Phi hạt nhân hóa: Từ thâm tình Kim-Trump đến lời đề nghị ‘vàng
Bình Nhưỡng nhìn thấy nhiều lợi ích trong việc trực tiếp thảo luận với tổng thống Mỹ hơn là tham gia cuộc đối thoại cấp chuyên viên.
Hôm 5-10, các nhà đàm phán Mỹ và CHDCND Triều Tiên bắt đầu cuộc đối thoại cấp chuyên viên tại Stockholm, Thụy Điển. Hai bên trao đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Triều Tiên đã ngừng các cuộc đàm phán với Mỹ ngay sau khi họ bắt đầu gặp nhau, theo hãng tin Reuters.
Triều Tiên thích ông Trump hơn
Cuộc gặp gỡ tại Stockholm là cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa Washington và Bình Nhưỡng kể từ sau thượng đỉnh Hà Nội hồi tháng 2-2019. Hai bên tập trung vào các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến bộ trong thực thi thỏa thuận được Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore năm ngoái.
Bà Jenny Town, biên tập viên cấp cao của trang 38 North đánh giá kết quả từ những cuộc đàm phán có vẻ không hứa hẹn. Việc Nhà Trắng loại bỏ Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cũng chỉ giúp Washington linh hoạt hơn trong việc tạo dựng những bước ban đầu. “Hơn nữa, hai quốc gia dường như vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung và khoảng cách giữa cơ sở đàm phán của hai bên vẫn chưa được thu hẹp” – bà Town nhận định.
Theo cựu quan chức Lầu Năm Góc Van Jackson, chính sách ngoại giao cá nhân của ông Trump đã phá hủy các cuộc đàm phán hạt nhân. Từ quan điểm của Triều Tiên, họ thấy sẽ không đạt được điều gì từ cuộc đối thoại cấp chuyên viên và không có ý định tham gia vào các cuộc đàm phán này vì họ nhìn ra nhiều lợi ích hơn nếu trực tiếp thảo luận với Tổng thống Trump, ông Jackson phát biểu trên tờ South China Morning Post.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
Mỹ sắp tung ra đề nghị “vàng”?
Cựu GS nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh Zhang Liangui lưu ý rằng Triều Tiên mới đây chỉ thử một tên lửa đạn đạo tầm ngắn và không thể đánh vào lục địa Mỹ. “Ông Kim đã rất cẩn trọng trong việc xử lý các mối quan hệ ngoại giao với Washington kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với ông Trump” – ông Zhang Liangui cho biết.
Ông Trump cho biết ông không thấy có vấn đề gì với hàng loạt những lần thử tên lửa của Triều Tiên và khẳng định mối quan hệ cá nhân của ông với nhà lãnh đạo Kim vẫn rất tốt. Trên tờ tạp chí Time, các quan chức Mỹ dự đoán ông Trump có thể đưa ra một đề nghị có lợi cho Bình Nhưỡng để đổi lấy lệnh dỡ bỏ chương trình hạt nhân của nước này.
Theo đó, người đứng đầu Nhà Trắng có thể đề nghị ba năm đình chỉ lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc với xuất khẩu dệt và than nếu ông Kim đồng ý dỡ bỏ cơ sở hạt nhân chính ở Yongbyon và ngừng sản xuất uranium. Nếu Liên Hiệp Quốc không sẵn sàng với đề nghị này, Mỹ có thể tạm ngừng các lệnh trừng phạt đó, nguồn tin của Time cho biết.
Đại diện Washington tuyên bố rằng họ đã chấp nhận lời mời của Thụy Điển về việc sẽ quay trở lại nước này để tiếp tục cuộc thảo luận với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, cơ hội để đạt được một thỏa thuận phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều có vẻ khá mỏng manh khi cả hai bên hiện nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Sức ép từ liên minh Trung-Triều
Bình Nhưỡng cũng đang chuẩn bị cho một chuyến thăm có thể xảy ra của ông Kim đến một thành phố biên giới Trung Quốc (TQ). Theo tờ Dong-A Ilbo của Hàn Quốc, Triều Tiên đã cử một nhóm quan chức đến Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh tuần trước để chuẩn bị cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim. Điều này có vẻ không quá xa lạ vì Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và ông Kim đã gặp nhau năm lần từ hồi tháng 3-2018, tờ The Guardian cho hay.
“Ông Kim thực hiện những chuyến thăm này để dùng Bắc Kinh như một phương tiện trong việc đương đầu với Washington, để chứng tỏ rằng Bình Nhưỡng cũng có sự hỗ trợ của Bắc Kinh” – theo GS Zhang Liangui. “Tuy nhiên, TQ sẽ không hỗ trợ tất cả những gì Triều Tiên mong muốn vì Bắc Kinh và Washington đã đạt được sự đồng thuận trong việc xây dựng một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân cho lợi ích chung của cả hai cường quốc” – ông Zhang nói.
HÀ MINH THU
Theo PLO
Liên minh do Arab Saudi dẫn đầu khởi động chiến dịch quân sự ở Yemen
Theo Reuters, Liên minh Ả Rập do Arab Saudi dân đâu khởi động chiến dịch quân sự ở Yemen.
Đoàn xe quân sự của Arab Saudi.
Cơ quan này cho biết, liên minh cũng yêu cầu thường dân tránh xa các khu vực mục tiêu mà hoạt động này nhằm vào.
Cuộc xung đột chính trị-quân sự ở Yemen giữa quân chính chính phủ và phiến quân Hussite bắt nguồn từ phong trào Shiite Ansar Alla xuất hiện năm 2014.
Kể từ tháng 3 năm 2015, liên minh quân sự của các quốc gia Ả Rập do Arab Saudi dân đâu đã đứng về phía quân đôi chính phủ.
Vào tháng 12 năm 2018, được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc tại Stockholm, các bên tham gia xung đột ở Yemen đã gặp nhau lần đầu tiên tại bàn đàm phán.
Họ đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng, đặc biệt là về việc trao đổi tù nhân, lệnh ngừng bắn ở thành phố cảng Hodeida ơ Biển Đỏ và việc Hussite chuyển giao thành phố này cho Liên Hợp Quốc kiểm soát.
Thạch Bình (theo Sputnik)
Theo baogiaothong
Ngoại trưởng Thụy Điển từ chức vì muốn dành nhiều thời gian cho gia đình Ngày 6/9, Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom thông báo quyết định từ chức. Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrm trong cuộc họp báo tại Rimbo, phía bắc Stockholm ngày 13/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN Trên trang mạng xã hội Twitter, bà Wallstrom chia sẻ lý do cho quyết định này là vì bà muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Bà cho...