kí hợp đồng kinh tế, tôi tìm được một nửa kia của mình... Chàng trai tên Trung, Trung hớp hồn tôi với vẻ ngoài chuẩn men, hành động lịch lãm, ga lăng khi Trung nhiệt tình giúp tôi thu xếp tư trang gọn gàng chuẩn bị cho một chuyến bay dài.
Trung còn làm tôi ngưỡng mộ vì khả năng tiếng Anh lưu loát như người nước ngoài. Ra khỏi sân bay Trung một lần nữa giúp tôi đưa hành lí của mình và sếp phó lên xe rồi mới xin phép về khách sạn sau khi đưa cho tôi tấm card visit của Trung, trên đó ghi anh là kiến trúc sư làm cho một công ty cùng thành phố với tôi.
Tôi về Việt Nam trước Trung một tuần, sau khi Trung về anh đã chủ động đến công ty để tìm tôi. Chúng tôi trở nên thân thiết sau những buổi cafe tâm sự, đến lúc tình trong như đã tôi mới biết mình hơn Trung 3 tuổi. Tuy vậy chưa bao giờ Trung để tôi phải nghi ngờ, thất vọng về trách nhiệm làm bờ vai cho người phụ nữ của mình.
Trung thương yêu, chiều chuộng tôi hết lòng, tình cảm của Trung nồng nàn, chân thành đến mức tôi tự nguyện đón Trung về căn hộ của mình dù chúng tôi chưa kết hôn. Nghĩ trước sau gì cũng là của nhau, nên tôi không tiếc gì từ chuyện tế nhị ái ân, chuyện mua xe ô tô đến lấp đầy tài khoản của tình trẻ khi anh thủ thỉ với tôi rằng anh đang kẹt tiền.
Cách đây nửa tháng Trung nói anh về quê sửa sang lại nhà cửa để cuối năm tổ chức đám cưới đón tôi về. Nhìn thái độ của Trung, tôi biết anh cần gì, nên tôi vét sạch tiền tiết kiệm dành dụm bấy lâu đưa cho Trung để rồi Trung một đi không trở lại. Tấm card visit trong tay tôi trở nên vô dụng vì khi tôi tìm đến thì đó là địa chỉ ma, số điện thoại của Trung lại luôn báo ngoài vùng phủ sóng khi tôi gọi. Tôi thất vọng, xấu hổ khi tưởng mình khôn mà hóa dại, vì để trai trẻ lừa mất cả tiền lẫn tình một cách quá đắng cay.
Theo dantri.com.vn
Mở lòng và yêu người đến sau Có lẽ tôi đã sai khi cứ nhớ về quá khứ, làm sao để kéo Linh trở lại bên tôi khi chính em là người muốn buông tay trước. Tình yêu luôn rất dễ dàng để kết thúc nhưng thật khó để bắt đầu. Yêu một người làm gì có lỗi chỉ là nên tha thứ và từ bỏ. Đã từng nghĩ rằng...