Phí và lệ phí nên theo hướng “ai hưởng người đó trả tiền”
Việc sửa đổi chính sách phí và lệ phí sẽ hướng đến thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ, giảm bao cấp nhà nước và đảm bảo công bằng.
Sáng 10/9, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Một số vấn đề trong dự thảo Luật phí và lệ phí”. Hội thảo nhằm đóng góp, bổ sung vào Dự thảo Luật phí và lệ phí dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sắp tới.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, tình trạng lạm thu phí đang tồn tại ở nhiều địa phương, các doanh nghiệp phải chịu nhiều khoản phí với tình trạng “phí chồng lên phí”. Do đó, cần thiết phải nâng từ pháp lệnh phí, lệ phí lên Luật nhằm thể hiện tính pháp lý cao hơn, công khai, minh bạch hơn; đảm bảo sự đồng bộ của chính sách, pháp luật cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của dân cư.
Nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo Luật phí và lệ phí nên đi theo hướng “ai hưởng người đó trả tiền”.
Video đang HOT
Dự thảo Luật phí, lệ phí đề xuất danh mục phí gồm 51 khoản: 36 khoản kế thừa, bổ sung thêm 15 khoản; danh mục lệ phí gồm 39 khoản kế thừa 30 khoản, bổ sung 9 khoản. Trong đó một số loại phí và lệ phí được loại bỏ là học phí, viện phí, phí qua đò, phí qua phà, phí dẫn đường, phí kiểm định phương tiện vận tải, phí đường bộ qua trạm thu BOT… Về số lượng, dự thảo luật mới đang được Quốc hội cho ý kiến và chuẩn bị thông qua giảm 22 khoản phí và 3 khoản lệ phí.
Đa số các đại biểu khẳng định sự cần thiết trong sửa đổi chính sách phí, lệ phí, việc chuyển đổi này hướng đến thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ, giảm bao cấp nhà nước, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập theo hướng “ai hưởng người đó trả tiền”. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật phí và lệ phí sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý đầy đủ, khắc phục tình trạng tùy tiện, tự phát trong tổ chức thu phí, lệ phí…
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật phí và lệ phí, ông Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính cho rằng, nên bỏ khỏi danh mục khoản lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất vì đã có lệ phí trước bạ. Việc bỏ khoản lệ phí này sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và dân cư.
Tuy nhiên, nên giữ lại học phí bậc học phổ thông trong danh mục phí. Điều này sẽ đảm bảo quyền được học hành của trẻ em, thúc đẩy phổ cập giáo dục phổ thông, đảm bảo an sinh xã hội; nên bổ sung lệ phí quản lý kinh doanh thay thế cho thuế môn bài để đảm bảo phản ánh đúng bản chất khoản thu.
“Pháp lệnh hiện nay cũng như trong Dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện thêm, đặc biệt là phải cân nhắc các danh mục phí, lệ phí cần phải tiếp tục rà soát, những khoảng nào trùng lặp thì phải loại bỏ bớt.
Quốc hội nên cụ thể hóa danh mục, quy định luôn chi tiết các khoản phí lệ phí, không nên quy định theo các loại phí, lệ phí còn lại sẽ quy định bởi Chính phủ và HĐND cấp Tỉnh, làm như vậy đảm bảo tính minh bạch, tránh tình trạng tùy tiện và lạm thu./.
Theo_VOV
Phải hài hòa lợi ích
Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức vô cùng lớn về huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Tính toán của Bộ GTVT cho thấy, nhu cầu đầu tư công giai đoạn 2015-2020 trong lĩnh vực GTVT cần những khoản tiền khổng lồ.
Cụ thể, năm 2015, nhu cầu vốn đầu tư công cần khoảng 70.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực đường bộ chiếm hơn 65.000 tỷ đồng. Thế nên, xã hội hóa là lối đi tất yếu để có nguồn vốn trang trải cho các dự án hạ tầng. Tuy nhiên, làm thế nào để xã hội hóa phát huy được những mặt tích cực, không làm gia tăng gánh nặng thuế, phí là bài toán không đơn giản.
Có thể nói, Bộ GT-VT đã đi tiên phong trong công tác xã hội hóa các dự án công trình giao thông.
Song, bên cạnh những mặt tích cực, các dự án xã hội hóa cũng gây ra nhiều điều tiếng. Chẳng hạn, tổng số tiền đầu tư của các nhà thầu dự án BOT trên quốc lộ 1A đã được một đại biểu Quốc hội "mổ xẻ" thấu đáo: Tư nhân chỉ đầu tư 35.000 tỷ đồng để làm dự án BOT, một số tiền không lớn so với cả tuyến quốc lộ. Vậy mà quốc lộ 1A bị "chặt" thành nhiều đoạn để thu phí là quá vô lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, đi đâu cũng thấy người dân kêu về gánh nặng phí từ các dự án BOT. Dân nói phí chồng phí là có cơ sở. Đó là chưa kể nhiều công trình BOT vừa mới khánh thành đã có vấn đề về chất lượng, phải sửa chữa, doanh thu thực tế không đạt như dự kiến.
Từ thực tế một số dự án BOT hiện nay đang gây bức xúc dư luận, giới doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, xã hội hóa, tư nhân hóa dự án giao thông không chỉ là lối ra duy nhất. Chúng ta phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, chớ nên quá sa đà. Đặc biệt là việc bán sân bay, bến cảng cho các nhà đầu tư tư nhân dưới danh nghĩa nhượng quyền. Xã hội hóa, tư nhân hóa các dự án BOT về giao thông, cơ sở hạ tầng vẫn được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi.
Song, điều đó không có nghĩa Nhà nước và người dân phải chịu thiệt trong khi nhà đầu tư chỉ chăm chăm thu lợi. Vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông dù từ ngân sách Nhà nước hay xã hội hóa thì cũng là đóng góp của nhân dân. Bộ GTVT cần kiểm soát chặt các nguồn vốn, đảm bảo việc sử dụng đồng vốn hiệu quả, tránh lãng phí. Dù là chính sách gì cũng phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân sử dụng, nộp phí.
Theo_An ninh thủ đô
Ông giáo nhờ công an tìm chủ nhân 100 triệu đồng bỏ quên Chờ mãi không thấy ai quay lại nhận túi đồ để quên, ông Kiệt mở ra xem thì thấy xấp tiền và 200 tờ vé số nên vội vã đến công an trình báo. Công an TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, chiều 25/8 cho hay vừa trao giấy khen của UBND thành phố cho ông Nguyễn Tuấn Kiệt (62 tuổi, ngụ phường...